0236.3650403 (221)

TỔNG QUAN CHUYỂN ĐỔI SỐ KỸ THUẬT SỐ


Đỗ Văn Tính

Số hóa và kỹ thuật số

Theo Reis và cộng sự. (2018) khái niệm số hóa được phát triển từ những năm 2010, là quá trình chuyển đổi dữliệu từ trạng thái vật lý sang KTS nhằm mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả sử dụng Tilson, Lyytinen và Sørensen (2010); Besson và Rowe (2012). Sau giai đoạn này, sự xuất hiện của hàng loạt công nghệ phá vỡ giới hạn nền tảng của các ngành công nghiệp trước đó gọi là công nghệ KTS như: Điện toán đám mây, blockchain, thực tế ảo,trí tuệ nhân tạo... Sebastian và cộng sự. (2017); Rindfleisch, O'Hern và Sachdev (2017); Nambisan và cộng sự.(2017). KTS đã lan tỏa đối với tất cả các ngành tạo ra sự chuyển đổi của các tổ chức Urbinati và cộng sự. (2018);là nền tảng của sự xuất hiện CMCN 4.0 Frank và cộng sự. (2019).

Chuyển đổi kỹ thuật số

Khái niệm chuyển đổi KTS (gọi tắt là CĐS) được đề cập đầu tiên trong nghiên cứu của Bowersox và cộng sự.(2005) như một quy trình tái tạo để chuyển đổi các hoạt động của tổ chức. Theo Kraus và cộng sự (2021) CĐS là cụm từ phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau, dẫn đến sự đa dạng của các khái niệm. Hiện vẫn chưa có sự đồng nhất chung, tùy vào quan điểm tiếp cận sẽ có những khái niệm về CĐS khác nhau:

Quan điểm ứng dụng công nghệ KTS: Theo Clohessy, Acton và Morgan (2017) CĐS là những thay đổi mà công nghệ KTS mang lại nhằm chuyển đổi cấu trúc tổ chức và tự động hóa quy trình làm việc. Quan điểm Morakanyane, Grace và O'reilly (2017) là quá trình phát triển sau số hóa, trong đó các tổ chức phản ứng vớinhững thay đổi của môi trường bằng cách sử dụng công nghệ tạo ra giá trị mới. Stanton (2023) là quá trình màcác sản phẩm và dịch vụ vật lý với mọi người mua trở nên phụ thuộc vào dịch vụ ảo.

Quan điểm đổi mới: Theo Dilber (2019) CĐS là quá trình trong đó các thực thể tham gia được chuyển đổi và môhình tổ chức mới được hình thành từ quá trình chuyển đổi đó. Đối với Verhoef và cộng sự. (2021) cho rằng đó là quá trình chuyển đổi được chia thành 03 giai đoạn (số hóa, số hóa quy trình và chuyển đổi toàn diện).

Bảng 1. Tổng hợp một số khái niệm về chuyển đổi số.

 Tác giả

Các khái niệm

Clohessy, Acton và

Morgan (2017).

Là những thay đổi mà công nghệ KTS mang lại nhằm chuyển

đổi cấu trúc tổ chức và tự động hóa quy trình làm việc.

Morakanyane, Grace

và O'reilly (2017).

Là quá trình sau số hóa, tổ chức phản ứng với những thay đổi

của môi trường bằng cách sử dụng công nghệ tạo ra giá trị mới.

Stanton (2023).

Là quá trình mà các sản phẩm và dịch vụ vật lý với mọi người

mua trở nên phụ thuộc vào dịch vụ ảo.

Dilber (2019).

Là quá trình các thực thể tham gia được chuyển đổi và mô hình

tổ chức mới được hình thành từ quá trình chuyển đổi đó.

Verhoef và cộng sự.

(2021).

Là quá trình chuyển đổi được chia thành 03 giai đoạn: Số hóa,

số hóa quy trình và chuyển đổi toàn diện.

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Bài viết này NCS tiếp cận khái niệm CĐS theo quan điểm của Dilber (2019); Verhoef và cộng sự. (2021) là quá trình, trong đó các thực thể tham gia được chuyển đổi và mô hình tổ chức mới được hình thành. Quá trìnhchuyển đổi đó được chia thành 03 giai đoạn: Số hóa, số hóa quy trình và chuyển đổi toàn diện.

So sánh giữa “số hóa” và “chuyển đổi số”

Theo Gong và Ribiere (2021) hai khái niệm này về bản chất là không giống nhau vì chúng đề cập đến các mức độsử dụng công nghệ KTS khác nhau. Mặc dù cả 02 thuật ngữ đều là nguồn gốc từ KTS; nhưng các khái niệm cũngnhư các giả định cơ bản, thực tiễn về công nghệ trong tổ chức khác nhau cơ bản. Theo Ross (2017); Rosenstand và Baiyere (2019) số hóa và CĐS là 02 khái niệm độc lập, có điểm giống và khác nhau:

Giống nhau: Số hóa và CĐS có điểm chung là đều thực hiện dựa trên công nghệ KTS mang lại các lợi ích lớnhơn, tăng năng lực cạnh tranh thông qua việc thay đổi cách thức vận hành nhằm tăng hiệu suất và chất lượng công việc của tổ chức.

Khác nhau: Số hóa là chuyển đổi dữ liệu vật lý sang định dạng KTS. CĐS là việc sử dụng dữ liệu sau số hóa vàocác quy trình phân tích, chuyển đổi, tái cơ cấu tổ chức, hình thành mô hình quản trị mới phù hợp trên nền tảngKTS Wessels và Jokonya (2022). 

Bảng 2. Tổng hợp sự khác nhau giữa số hóa và chuyển đổi số.

Nội dung

Số hoá

Chuyển đổi số

Khái niệm

Chuyển đổi dữ liệu thô sang KTS.

Áp dụng dữ liệu đã số hóa thay đổi cấu trúc và tăng hiệu quả tổ chức.

Yếu tố conngười

Cần nhân sự có kỹ năng CNTT xây dựng dữ liệu KTS cho tổ chức, là yếu tố thứ yếu trong việc số hóa.

Cần sự tham gia của toàn bộ nhân sự, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình CĐS của tổ chức.

Thời gian thực hiện

Thời gian triển khai ngắn, tùy thuộc vào hạ tầng, dữ liệu, nguồn nhân lực và kinh nghiệm CNTT của tổ chức.

Thời gian dài và trải qua 03 giai đoạn: Số hóa dữ liệu, số hóa quy trình, chuyển đổi toàn diện.

Cơ sở thựchiện

Chưa có cơ sở rõ ràng.

Mục tiêu, chiến lược và kế hoạch rõ ràng ngay từ khi CNCĐS.

 

Lợi ích mang lại

Giúp tổ chức duy trì phương thức hoạt động truyền thống theo cách nhanh hơn và tốt hơn. Hiệu quả về con số chưa được đo lường rõ ràng.

Thay đổi toàn diện cách thức hoạt động tổ chức, tương tác và tạo ra các mô hình hoạt động mới. Hiệu quả mang lại có thể đo lường được.

 

 

Ví dụ

Chữ ký số là chuyển từ chữ ký tay sang KTS. Tài liệu viết tay thành định dạng file PDF… Bản thân dữ liệu không bị thay đổi, mà chỉ được chuyển sang định dạng KTS.

Các dạng hợp đồng điện tử thông qua chữ ký số và không bị giới hạn bởi thời gian, không gian... Tạo ra những mô hình hoạt động mới, tăng hiệu quả hoạt động tổ chức.

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Tổng quan chuyển đổi số doanh nghiệp

Chuyển đổi kinh doanh

Cụm từ “Chuyển đổi” đã trở thành phổ biến với nhiều hoạt động từ những năm 1990. Theo Muzyka, De Koning và Churchill (1995) gồm 04 cấu trúc: Tái thiết kế, tái cấu trúc, gia hạn, và sự tái tạo. Các kiểu chuyển đổi trên tạora những thay đổi về chuẩn mực và hành vi giữa năng lực cũ với thách thức hiện tại và tương lai. Đối với Prahalad và Oosterveld (1999) đó là việc liên kết bổ sung các mô hình kinh doanh, phát triển chiến lược được thúc đẩy ý tưởng, cơ hội mới và kết hợp các quy trình quản lý mới. McKeown và Philip (2003) thì nêu lên sự thay đổi trong logic tổ chức, dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong hành vi.

Số hóa doanh nghiệp

Theo Ross (2017) là quá trình doanh nghiệp sử dụng công nghệ để số hóa các quy trình tổ chức nhằm tăng hiệu quả hoạt động. Một cách tiếp cận khác của Gray và Rumpe (2015); Legner và cộng sự. (2017) đó là sự tích hợpcủa nhiều công nghệ vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp được chuyển đổi sang KTS. Quan điểmRosenstand và Baiyere (2019); Baiyere và Hukal (2020) cho rằng quá trình số hóa và số hóa quy trình của doanh nghiệp có mối quan hệ với nhau.

Chuyển đổi số doanh nghiệp

Theo Verhoef và cộng sự. (2021) là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp và phản ứng của tổ chức trong việc áp dụng KTS nhằm thay đổi hành vi của khách hàng đồng thời tăng tính cạnh tranh trong môi trường KTS. Cũng như khái niệm CĐS nói chung, CĐS doanh nghiệp cũng có nhiều quan điểm khác nhau:

Quan điểm ứng dụng công nghệ: Theo Westerman, Bonnet và McAfee (2014); Betchoo (2016) là sử dụng công nghệ KTS để cải thiện toàn diện hiệu suất của doanh nghiệp. Ducrey và Vivier (2017) cho rằng đó là việc tích hợp công nghệ KTS vào quá trình kinh doanh và là giai đoạn không thể thay thế để chuyển đổi sang mô hình KteS.

Quan điểm nguồn nhân lực và chiến lược: Theo Rogers (2016) CĐS không phải là tập trung vào công nghệ, màchính là chiến lược của doanh nghiệp. Verhoef và Bijmolt (2019) thì nêu quan điểm về cách thức mà doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực áp dụng công nghệ KTS để phát triển mô hình kinh doanh mới và tạo ra nhiều giá trị hơn. Quan điểm đổi mới: Theo Kaufman và Horton (2015); Schuchmann và Seufert (2015); Hess và cộng sự. (2016) chính là sử dụng các công nghệ KTS tác động đến 03 khía cạnh của tổ chức: (i) Nâng cao trải nghiệm khách hàng; (ii) ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức; và (iii) dẫn đến các mô hình kinh doanh hoàn toàn mới. Li và cộng sự. (2018) là quá trình ảnh hưởng đến các quy trình kinh doanh, quy trình hoạt động và khả năng đốimới của tổ chức. Quan điểm của Vial (2019) đó là quá trình sử dụng công nghệ trên nền tảng KTS để đổi mới mô hình kinh doanh và mô hình quản trị của doanh nghiệp.

Vai trò của chuyển đổi số doanh nghiệp

Theo Huarng, Yu và Lai (2015); Galindo-Martín, Castaño-Martínez và Méndez- Picazo (2019) CĐS sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong nền KteS. Quan điểm tiếp cận khác theo Microsoft (2017);Bresciani, Ferraris và Del Giudice (2018); Alberti-Alhtaybat, Al-Htaybat và Hutaibat (2019); Ferraris và cộng sự. (2019) CĐS làm thay đổi mọi hoạt động SXKD nhằm tăng hiệu quả và cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp.Garzoni và cộng sự (2020) cho rằng CĐS sẽ giúp doanh nghiệp định hình lại cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh. Sun và cộng sự. (2020) CĐS sẽ giúp năng lực công nghệ của doanh nghiệp được cải thiện. Theo Chen và cộng sự. (2021) mang lại nhiều cơ hội DNNVV phát triển bền vững. Quan điểm của Šimberová và cộng sự. (2022) CĐS sẽ giúp tạo ra giá trị mới, tăng trải nghiệm và kết nối với khách hàng.

Chuyển đổi số doanh nghiệp khu vực thành thị và nông thôn

Theo Malecki (2003) doanh nghiệp khu vực nông thôn có nhiều hạn chế về năng lực công nghệ. Townsend (2013) cho rằng khu vực nông thôn thường ở xa và kết nối hạn chế do phát sinh nhiều chi phí hạ tầng hơn. Salemink và cộng sự. (2017) nêu quan điểm về CĐS doanh nghiệp ở các khu vực nông thôn và thành thị chiến lược cũng sẽ khác nhau. Veselovsky và cộng sự. (2018) việc phát triển KteS khu vực nông thôn giúp rút ngắnkhoảng cách về kinh tế và nâng cao đời sống xã hội gần hơn với khu vực thành thị. Park (2017); Salemink và cộng sự. (2017); Veselovsky và cộng sự. (2018) CĐS mang lại trải nghiệm tốt hơn đối với những khu vực vùng sâu, vùng xa và thưa dân cư.

Chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Abel và cộng sự. (2019) DNNVV không CNCĐS do lo ngại về bảo mật thông tin và trình độ công nghệ yếu. Quan điểm của Jain và cộng sự. (2021) đối với DNNVV việc CNCĐS chính là một rào cản lớn. Phenyo và Osden Jokonya (2021) cho rằng DNNVV dễ bị tổn thương bởi các mối đe dọa về an toàn dữ liệu và không đủnguồn lực để tự bảo vệ an ninh dữ liệu cho doanh nghiệp mình. Rahmafitria và cộng sự. (2021); Nazir và cộng sự. (2021) nêu trở ngại lớn nhất khi DNNVV CĐS là chưa nhận thức được những rủi ro phát sinh trước, trong và sau quá trình CĐS. Zastempowski (2022) phần lớn DNNVV không biết CĐS như thế nào đối với doanh nghiệp của mình.

Các giai đoạn chuyển đổi số doanh nghiệp

Theo Verhoef và cộng sự. (2021); Bộ Kế hoạch và đầu tư, USAID. (2021). Quá trình CĐS doanh nghiệp được chia thành 03 giai đoạn:

Giai đoạn “Số hóa từng bộ phận”: Các hoạt động số hóa được triển khai riêng lẻ, chủ yếu là các giải pháp công nghệ tập trung vào dữ liệu và chuyển đổi mô hình kinh doanh để nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng, đảmbảo tính cung ứng duy trì ổn định và đạt mục tiêu tăng hiệu quả kinh doanh bao gồm một số hoạt động như:TMĐT, bán hàng đa kênh, marketing online, thanh toán trực tuyến…

Giai đoạn “Số hóa phạm vi rộng”: Kết nối chức năng các bộ phận bằng dữ liệu số hóa để phát triển mô hình kinhdoanh mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và duy trì sự tăng trưởng. Doanh nghiệp áp dụng công nghệ để đổi mới mô hình quản trị.

Giai đoạn “CĐS hoàn toàn”: Hệ thống kinh doanh và quản trị doanh nghiệp được kết nối và đồng bộ với nhau, thông tin được liên thông dữ liệu xuyên suốt các bộ phận theo thời gian thực.

Hình 1. Các giai đoạn chuyển đổi số

Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư, USAID, 2021.

Chấp nhận chuyển đổi số

Theo Diễn đàn kinh tế Thế giới có 02 khía cạnh để CNCĐS, đó là: (i) Năng lực gồm nguồn nhân lực, kỹ năng vàkinh nghiệm KTS, khả năng chi trả, khả năng tiếp cận, dữ liệu... là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của tổ chức trong việc CNCĐS. (ii) Khía cạnh môi trường như văn hóa doanh nghiệp, pháp lý, cơ sở hạ tầng và tác động bên ngoài ảnh hưởng đến CNCĐS. Theo quan điểm của Nasution và cộng sự. (2018) CNCĐS chính là “chấp nhận” thay đổi và áp dụng công nghệ KTS và “chấp nhận” chuyển đổi mô hình quản trị sang nền tảng KTS.

Tóm lại, CNCĐS là việc chấp nhận số hóa, chấp nhận chuyển đổi mô hình kinh doanh trên nền tảng KTS, sau đólà “chấp nhận” chuyển đổi đồng bộ nền tảng quản trị phù hợp với mô hình kinh doanh mới. Việc CNCĐS chínhlà một rào cản lớn mà doanh nghiệp cần phải vượt qua để tham gia vào nền KteS.

Bối cảnh tác động doanh nghiệp“chấp nhận chuyển đổi số”

Theo Bresciani, Ferraris và Del Giudice (2018); Scuotto và cộng sự. (2020) CĐS là vấn đề cấp thiết đối vớidoanh nghiệp và hầu như tiến trình xảy ra không thể đảo ngược. CĐS mang đến nhiều cơ hội kèm và tháchthức trong nhiều bối cảnh khác nhau: Bối cảnh công nghệ: Theo Westerman, Bonnet và McAfee (2014); Loebbecke và Picot (2015); Chahal (2016) công nghệ là yếu tố kích hoạt chuyển đổi và phá vỡ mô hình kinh doanh truyền thống. Hess và cộng sự. (2016) cho rằng CĐS sẽ giúp doanh nghiệp phát triển và thích ứng với sự thay đổi của thị trường KTS. Kaufman và Horton (2015); Matt, Hess và Benlian (2015); Kane và cộng sự. (2017); Singh và Hess (2017) nêu quan điểm khác về CĐS sẽ mở ra cơ hội kinh doanh tiềm năng đồng thời tạo ra mô hình kinh doanh mới. Nhận định của Hinings và cộng sự. (2018); Zapata và cộng sự. (2020) thì cho rằng KteS ngày càng phát triển trên nền tảng công nghệ.

Bối cảnh tổ chức: Theo Hess và cộng sự. (2016); Andriole (2017) trong KteS doanh nghiệp phải tạo sự khác biệtvà đổi mới tổ chức để cạnh tranh. Kaufman và Horton (2015); Kane và cộng sự. (2017) nêu nhận định ngày nay nguồn nhân lực đa phần đều thuộc thế hệ trẻ và họ muốn làm việc với các tổ chức hỗ trợ KTS với những cải tiếnlinh hoạt hơn. Hess và cộng sự. (2016); Andriole (2017) nêu rằng vấn đề nội tại của doanh nghiệp là yếu tố quantrọng thúc đẩy doanh nghiệp đổi mô hình kinh doanh truyền thống. Nhận định của Von Leipzig và cộng sự. (2017)thì nêu lên vấn đề doanh nghiệp cần phải cải tiến năng suất để tham gia tốt vào nền KteS một cách hiệu quả.

Bối cảnh môi trường: Theo Von Leipzig và cộng sự. (2017) ngày nay áp lực cạnh tranh từ môi trường KTS ảnhhưởng đến các doanh nghiệp tăng tốc CĐS. Earley (2014); Chahal (2016); Hess và cộng sự. (2016); Kane và cộngsự. (2017) nêu quan điểm về yếu tố khách hàng ngay nay mong đợi các doanh nghiệp không chỉ phản ứng với nhu cầu của họ mà còn dự đoán nhu cầu tương lai của họ, gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp phải đáp ứng phùhợp. Quan điểm khác về bối cảnh môi trường của Philbin và cộng sự. (2022) CĐS nhằm mong muốn giảm áp lựccạnh tranh so với kinh doanh truyền thống.

Các rào cản khi doanh nghiệp chuyển đổi số

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (2020) ngoài những lợi ích mang lại, quá trình CĐS của doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn và thách thức, nhất là nguồn nhân lực còn yếu về kỹ năng số (KNS) và hạ tầng chưa đồngbộ. Theo Ross và cộng sự.

(2016); Ross và cộng sự. (2017); Winkler và cộng sự. (2018) hạ tầng và dữ liệu chính là yếu tố quyết định CĐS thành công của doanh nghiệp. Schwarzmüller và cộng sự. (2018); Smirnova và cộng sự. (2019); Vial (2019);Kozanoglu và Abedin (2021); Bansal và cộng sự. (2023) nêu rằng nguồn nhân lực là rào cản chính quyết địnhquá trình CĐS của doanh nghiệp đặc biệt đối với DNNVV. Balakrishnan và Shuib (2021) thì nêu quan điểm khác đó là giải pháp thanh toán trong KteS đóng vai trò quan trọng đối với CĐS của doanh nghiệp. Idris (2016); Prause (2019); Wong và cộng sự. (2020); Setiyani, Makluf và Suherman (2020) ở góc nhìn chính sách nêu yếu tố hỗ trợ Chính phủ mới thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển KteS. Sahyaja và Sekhara (2018); Mustapha và cộng sự. (2020); Frogeri và cộng sự. (2022); Pratama, Moeljadi và Rofiq (2022) cho rằng yếu tố KNS mới ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình CĐS. Quan điểm khác của Pelletier và Martin (2010); Dilber (2019) chú ý đến hạ tầng logistics và dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến quá trình CĐS của doanh nghiệp đặc biệt là nhóm DNNVV.

Một số khái niệm có liên quan đến nghiên cứu

Hạ tầng và dữ liệu số

Theo Tilson, Lyytinen và Sørensen (2010) hạ tầng KTS (gọi tắt là hạ tầng số) là các công cụ và hệ thống công nghệ cung cấp khả năng giao tiếp, tương tác, cơ cấu tổ chức và vật chất cơ bản cần thiết cho hoạt động của một xãhội hoặc các tổ chức sử dụng công nghệ KTS. Quan điểm của Nambisan và cộng sự. (2017) đó là hệ thống côngnghệ xã hội, bao gồm nhiều hơn các thành phần công nghệ điển hình như: Điện toán đám mây, dữ liệu KTS,cộng đồng trực tuyến, phương tiện truyền thông xã hội. Và quan điểm của Moldabekova và cộng sự. (2021) cho rằng đó là nền tảng nơi máy móc, thiết bị và sản phẩm được kết nối với nhau để tự thích ứng và linh hoạt nhanh chóng đáp ứng với những thay đổi của thị trường trong không gian KTS.

Công nghệ tài chính

Công nghệ tài chính “Financial Technology” hay “Fintech”. Theo CGAP (2015) chính là phương tiện thanh toánvới khả năng đáp ứng đối với các phạm vi giới hạn mà tài chính truyền thống không thực hiện được. Đối vớiMicu và Micu (2016) thì đó là kết hợp công nghệ với lĩnh vực tài chính để thuận tiện cho các giao dịch thương mại trong nền KteS. Kitao (2018) quan điểm rằng đó chính là chuyển đổi những dịch vụ tài chính truyền thốngthành những dịch vụ trực tuyến qua nền tảng KTS. Gimpel, Rau và

Roglinger (2018) thì đó là việc đưa các công nghệ KTS kích hoạt và đổi mới lĩnh vực tài chính truyền thống.Dawei và Anzi (2018); Undale và Kulkarni (2020) nêu về vai trò của công nghệ tài chính sẽ giúp thực hiện được các giao dịch không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Ahlstrom, Arregle và Hitt (2020); Ratna và cộng sự. (2020) xem đó là phương tiện thúc đẩy phát triển thị trường và mở rộng kênh phân phối.

Nguồn nhân lực số

Phạm Thị Kiên (2022): Nguồn nhân lực số là nguồn nhân lực vận hành trong nền KteS, là lực lượng chủ yếu để triển khai, hiện thực hóavà quyết định sự tồn tại của nền KteS, có năng lực làm chủ các thiết bị công nghệ số, vận hành nó trong quá trình sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của nền KteS. Quản trị nguồn nhân lực dựa vào công nghệ và hiệu quả, các hoạt động hướng tới nhân viên trong doanh nghiệp cũng như khách hàng bên ngoài; mô hình làm việc kếtnối nhau bằng công nghệ đã làm mờ ranh giới giữa văn phòng vật lý và nơi thực sự diễn ra công việc giúp cho các nhân viên giao tiếp và cộng tác, mà không bị cản trở bởi khoảng cách không gian và thời gian. Mối quan hệgiữa doanh nghiệp và người lao động sẽ thay đổi từ ràng buộc về pháp lý hợp đồng chuyển sang ràng buộc trên cam kết thực hiện công việc và nguyên tắc chia sẻ công việc, chia sẻ lợi nhuận.

Kinh nghiệm về Công nghệ thông tin (Kỹ năng số)

Theo Bawden (2008) KNS gồm các kỹ năng sử dụng, truy cập, lọc, đánh giá, tạo, lập trình và chia sẻ nội dung KTS. KNS được chia thành 03 loại: (i) KNS cơ bản liên quan đến những thao tác cơ bản với các thiết bị KTS,giao tiếp qua email, tìm kiếm trên web và các giao dịch trực tuyến. (ii) KNS trung cấp liên quan đến việc sử dụngchuyên nghiệp phần mềm kinh doanh và quản lý dữ liệu. (iii) KNS nâng cao liên quan đến phân tích dữ liệu, phát triển phần mềm và năng lực tính toán cấp cao trong phạm vi những công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI)và học máy. Quan điểm của Rialti và cộng sự. (2019) KNS có vai trò vô cùng quan trọng đối với CĐS doanh nghiệp. Việc phát triển năng lực để tích hợp công nghệ KTS trong quá trình đổi mới của tổ chức cần phải được trang bị KNS phù hợp Guinan, Parise và Langowitz (2019).​​​​​​

Dịch vụ logistics và hỗ trợ khách hàng bao gồm các dịch vụ như: Cung cấp khả năng tăng hiệu quả và trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa quy trình, giao tiếp từ đầu đến cuối của chuỗi cung ứng, kiểm soát chi phí tối ưu thông qua nền tảng KTS đối với bộ phận logistics của doanh nghiệp. Theo Oliveira, Tiago và Maria (2010); Pelletier, Claudia và Martin (2019) trong nền KteS và sự phát triển công nghệ số logistics ngày càng đóng vai trò trung tâm của chuỗi cung ứng như: Tối ưu hóa về lợi nhuận, hàng tồn, tăng trải nghiệm khách hàng thông qua nền tảng KTS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, USAID (2021). Báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiêp 2021: Rào cản và nhu cầu chuyển đổi số. 

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, USAID (2021). Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam. 

3. Chử Bá Quyết (2021). Nghiên cứu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, ISSN 1859 - 011X, 233. 

4. Cục Tin học hoá - Bộ Thông tin và Truyền thông. (2020, 2021, 2022). Công bố kết quả xếp hạng Chuyển đổi số cấp Bộ, cấp Tỉnh năm.