0236.3650403 (221)

Thương Mại Điện Tử B2B Và Những Nền Tảng Thương Mại Điện Tử


 

Có lẽ vì nhận thấy được xu hướng chiếm lĩnh thị trường trong thời gian tới, thị trường B2B đang dần trở thành xu hướng kinh doanh ngày càng được nhiều doanh nghiệp tập trung vào phát triển nhằm biến nó trở thành công cụ thương mại điện tử quan trọng trong thời đại công nghệ số 4.0. Vậy nền tảng B2B là gì? Vai trò cũng như lợi ích và hạn chế của mô hình B2B mang lại cho doanh nghiệp là như thế nào?

Thương mại điện tử B2B 

Mô hình kinh doanh mua bán trực tuyến mà tại đó cả khách hàng và người bán đều là doanh nghiệp gọi là thương mại điện tử theo hình thức B2B (business to business). Dựa vào đó, các doanh nghiệp sẽ trao đổi, buôn bán các sản phẩm, dịch vụ với nhau thay vì là doanh nghiệp với khách hàng (người tiêu dùng cá nhân) như mô hình B2C (business to customer).

Vai trò của mô hình thương mại điện tử B2B

Với một quy trình mua hàng riêng biệt giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như mở rộng cơ hội hợp tác, tăng lợi nhuận và phát triển thị trường giữa các doanh nghiệp với nhau, mô hình B2B mang một nét đặc trưng và ưu thế riêng biệt so với những mô hình kinh doanh khác. 

Sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp theo mô hình B2B sẽ mở rộng cơ hội hợp tác giữa những doanh nghiệp trong cùng hoặc khác lĩnh vực. Thêm vào đó, yếu tố chủ quan trong giao dịch kinh doanh – điểm yếu mà khách hàng (người tiêu dùng cá nhân hay gặp phải) sẽ được loại bỏ. Do đó, lợi ích và hiệu quả trong việc hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó sẽ được nâng cao, mở rộng khi yếu tố công nghệ được coi trọng.

Các mô hình thương mại điện tử B2B

Nhìn chung, sàn B2B và website thương mại điện tử bán hàng là hai mô hình chính của thương mại điện tử nói chung và B2B nói riêng.

Các doanh nghiệp đang dần chạy theo xu hướng sử dụng website để “giao tiếp” với khách hàng nhiều hơn do ảnh hưởng từ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và kỷ nguyên công nghệ số 4.0. 

Sàn thương mại điện tử B2B 

Sàn thương mại B2B là nền tảng được xây dựng bởi một doanh nghiệp làm đại diện trung gian, cầu nối cho các doanh nghiệp với khách hàng cuối. 

Khách hàng cuối có cơ hội tìm kiếm đa dạng sản phẩm, hàng hóa từ các doanh nghiệp khác nhau trên kênh trung gian được xây dựng trên nền tảng mô hình này. Nhờ đó, lượng khách hàng mà doanh nghiệp (vừa và nhỏ) tiếp cận thông qua sàn giao dịch thương mại B2B này cũng tăng cao.

Lấy Tiki làm ví dụ để minh họa cho mô hình B2B ở Việt Nam. Thay vì chỉ chuyên bán sách theo mô hình B2C, Tiki đã dần kết nối với các doanh nghiệp, đa dạng số lượng và hàng hóa trên sàn và phát triển thành mô hình B2B2C.

Website thương mại điện tử bán hàng

Các doanh nghiệp bán sản phẩm như phần mềm, doanh nghiệp bán sỉ như đại lý phân phối,… sẽ phù hợp để phát triển và áp dụng mô hình website thương mại điện tử bán hàng. Ưu điểm của mô hình Website thương mại điện tử bán hàng này so với sàn B2B là giúp hạn chế được sự cạnh tranh với các doanh nghiệp đối thủ khác.

Nhằm tăng tính tương tác và tần suất khách hàng ghé thăm trang web bán hàng của doanh nghiệp bạn, khi xây dựng website thương mại điện tử bán hàng không những cần thiết kế một giao diện hấp dẫn, thu hút mà còn phải đảm bảo cấu trúc được thiết kế chuẩn SEO, điều hướng thích hợp.

Amazon, Taobao, Alibaba,… là một vài ví dụ về website B2B phổ biến hiện nay.

Ưu điểm và nhược điểm của thương mại điện tử B2B

Khi doanh nghiệp áp dụng mô hình B2B, doanh nghiệp sẽ cần nắm bắt được những ưu điểm và nhược điểm của mô hình B2B này để tận dụng được tối đa lợi ích, hiệu quả mà nó mang lại. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc những nhược điểm còn tồn đọng của mô hình để hạn chế rủi ro và làm tiền đề, cơ sở cho việc đưa ra những quyết định, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Ưu điểm

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Một trong những vấn đề mà mà doanh nghiệp cần lưu tâm tới khi kinh doanh đó là tạo được trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng bởi vì khách hàng là người sẽ mang lại doanh thu chính cho doanh nghiệp. Trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm càng tốt, thì doanh số bán hàng của doanh nghiệp càng cao. Mang tới trải nghiệm khó quên cho khách hàng đồng nghĩa với việc mang lại một lượng khách hàng trung thành và khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, khách hàng cũng là người đem sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới tay những người tiêu dùng khác. Điều này  không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí quảng cáo mà còn đem lại hiệu quả quảng cáo cao.

Cá nhân hóa trải nghiệm B2B cho các doanh nghiệp

Lượng thông tin mà mỗi người dùng tiếp xúc trên Internet ngày càng đa dạng và phong phú. Vì vậy, họ có xu hướng chọn lọc những thông tin có lợi, cần thiết với mình tạo nên xu hướng cá nhân hóa. Xu hướng cá nhân hóa ngày càng trở nên phổ biến nên các doanh nghiệp tận dụng nó để kinh doanh và áp dụng trên kinh doanh thương mại điện tử. Nói một cách đơn giản, khi một doanh nghiệp khách hàng mua, quan tâm, tìm kiếm sản phẩm A của doanh nghiệp bạn trực tuyến, hệ thống sẽ tự động giới thiệu sản phẩm tương tự với sản phẩm A như A1, A2 để khách hàng cân nhắc và lựa chọn thêm.

Tối ưu chi phí hoạt động

Thương mại điện tử là nền tảng hoạt động 24/7 giúp cho việc các doanh nghiệp tìm hiểu, chủ động tiếp cận để mua cũng như trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của của doanh nghiệp bạn mọi lúc, mọi nơi mà không lệ thuộc vào sự hỗ trợ, tư vấn của đội ngũ nhân viên. Do đó, chi phí thuê văn phòng, nhân viên cũng được giảm thiểu nếu doanh nghiệp đó sử dụng nền tảng thương mại điện tử B2B.

Một ưu điểm lớn mà thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp bạn đó là cắt giảm được chi phí ngoài giờ phải chi trả cho thuê nhân viên như điện, nước, internet phát sinh trong quá trình tư vấn cho khách hàng.

Mở rộng các kênh bán hàng

Bên cạnh văn phòng, cửa hàng truyền thống, doanh nghiệp có thể xem việc kinh doanh thương mại điện tử như một kênh bán hàng mở rộng với ưu điểm là mức độ tiếp cận với khách hàng cao ( trên toàn thế giới thay vì ở một khu vực địa điểm cụ thể) và tiết kiệm chi phí hơn so với xây dựng cửa hàng cũng là một điểm cộng. Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn thế giới khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử có mức độ phủ sóng khắp khu vực Châu Á và vươn ra phạm vi thế giới như Shopee, Lazada…..

Khai thác dữ liệu người dùng

Khai thác dữ liệu người dùng được coi là lợi thế vượt trội nhất mà nền tảng B2B đem lại cho doanh nghiệp.Hệ thống thương mại điện tử sẽ lưu trữ tất các các dữ liệu mua sắm của toàn bộ khách hàng một cách trực tiếp. Đây sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho doanh nghiệp để có thể tiến hành phân tích hành vi mua sắm, tìm hiểu sở thích, xu hướng, quan điểm mua sắm của nhiều nhóm khách hàng khác nhau đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp trên thị trường. Từ đó, những chiến lược cải tiến sản phẩm, thay đổi, điều chỉnh giá, kênh phân phối và chiến lược xúc tiến sản phẩm, định vị khách hàng sẽ được đưa ra chính xác, phù hợp, chất lượng hơn nhằm nâng cao doanh thu và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.

Một điểm cần lưu ý đó là lợi thế khai thác dữ liệu người dùng sẽ rất khó thực hiện trên mô hình sàn thương mại điện tử, vì kho dữ liệu này khó mà các doanh nghiệp bên ngoài có thể nắm bắt chính xác được.

Tiết kiệm chi phí và thời gian đối với người mua

Với số lượng thông tin đa dạng, phong phú và luôn cập nhật, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận tới nguồn thông tin hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn nhanh chóng, tổng quát, đầy đủ. Những giao dịch liên quan đến đặt hàng, thanh toán, cập nhật thông tin về đơn hàng đã đặt thường xuyên,… đều được thực hiện thông qua hệ thống máy tính nên nhanh gọn, có tính chính xác cao, tiết kiệm thời gian. 

Nhược điểm

Quyết định mua hàng

Thật khó khăn cho doanh nghiệp để tin tưởng và đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng trong khi còn chưa gặp mặt trực tiếp doanh nghiệp đối tác của mình. Cũng dễ để hiểu vì đây là vấn đề chung của ngành B2B và doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian cân nhắc, xem xét để chi tiêu một khoản nào đó chỉ dựa vào nội dung mà họ khai thác được trên các trang web của doanh nghiệp bán sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là mua hàng trên trang thương mại điện tử.

Chi phí xây dựng thương mại điện tử 

Nền tảng thương mại điện tử ổn định với đầy đủ tính năng như: hiển thị sản phẩm mua hàng, cổng thanh toán,…  là yêu cầu tất yếu khi doanh nghiệp muốn xây dựng một website thương mại điện tử. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí để có thể xây dựng một nền tảng thương mại điện tử uy tín, đầy đủ phải tốn một con số không hề nhỏ, có thể nói là vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp. Do đó, muốn xây dựng kênh bán hàng thương mại điện tử, doanh nghiệp cần lưu tâm rất nhiều đến vấn đề về chi phí để xây dựng, duy trì và phát triển nó. Con số $18,000 – $40,000 là chi phí để xây dựng nền tảng thương mại điện tử Magento phiên bản trả phí với đa dạng tính năng vượt trội.

LÊ HOÀNG THIÊN TÂN