Quản lý xung đột trong kênh phân phối
* Phát hiện xung đột trong kênh
Trong thực tế, xung đột thường được phát hiện sau khi đã phát triển và biểu hiện rõ. Như vậy ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng của xung đột có thể đã xó và rất khó sửa chữa. Tốt nhất là cần phải phát hiện sớm những yếu tố tiềm tàng có thể tạo ra xung đột. Để làm được việc này cần phải có sự tiếp cận và đánh giá thường xuyên phạm vi của mối quan hệ giữa một thành viên kênh với các thành viên khác.
* Đánh giá ảnh hưởng của xung đột
Sử dụng các phương pháp đo lường xung đột và ảnh hưởng đến hiệu quả kênh, bao gồm đo lường cả cường độ và tần số xung đột trong kênh.
* Giải quyết xung đột
- Thành lập hội đồng bao gồm: đại diện của người sản xuất, người phân phối và người bán lẻ.
- Xác định mục tiêu, khả năng của các thành viên, nhu cầu khách hàng và điều kiện của môi trường để giảm bớt ảnh hưởng của xung đột.
- Tìm ra những yếu tố mấu chốt của xung đột và những vấn đề có liên quan cần phải được giải quyết.
Để ngăn chặn xung đột trong kênh phân phối đòi hỏi doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng một môi trường hợp tác với các chính sách, quy định rõ ràng và giải quyết các tranh chấp một cách minh bạch, rõ ràng. Các nhà quản trị cần thiết lập quy tắc rõ ràng và công bằng bằng cách xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên trong kênh phân phối. Thứ hai là xây dựng môi trường hợp tác bằng cách khuyến khích sự hợp tác và giao tiếp giữa các thành viên trong kênh phân phối, tạo ra một môi trường mà các bên có thể chia sẻ thông tin, ý kiến và tương tác một cách xây dựng để giải quyết các tranh chấp và xung đột. Thứ ba là thiết lập mục tiêu và kế hoạch phân phối rõ ràng và chung cho tất cả các thành viên trong kênh. Điều này giúp đảm bảo rằng tất cả mọi người đang làm việc theo hướng chung và không cạnh tranh một cách không lành mạnh. Thứ 4 là thực hiện quản lý chặt chẽ và giám sát các hoạt động trong kênh phân phối. Điều này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của xung đột và can thiệp kịp thời để giải quyết vấn đề.
Hồng Nhung