TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH NỢ CÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2023
Đỗ Văn Tính
Các chỉ tiêu nợ công giai đoạn 2021-2023
Theo Bản tin nợ công Số 17 của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), dư nợ công của Việt Nam đến cuối tháng 6/2023 đạt khoảng 3,7 triệu tỷ đồng; tương ứng mức tăng 92 nghìn tỷ so với cuối năm 2022; tăng41 nghìn tỷ so với cuối năm 2021.
Dư nợ công giai đoạn 2021-6/2023
Chỉ tiêu (tỷ NVD) |
2021 |
2022 |
6/2023 |
Nợ Chính phủ |
3284107.17 |
3248468.46 |
3358098.36 |
Nợ Chính phủ bảo lãnh |
320342.64 |
297962.32 |
279908.39 |
Nợ Chính quyền địa phương |
47314.2 |
53303.9 |
54687.55 |
Tổng dư nợ công |
3651764.01 |
3599734.68 |
3692694.30 |
(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài Chính)
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2021-2023, tỷ lệ nợ công trên GDP có xu hướng giảm qua từng năm, từ mức 42,7% cuối năm 2021 đến khoảng 37% giữa năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức trần 60% Quốc hội đề ra. Trong đó, nợ Chínhphủ giảm xuống còn khoảng 36% so với 38,7% năm 2021, thấp hơn nhiều so với trần 50%. Trên bình diện quốc tế, mức dư nợ này thấp hơn nhiều so với mức trung bình năm 2023 của các quốc gia có mức xếp hạng tín nhiệm BB là 52,8% GDP và BBB là 54,9% GDP, trong khi mức tín nhiệm của Việt Nam còn thấp hơn 1 bậc so với mức tín nhiệm BBB.
Nợ nước ngoài đang giảm dần trong cơ cấu vay của Chính phủ. Danh mục nợ nước ngoài hiện hành chủ yếu vẫn là các khoản vay kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi. Điều này góp phần tăng tính bền vững nợ trước biến động tỷ giá của các ngoại tệ mạnh trên toàn cầu. Việc Tổ chức Xếp hạng Tín nhiệm Fitch nâng hạng Việt Nam từ mức BB lên mức BB+ vào tháng 12/2023 sau khi Tổ chức Moody’s và S&P nâng hạng Việt Nam từ Ba3 lên Ba2 và BB lên BB+trong năm 2022 đều có dấu ấn từ kết quả củng cố tài khóa và kiểm soát nợ công.
Các chỉ tiêu về nợ công so với GDP Thời kỳ báo cáo: 2021-6/2022
Chỉ tiêu (%) |
2021 |
2022 |
6/2023 |
1.Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân GDP |
42,7 % |
37,4 % |
37 % |
a. Nợ Chính phủ so với GDP |
38,7 % |
34,2 % |
36 % |
b. Nợ Chính phủ bảo lãnh so với GDP |
3,8 % |
3,1 % |
3 % |
c. Nợ Chính quyền địa phương so với GDP |
0,6 % |
0,6 % |
0,6 % |
2. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngânsách nhà nước (NSNN) |
21,5 % |
15,7 % |
17.4 % |
(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài Chính)
Tình hình vay và trả nợ của Chính phủ
Tính đến hết tháng 6/2023, dư nợ của Chính phủ ở mức 3,36 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 110 nghìn tỷ so với thời điểmcuối năm 2022; tương ứng tăng 74 nghìn tỷ tính từ 2021.
Trong đó, nợ nước ngoài tính đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 983 nghìn tỷ đồng (tăng 9 nghìn tỷ so với cuối năm 2022). Sau suốt 2 năm duy trì đà giảm, nợ vay nước ngoài có dấu hiệu tăng nhẹ nhưng thấp hơn đáng kể so với mức1,076 nghìn tỷ đồng năm 2021 (mức đỉnh trước đó là 1,136 nghìn tỷ năm 2020).
Cũng theo số liệu từ Bộ Tài chính, nợ vay trong nước tiếp tục chiếm thế áp đảo, tăng đều từ mức 2,207 nghìn tỷ đồng năm 2021 lên đến hơn 2,374 nghìn tỷ đồng (tăng 167 nghìn tỷ đồng) so với cuối năm 2021, chiếm khoảng70% dư nợ Chính phủ. Nợ trong nước chủ yếu là Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn phát hành dài, giảm thiểu rủi rovay đảo nợ. Kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu Chính phủ dự kiến năm 2023 khoảng 12,4-12,5 năm. Điều này đảm bảo mục tiêu kỳ hạn vay từ 9-11 năm theo Nghị quyết của Quốc hội số 23/2021/QH15 về Kế hoạch Tài chính Quốc gia và Vay trả Nợ công 5 năm (giai đoạn 2021-2025). Trong năm qua, lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ được điều hành thận trọng, đảm bảo phối hợp hài hòa với điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, lãi suất phát hànhbình quân cả danh mục trái phiếu Chính phủ dự kiến năm 2023 khoảng 3,3%/năm, giảm 0,18 điểm phần trăm sovới năm 2022 trong bối cảnh lãi suất toàn cầu vẫn duy trì xu hướng tăng.
Trong giai đoạn này, các khoản vay trong nước của Chính phủ có xu hướng tăng qua từng năm, chiếm vai trò chủ đạo, ngược lại, dư nợ vay nước ngoài của Chính phủ đã giảm đáng kể, tưng ứng 93 nghìn tỷ đồng, giúp giảm rủi ro về tỷ giá, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia.
Vay và trả nợ của Chính phủ
Thời kỳ báo cáo: 2019 – 6/2023 (Triệu USD, tỷ VND)
|
2021 |
2022 |
6/2023 |
|||
USD |
VND |
USD |
VND |
USD |
VND |
|
DƯ NỢ |
142.009,30 |
3.284.107,17 |
137.176,15 |
3.248.468,46 |
141.931,46 |
3.358.098,36 |
Nợ nước ngoài |
46.552,13 |
1.076.564,56 |
41.171,97 |
974.993,41 |
41.570,46 |
983.556,99 |
Nợ trong nước |
95.457,17 |
2.207.542,61 |
96.004,18 |
2.273.475,05 |
100.361,01 |
2.374.541,37 |
RÚT VỐN TRONG KỲ |
19.561,23 |
452.901,24 |
11.197,00 |
260.246,27 |
8.900,78 |
211.107,12 |
Nợ nước ngoài |
1.933,36 |
44.688,24 |
1.954,23 |
45.524,27 |
659,30 |
16.369,15 |
Nợ trong nước |
17.627,87 |
408.213,00 |
9.242,78 |
214.722,00 |
8.241,48 |
194.737,97 |
TỔNGTRẢNỢTRONGKỲ |
15.942,20 |
369.170,14 |
13.614,93 |
316.305,61 |
7.645,62 |
180.663,77 |
Nợ nước ngoài |
3.156,35 |
73.084,91 |
3.412,18 |
79.282,16 |
1.702,74 |
40.239,50 |
Nợ trong nước |
12.785,85 |
296.085,23 |
10.202,75 |
237.023,45 |
5.942,88 |
140.424,27 |
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
Tổng trả nợ gốc trongkỳ |
11.301,31 |
261.698,83 |
9.219,39 |
214.183,91 |
5.294,76 |
125.114,42 |
Nợ nước ngoài |
2.529,21 |
58.561,07 |
2.790,81 |
64.839,41 |
1.331,38 |
31.463,78 |
Nợ trong nước |
8.772,10 |
203.137,76 |
6.428,58 |
149.344,50 |
3.963,38 |
93.650,64 |
Tổng trả lãi và phítrong kỳ |
4.640,90 |
107.471,32 |
4.395,54 |
102.121,70 |
2.350,87 |
55.549,36 |
Nợ nước ngoài |
627,15 |
14.523,84 |
621,37 |
14.442,75 |
371,37 |
8.775,73 |
Nợ trong nước |
4.013,75 |
92.947,48 |
3.774,17 |
87.678,95 |
1.979,50 |
46.773,63 |
(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài Chính)
Riêng về số nợ trả nửa đầu năm 2023 đạt khoảng 180 nghìn tỷ đồng, bao gồm 125 nghìn tỷ để trả nợ gốc và hơn 55nghìn tỷ để trả lãi và phí.Phân theo từng bên cho vay, chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam vẫn là Nhật Bản với trên 264 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Hàn Quốc, Pháp và Đức lần lượt cho vay hơn 29 nghìn tỷ, 27,5 nghìn tỷ và 14 nghìn tỷ đồng.
Tính theo đối tác đa phương, Ngân hàng Thế giới (WB) đứng đầu danh sách chủ nợ với gần 350 nghìn tỷ, tiếp đến là Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) với gần 183 nghìn tỷ.
Về hiệu quả sử dụng vốn vay, nhiều ý kiến cho rằng giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, giải ngân nguồn vốn nước ngoài vẫn ì ạch, trong khi đó, ngân sách phải đi vay để bù đắp bội chi và phải chịu lãi suất, trả phí cam kết, điều này cho thấy tình trạng lãng phí nguồn lực. Do đó, cần xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế kéo dài, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay.
Nợ nước ngoài của Chính phủ phân theo từng bên cho vay Thời kỳ báo cáo: 2021 – 6/2023 (Triệu USD, tỷ VND)
|
2021 |
2022 |
6/2023 |
|||
USD |
VND |
USD |
VND |
USD |
VND |
|
TỔNG CỘNG |
46.552,13 |
1.076.564,56 |
41.171,97 |
974.993,41 |
41.570,46 |
983.556,99 |
CÁC CHỦ NỢCHÍNH THỨC |
45.427,96 |
1.050.567,00 |
40.052,54 |
948.484,27 |
40.453,40 |
957.127,47 |
SONG PHƯƠNG |
20.674,38 |
478.115,77 |
16.863,14 |
399.336,06 |
17.413,80 |
412.010,61 |
Nhật Bản |
13.677,87 |
316.314,41 |
10.655,41 |
252.330,67 |
11.166,54 |
264.200,34 |
Hàn Quốc |
1.388,98 |
32.121,46 |
1.162,87 |
27.537,98 |
1.245,62 |
29.471,46 |
Pháp |
1.301,39 |
30.096,05 |
1.128,10 |
26.714,49 |
1.168,45 |
27.645,48 |
Đức |
620,49 |
14.349,36 |
557,09 |
13.192,55 |
591,18 |
13.987,29 |
Các quốc gia khác |
3.685,66 |
85.234,49 |
3.359,67 |
79.560,37 |
3.242,01 |
76.706,04 |
ĐA PHƯƠNG |
24.753,58 |
572.451,23 |
23.189,40 |
549.148,21 |
23.039,60 |
545.116,87 |
ADB |
8.147,92 |
188.428,91 |
7.683,16 |
181.944,98 |
7.724,38 |
182.758,92 |
WB |
16.023,60 |
370.561,86 |
14.967,10 |
354.436,00 |
14.779,94 |
349.693,36 |
Các tổ chức khác |
582,05 |
13.460,47 |
539,13 |
12.767,23 |
535,27 |
12.664,59 |
CÁC CHỦ NỢ TƯNHÂN |
1.124,17 |
25.997,56 |
1.119,43 |
26.509,14 |
1.117,05 |
26.429,52 |
(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài Chính)
Nợ được Chính phủ bảo lãnh
Tính đến cuối tháng 6/2023 đạt khoảng 280 nghìn tỷ đồng, giảm dần từ qua các năm từ mức 320 nghìn tỷ đồngnăm 2021, tương ứng giảm 40 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nợ nước ngoài khoảng 128,5 nghìn tỷ đồng; nợ trong nước trên 151 nghìn tỷ đồng.
Tổng trả nợ trong kỳ đạt 23,7 nghìn tỷ đồng, gồm 18 nghìn tỷ trả nợ gốc và gần 6 nghìn tỷ trả lãi và phí.
Nợ được Chính phủ bảo lãnh
Thời kỳ báo cáo: 2021 – 6/2023 (Triệu USD, tỷ VND)
|
2021 |
2022 (P) |
6/2023 (P) |
|||
USD |
VND |
USD |
VND |
USD |
VND |
|
DƯ NỢ |
13.852,06 |
320.342,64 |
12.582,33 |
297.962,32 |
11.847,34 |
279.908,39 |
Nợ nước ngoài |
7.289,88 |
168.585,69 |
6.050,52 |
143.282,44 |
5.449,15 |
128.527,25 |
Nợ trong nước |
6.562,18 |
151.756,95 |
6.531,81 |
154.679,88 |
6.398,19 |
151.381,14 |
RÚT VỐN TRONGKỲ |
1.188,87 |
27.537,11 |
815,50 |
18.943,08 |
0,00 |
0,00 |
Nợ nước ngoài |
259,40 |
6.013,11 |
44,99 |
1.043,08 |
0,00 |
0,00 |
Nợ trong nước |
929,47 |
21.524,00 |
770,51 |
17.900,00 |
0,00 |
0,00 |
TỔNG TRẢ NỢ TRONG KỲ |
3.842,71 |
88.976,59 |
2.548,14 |
59.139,40 |
977,71 |
23.701,68 |
Nợ nước ngoài |
1.875,01 |
43.410,08 |
1.570,97 |
36.438,55 |
771,90 |
18.838,49 |
Nợ trong nước |
1.967,70 |
45.566,51 |
977,17 |
22.700,85 |
205,81 |
4.863,19 |
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
Tổng trả nợ gốc trong kỳ |
3.214,18 |
74.422,72 |
1.923,04 |
44.631,38 |
742,29 |
17.936,67 |
Nợ nước ngoài |
1.665,18 |
38.552,16 |
1.275,02 |
29.577,11 |
602,81 |
14.640,82 |
Nợ trong nước |
1.549,00 |
35.870,56 |
648,02 |
15.054,27 |
139,48 |
3.295,85 |
Tổng trả lãi và phítrong kỳ |
628,53 |
14.553,87 |
625,10 |
14.508,02 |
235,42 |
5.765,01 |
Nợ nước ngoài |
209,83 |
4.857,92 |
295,95 |
6.861,44 |
169,09 |
4.197,67 |
Nợ trong nước |
418,70 |
9.695,95 |
329,15 |
7.646,58 |
66,33 |
1.567,34 |
(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài Chính)
Nợ Chính quyền địa phương
Dư nợ của Chính quyền địa phương có xu hướng tăng trở lại so với các năm trước đó, đạt mức 54,7 nghìn tỷ đồng vào giữa năm 2023, tương ứng tăng gần 7,4 nghìn tỷ đồng từ mức 47,3 nghìn tỷ đồng năm 2021.
Tổng trả nợ trong kỳ đạt khoảng 1,1 nghìn tỷ đồng, gồm hơn 764 tỷ đồng trả nợ gốc và khoảng 380 tỷ đồng trả lãivà phí.
Nợ của Chính quyền địaphương
Thời kỳ báo cáo: 2021 – 6/2023 (triệu usd, tỷ vnd)
|
2021 |
2022 (P) |
6/2023 (P) |
|||
USD |
VND |
USD |
VND |
USD |
VND |
|
DƯ NỢ |
2.045,93 |
47.314,20 |
2.250,91 |
53.303,90 |
2.311,39 |
54.687,55 |
SỐ VAY TRONG KỲ |
347,96 |
8.057,87 |
429,46 |
9.976,93 |
90,89 |
2.147,74 |
SỐ TRẢ NỢ TRONG KỲ |
230,87 |
5.346,40 |
185,59 |
4.311,40 |
48,45 |
1.144,82 |
Trong đó Số trả gốc trong kỳ |
173,08 |
4.008,00 |
143,11 |
3.324,63 |
32,34 |
764,10 |
Số trả lãi và phí trong kỳ |
57,80 |
1.338,40 |
42,48 |
986,76 |
16,11 |
380,72 |
(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài Chính)
Trong bối cảnh nợ công toàn cầu cao kỷ lục thì quy mô nợ công Việt Nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát, dưới ngưỡng Quốc hội quy định. Nhờ đó, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và góp phần củng cố dư địa chính sách tàikhóa.
Nợ nước ngoài của quốc gia
Trong giai đoạn 2021-2023, nợ nước ngoài của Việt Nam đã có những thay đổi đáng chú ý. Đến cuối năm 2023, tổng nợ nước ngoài của quốc gia ước đạt khoảng 3,41 triệu tỷ đồng, chiếm 38-39% GDP, không có sự thay đổi lớn so với năm 2021. Trong đó, nợ vay của doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng nợ nước ngoài, tăng mạnh so vớinhững năm trước. Ngược lại, nợ vay của Chính phủ có xu hướng giảm, từ mức 38,7% GDP năm 2021 xuống cònkhoảng 36-37% GDP vào cuối năm 2023.
Tuy nhiên, dù có sự giảm nợ Chính phủ, các vấn đề như tiến độ giải ngân vốn vay nước ngoài vẫn gặp khó khăn. Việc giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn nước ngoài chỉ đạt khoảng 68,8% kế hoạch vào năm 2023, do một số dự án bị chậmtrễ.
Chỉ tiêu |
2021 |
2022 |
6/2023 |
Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP |
38,1 % |
36,1 % |
37 % |
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so vớitổng kim ngạch xuất khẩu hàng và hoá dịch vụ |
6,2 % |
6,9 % |
7.7 % |
(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài Chính)
Nợ nước ngoài của quốc gia
Thời kỳ báo cáo: 2021 – 6/2023 (Triệu USD, tỷ VND)
|
2021 |
2022 |
6/2023 |
|||
USD |
VND |
USD |
VND |
USD |
VND |
|
DƯ NỢ |
139.529,60 |
3.226.761,46 |
144.857,57 |
3.430.372,18 |
144.195,14 |
3.411.656,90 |
Nợ nước ngoài của Chínhphủ Nợ nước ngoài của doanhnghiệp |
46.552,13 92.977,47 |
1.076.564,56 2.150.196,90 |
41.171,97 103.685,60 |
974.993,41 2.455.378,77 |
41.570,46 102.624,68 |
983.556,99 2.428.099,91 |
RÚT VỐN VAY TRONGKỲ |
140.918,89 |
3.263.217,02 |
159.078,78 |
3.695.736,59 |
57.580,91 |
1.361.369,88 |
Vay nước ngoài của Chính phủ Vay nước ngoài củadoanh nghiệp |
1.933,36 138.985,53 |
44.688,24 3.218.528,78 |
1.954,23 157.124,55 |
45.524,27 3.650.212,32 |
659,30 56.921,61 |
16.369,15 1.345.000,73 |
TỔNG TRẢ NỢ TRONGKỲ |
131.617,00 |
3.047.870,30 |
152.054,06 |
3.532.430,73 |
61.563,34 |
1.454.685,65 |
Nợ nước ngoài của Chínhphủ |
3.156,35 |
73.084,91 |
3.412,18 |
79.282,16 |
1.702,74 |
40.239,50 |
Nợ nước ngoài của doanhnghiệp |
128.460,65 |
2.974.785,39 |
148.641,88 |
3.453.148,57 |
59.860,60 |
1.414.446,15 |
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
Tổng trả nợ gốc trong kỳ |
129.642,08 |
3.002.136,75 |
149.196,12 |
3.466.029,41 |
59.315,26 |
1.401.564,93 |
Nợ nước ngoài của Chínhphủ |
2.529,21 |
58.561,07 |
2.790,81 |
64.839,41 |
1.331,38 |
31.463,78 |
Nợ nước ngoài của doanhnghiệp |
127.112,87 |
2.943.575,68 |
146.405,31 |
3.401.190,00 |
57.983,88 |
1.370.101,15 |
Tổng trả nợ lãi và phítrong kỳ |
1.974,93 |
45.733,55 |
2.857,94 |
66.401,32 |
2.248,09 |
53.120,72 |
Nợ nước ngoài của Chínhphủ |
627,15 |
14.523,84 |
621,37 |
14.442,75 |
371,37 |
8.775,73 |
Nợ nước ngoài của doanhnghiệp |
1.347,78 |
31.209,71 |
2.236,57 |
51.958,57 |
1.876,72 |
44.344,99 |
(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài Chính)
Về tình hình nợ nước ngoài của doanh nghiệp, theo số liệu Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, dù nửa đầu năm2023 nợ nước ngoài của doanh nghiệp giảm nhẹ 27 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2022 nhưng tính cả giai đoạn 2021 - 6/2023, nợ nước ngoài của doanh nghiệp vẫn duy trì đà tăng từ các năm trước đó, tương ứng tăng 185 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, nợ vay nước ngoài của Chính phủ lại trong xu hướng giảm, với số nợ tuyệt đối giảm khoảng84 nghìn tỷ tính từ năm 2021 như phân tích nêu trên. Trong cơ cấu nợ nước ngoài của quốc gia, tỷ trọng nợ nướcngoài của doanh nghiệp tăng cao nhất lên 72% cuối năm 2022 so với mức 67% cuối năm 2021, đến giữa năm 2023giảm nhẹ về mức 71%.
Các nguyên cơ bản dẫn đến nợ công và gia tăng nợ công
Chi tiêu công cao hơn nguồn thu. Trong quá trình phát triển nền kinh tế của quốc gia như đầu tư cơ sở hạ tầng, chitiêu an sinh xã hội, y tế, giáo dục, … Nhà nước sẽ có lúc cần đến sự huy động nguồn lực nhiều hơn từ trong và ngoài nước. Hay nói cách khác, khi các khoản thu truyền thống như: thuế, phí, lệ phí… không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu, thì Nhà nước sẽ phải vay nợ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình và sẽ có trách nhiệmchịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó.
Hiệu quả quản lý tài chính. Công tác quản lý nợ công của Việt Nam luôn gặp phải một số khó khăn như việc giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu và tiến độ đề ra, nhất là đối với vốn ODA. Việc tổ chức thực hiện các chương trình dự án về cơ bản đạt mục tiêu đề ra, nhưng có dự án triển khai còn chậm, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện, gây lãng phí tài nguyên và làm tăng chi phí trả nợ. Bên cạnh đó, một số khoản vay không được đầu tưvào các dự án sinh lời hoặc có tác động kinh tế rõ rệt, dẫn đến tăng gánh nặng trả nợ.
Tăng trưởng kinh tế chưa đồng đều. Tăng trưởng kinh tế chậm hoặc không ổn định làm giảm khả năng thu thuế, đặc biệt là từ các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế xuất nhập khẩu. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, hoạt động sản xuất, kinh doanh suy giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút, dẫnđến số tiền thuế thu được từ các nguồn này cũng giảm. Trong khi đó, nhu cầu chi tiêu công vẫn duy trì hoặc thậmchí tăng cao.
Bù đắp thâm hụt ngân sách. Khi kinh tế suy thoái, hoạt động kinh doanh giảm sút, dẫn đến nguồn thu từ thuế bị sụtgiảm, điều này tạo ra áp lực lớn lên ngân sách nhà nước. Đồng thời, Chính phủ thường phải tăng chi tiêu công trongnhững giai đoạn cần kích cầu kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, chi trả phúc lợi xã hội, hoặc ứng phó với thiên tai, dịch bệnh. Những khoản chi lớn này có thể làm gia tăng mức thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, các vấn đề như tham nhũng, quản lý yếu kém, hoặc lãng phí trong sử dụng tài sản công cũng có thể gây thất thoát ngân sách, buộc Chính phủphải vay mượn để bù đắp.
Giai đoạn 2021-2023, dư nợ công Việt Nam có xu hướng giảm từ năm 2021 sang 2022, nhưng đã tăng vượt trở lại trong năm 2023, trong đó nợ Chính phủ cũng tăng giảm đồng bộ. Các nguyên nhân có thểkể đến:
Tác động của đại dịch COVID-19. Trong giai đoạn 2021-2022, nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam, đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính mạnh mẽ để đối phó với tác động kinh tế của đại dịch COVID-19. Các gói hỗ trợ nàycó thể bao gồm các khoản vay từ ngân hàng trung ương, các khoản vay ngoại tệ hoặc các khoản chi tiêu ngân sách để kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi, các khoản vay này có thể đã được thanhtoán, dẫn đến sự giảm nợ công trong giai đoạn này.
Tăng trưởng kinh tế trong năm 2022. Nền kinh tế toàn cầu và trong nước có xu hướng phục hồi mạnh mẽ sau đạidịch, nhờ vào các chiến lược phục hồi kinh tế và mở cửa trở lại. Điều này đã giúp tăng trưởng GDP và cải thiện ngân sách nhà nước, từ đó làm giảm tỷ lệ nợ công so với GDP.
Chính sách tài khóa mở rộng. Để đối phó với những thách thức kinh tế, Chính phủ đã triển khai các chính sách tài khóa mở rộng như tăng chi tiêu công, phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án hạ tầng, khôi phục kinh tế, hoặc hỗ trợ các ngành nghề bị ảnh hưởng trong giai đoạn trước đó dẫn đến việc gia tăng nợ công. Bên cạnh đó, áp lực lạm phát và lãi suất tăng cao trong năm 2023 làm tăng chi phí vay nợ cho Chính phủ. Chính phủ có thể cần phải vay thêm để đối phó với các yếu tố này, dẫn đến sự gia tăng nợ công. Ngoài ra, mặc dù nền kinh tế phần nào đã phục hồi, nhưng việc thu ngân sách không đạt kỳ vọng hoặc các khoản thu không ổn định cũng góp phần gia tăng nợcông khi Chính phủ cần thêm các khoản vay để duy trì hoạt động.
Cũng trong giai đoạn này, nợ Chính quyền địa phương lại có sự thay đổi khác so với nợ Chính phủ khi có xu hướng tăng qua mỗi năm, đặc biệt tăng mạnh nhất vào năm 2022. Trong năm này, nhiều Chính quyền địa phương phải đối mặt với yêu cầu tăng cường chi tiêu để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch. Điều này dẫn đến việc gia tăngnợ trong bối cảnh các khoản vay ngắn hạn và dài hạn được sử dụng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, và các chương trình an sinh xã hội. Chính phủ cũng đã ban hành một số chính sách để thúc đẩy đầu tư công, bao gồm việc phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương và vay vốn từ các ngân hàng, điều này đã làm tăng thêmmức độ nợ công của Chính quyền địa phương.
Việc tăng cường các dự án hạ tầng lớn, từ các dự án giao thông, nhà ở, đến các công trình cơ sở hạ tầng xã hội nhưtrường học, bệnh viện là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng nợ Chính quyền địa phương. Những dự án nàyyêu cầu nguồn vốn lớn và việc vay mượn để hoàn thành các dự án trở nên cần thiết.
Mặc dù có sự phục hồi kinh tế vào cuối năm 2022, nhưng thu ngân sách của các Chính quyền địa phương chưa thể hồi phục nhanh chóng như mong đợi. Do đó, việc phải phụ thuộc vào vay mượn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu là điều không tránh khỏi. Những yếu tố như giảm thuế, giảm các khoản phí trong thời gian đại dịch đã làm giảm nguồn thu ngân sách địa phương, khiến việc gia tăng vay mượn là biện pháp để duy trì hoạt động.
Ngoài ra, các chính sách tài chính của Chính phủ, bao gồm việc cấp phép vay vốn và các biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, có ảnh hưởng lớn đến việc gia tăng nợ Chính quyền địa phương. Trong giai đoạn 2021-2023, sự thay đổi trong các chính sách này, cùng với các quyết định về kiểm soát lạm phát và điều chỉnh lãi suất, có thể đã tác động đến quyết định vay mượn của Chính quyền địa phương.
Nguyên nhân dẫn đến tăng nợ công so với GDP
Mặc dù số dư nợ công trong giai đoạn 2021-2023 có xu hướng tăng, nhưng các chỉ số nợ so với GDP vẫn giảm qua từng năm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2022. Điều này xuất phát chủ yếu từ hai yếu tố tốc độ tăng trưởng GDP và quy mô tăng giảm nợ công.
Trong giai đoạn này, các chỉ tiêu an toàn nợ công tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn được Quốc hộiphê chuẩn. Bộ Tài chính không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý nợ công, thống nhất đầu mối giúpChính phủ quản lý nợ công, bổ sung các công cụ quản lý nợ công chủ động, bổ sung quy định ngưỡng cảnh báo nợcông theo thông lệ quốc tế bên cạnh khái niệm trần nợ công. Cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, sử dụng và cơ cấu lại nợ công hiệu quả, Bộ Tài chính cũng tích cực đẩy mạnh công tác quảng bá nhà đầu tư, triển khai công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia, góp phần giảm chi phí huy động vốn vay của Chính phủ theo lộ trình cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Qua đó duy trì được quy mô nợ công ổn định, được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và tổ chức quốc tế đánh giá là bền vững và tạo dư địa để thực hiện các chính sách tài khóamở rộng, hợp lý khi cần thiết. Kết quả này là một điểm sáng trong điều hành chính sách tài khóa nói riêng và chínhsách vĩ mô nói chung.
Vào năm 2021, theo đà tăng từ các năm trước đó, cùng với việc chi tiêu ngân sách lớn để ứng phó với đại dịchCOVID-19, nợ công tiếp tục tăng, nhưng chỉ đạt tốc độ khoảng 1,1%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,58%, dẫn đến tỷ lệ nợ công/GDP được kéo giảm (từ 55,9% về mức 42,7%).
Bước qua năm 2022, với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, ngân sách nhà nước được tăng thu, tỷ giá và lãi suất có sự ổn định, cùng với chiến lược quản lý, chi tiêu công được sử dụng hiệu quả đã giúp giảm hơn 52 nghìn tỷ đồng dư nợ công so với năm 2021. Đặc biệt, nhờ vào các chính sách hỗ trợ kinh tế sau đại dịch, sự mở cửa trở lại của các ngành dịch vụ, và xuất khẩu tăng mạnh, đã giúp GDP tăng trưởng đột phá, ước đạt 9,625 triệu tỷ đồng, tương đương 410 tỷ USD, mức cao nhất trong hơn một thập kỷ, tương ứng tốc độ tăng trưởng 8,02%. Hai yếu tố này đã giúp kéo tỷ lệ nợ công/GDP giảm mạnh so với năm 2021, từ 42,7% về 37,4% GDP.
Đến giữa năm 2023, dư nợ công đã tăng trở lại, đạt gần 3,7 triệu tỷ đồng, vượt so với năm 2021. Tuy nhiên, GDPvẫn giữ được đà tăng trưởng, ước đạt khoảng 10 triệu tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD, tương ứng tốc độ tăngtrưởng 5,05%, cao hơn so với tốc độ tăng nợ công chỉ 2,5% so với năm 2022. Vì vậy, tỷ lệ nợ công/GDP tiếp tục nằmtrong xu hướng giảm, về mức 3,7% GDP.
Về các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian đến.
Tăng cường hiệu quả quản lý nợ công
Kiểm soát tỷ lệ nợ công, đảm bảo nợ công không vượt quá mức an toàn (theo luật hiện hành là dưới 60% GDP). Ưutiên nợ vay ưu đãi, hạn chế vay vốn thương mại với lãi suất cao, thay vào đó tập trung vào các nguồn vốn ưu đãi từcác tổ chức quốc tế như WB, ADB.
Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu nợ, điều chỉnh lại kỳ hạn nợ, lãi suất, và phân bổ nguồn vốn vay để đạt hiệu quả giảmgánh nặng trả nợ trong ngắn hạn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước
Tăng cường đầu tư công chiến lược, ưu tiên các dự án trọng điểm như hạ tầng giao thông, năng lượng sạch, công nghệ thông tin và khu công nghiệp xanh để kích thích tăng trưởng dài hạn.
Chống thất thoát, lãng phí, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong đầu tư công, giảm thiểu chi phíkhông hiệu quả. Thúc đẩy PPP (Hợp tác công-tư): Thu hút vốn tư nhân để chia sẻ gánh nặng ngân sách và đảm bảotiến độ các dự án lớn.
Điều chỉnh chính sách tài khóa linh hoạt
Tăng thu ngân sách hiệu quả, mở rộng cơ sở thuế, nhưng không tạo gánh nặng quá lớn lên doanh nghiệp và người dân. Chuyển hướng sang các loại thuế gián tiếp như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường, … nhằm đa dạng hóanguồn thu.
Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tạm thời hoặc áp dụngchính sách khấu trừ thuế để kích thích sản xuất. Cung cấp gói hỗ trợ tài chính (tín dụng ưu đãi) cho các doanhnghiệp đổi mới sáng tạo.
Tăng chi tiêu kích cầu hợp lý, hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế thông qua các chương trình an sinh xã hội. Tăng chi tiêu cho các lĩnh vực giáo dục, y tế để cải thiện chất lượng lao động trong dài hạn.
Đẩy mạnh cải cách kinh tế và môi trường đầu tư
Cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ pháp luật và nâng cao tính minh bạch. Thu hút FDI chất lượng cao, tập trung vào các dự án FDI trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo, và sản xuất xanh, thay vì các ngành thâm dụng lao động và tài nguyên. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tạo điều kiện để khu vực này trở thành động lực chính của tăng trưởng thông qua các chính sách hỗ trợ cụ thể.
Ứng dụng công nghệ số và đổi mới sáng tạo
Chuyển đổi số, đẩy mạnh việc số hóa trong lĩnh vực công và tư nhân để nâng cao năng suất lao động và quản trị.
Đầu tư vào khoa học và công nghệ, tăng chi ngân sách cho nghiên cứu và phát triển (R&D), hỗ trợ các startupcông nghệ.
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nợ công, tăng cường minh bạch, tạo điều kiện cho việc quản lý và ra quyết địnhdựa trên dữ liệu.
Tóm lại, tình hình nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023 cho thấy những tín hiệu tích cực trong việcquản lý tài chính công. Quy mô nợ công đạt khoảng 37% GDP vào cuối năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức trần60% do Quốc hội đề ra, chứng tỏ khả năng kiểm soát nợ công của chính phủ là hiệu quả. Đây là một điểm sáng trong công tác điều hành chính sách tài khoá, đồng thời góp phần nâng cao ổn định vĩ mô và tạo nền tảng vữngchắc cho phát triển kinh tế bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục theo dõi và quản lý chặt chẽ nợ công trong các giai đoạn tiếp theo để đảm bảo không vượt quá mức trần cho phép và duy trì được sự ổn định tàichính quốc gia.