Hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Hoạch định nguồn nhân lực là quy trình dự báo những yêu cầu về nguồn nhân lực trong tương lai của mỗi doanh nghiệp. Qua đó xác định cách thức dùng nguồn nhân lực hiện có để đáp ứng yêu cầu kể trên.
Hoạch định nguồn nhân lực cũng chính là quá trình lập kế hoạch một cách có hệ thống nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nhân lực. Quá trình này cũng giúp đảm bảo sự phù hợp giữa lao động với công việc, tránh hiện tượng thiếu hụt hoặc dư thừa nhân lực.
Vai trò của hoạch định nguồn nhân lực
Hoạch định nguồn nhân lực (HRP) là chiến lược được doanh nghiệp dùng để duy trì lượng nhân viên lành nghề, tránh bị thiếu hoặc thừa nhân lực. Chiến lược hoạch định tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận.
- Ngoài ra hoạch định nguồn nhân lực giúp đạt được những thành công từ chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Thực tế cho thấy chiến lược cũng như mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp được kết hợp cùng với việc hoạch định nguồn nhân lực, hoạch định nhân sự trở thành hoạch định nhân sự chiến lược.
- Hoạt động này cũng cho phép doanh nghiệp đưa ra kế hoạch trước để duy trì nguồn cung cấp nhân viên ổn định, lành nghề. Đây cũng là lý do khiến nó được gọi là kế hoạch lực lượng lao động. Thực hiện hoạch định chính xác cũng giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu cụ thể của họ và đưa ra kế hoạch cụ thể.
- Khi thực hiện cần đầy đủ, linh hoạt nhằm đáp ứng những khó khăn về nhân sự trong thời gian ngắn, thích ứng với các điều kiện thay đổi của môi trường kinh doanh. Việc hoạch định có thể khởi đầu bằng hoạt động đánh giá, kiểm toán năng lực hiện có của nguồn nhân lực.
- Hoạch định nguồn nhân lực cho phép các doanh nghiệp lập kế hoạch để duy trì lượng nhân viên lành nghề, ổn định. Đó là lý do tại sao đây được gọi là kế hoạch lực lượng lao động. Quá trình này cũng được dùng để giúp doanh nghiệp đánh giá nhu cầu của họ đồng thời lập kế hoạch cụ thể để đáp ứng các nhu cầu cần thiết đó.
- Việc hoạch định nguồn nhân lực cũng cần thực hiện linh hoạt nhằm đáp ứng những khó khăn về nhân lực trong thời gian ngắn, hơn nữa cần phải thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh sau này.
Một trong những thách thức lớn với hoạt động HRP là nhân lực luôn thay đổi có thể do ốm đau hoặc được thăng chức, đi nghỉ dưỡng,… HRP nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng công việc với người lao động, tránh bị thiếu hụt hoặc thặng dư giữa các nhân viên.
Tại sao phải hoạch định nguồn nhân lực?
Hoạch định nguồn nhân lực có thể mang về cho doanh nghiệp một số lợi ích sau đây:
- Tối đa hóa việc sử dụng nhân lực đồng thời đảm đảm sự phát triển của nguồn nhân lực
- Đảm bảo đúng nhân lực, đúng thời điểm, đúng số lượng cần thiết để thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp
- Phối hợp một số hoạt động nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp.
- Đưa ra dự báo về nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời lập kế hoạch nhằm đảm bảo có đủ đội ngũ cán bộ, nhân viên vào các thời điểm cần thiết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Quy trình hoạch định nguồn nhân lực
Nguồn cung nhân sự hiện tại
Việc đánh giá nguồn nhân lực hiện tại có vai trò quan trọng nhất khi lập kế hoạch nhân sự. Ở bước này cần nghiên cứu toàn diện sức mạnh nguồn lực của doanh nghiệp về các vấn đề như: số lượng, kỹ năng, trình độ, tuổi tác, kinh nghiệm, hiệu suất công việc, lương thưởng,…
Đội ngũ tư vấn có thể phỏng vấn sâu các nhà quản lý để nắm được vấn đề nhân sự họ cần đối mặt cũng như năng lực thực sự của đội ngũ nhân lực.
Nhu cầu nhân sự tương lai
Phân tích những yêu cầu về lực lượng lao động cũng là bước quan trọng. Lúc này cần nghiên cứu rõ các biến số như: sa thải, tiêu hao, các vị trí tuyển dụng, thăng chức, thuyên chuyển, sa thải đột ngột, thuyên chuyển… đều cần xem xét để xác định nhu cầu nhân sự tương lai.
Dự báo nhu cầu
Ở bước này cần nắm rõ nguồn cung hiện tại với nhu cầu nhân lực trong tương lai để dự báo chính xác. Điều cấp thiết lúc này là phải hiểu chiến lược cũng như mục tiêu kinh doanh dài hạn để dự báo được nhu cầu nhân lực sao cho đáp ứng được chiến lược của doanh nghiệp.
Chiến lược cung ứng nhân sự
Sau khi nắm được những hạn chế ở cung và cầu nhân lực, đơn vị tư vấn nhân sự sẽ đưa ra kế hoạch tuyển dụng để đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp.
Lê Hoàng Thiên Tân