0236.3650403 (221)

BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (KỲ 1)


ĐỖ VĂN TÍNH

 

Biến động chỉ số giá năm 2022 so với năm 2021

Thị trường giá cả trên thành phố Đà Nẵng có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố như: tình hình chiến sự giữa Nga và Ucraina vẫn diễn biến phức tạp và chưa có hồi kết, giá xăng, dầu thế giới biến động khó lường, khó dự báo; thiên tai, lũ lụt cực đoan... 

Bảng 1 - Chỉ số giá tiêu dùng 2021-08/2014

Năm

2021

2022

2023

8 tháng năm2024

% biến động so với năm trước

2,26%

4,32%

5,08%

3,06%

Mặc dù với nhiều biện pháp quyết liệt trong điều hành giá cả của Chính phủ, các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, xăng dầu, điện… được thực hiện điều chỉnh tiệm cận dần theo giá thị trường, phù hợp trong từng giai đoạn, tuy nhiên lần đầu tiên CPI bình quân của Đà Nẵng đã vượt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% Quốc hội đã đề ra trong năm 2022 và cao nhất trong cả giai đoạn 2018-2022.

Hình 1 – Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2022 so với năm 2021

(Xem hình 1 đính kèm)

Bình quân cả năm 2022, CPI tăng 4,32% so với năm 2021. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có 10/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng, 01/11 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so với bình quân cùng kỳ năm trước. Những nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao hơn so với mức tăng chung: giao thông (+12,9%); đồ uống và thuốc lá (+7,23%); thiết bị và đồ dùng gia đình tăng (+4,76%). Những nhóm hàng tăng thấp hơn so với mức tăng chung: may mặc, mũ nón và giày dép (+4,2%); nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+3,87%); hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+3,84%); hàng hóa và dịch vụ khác (+3,46%); văn hóa giải trí và du lịch (+2,68%); giáo dục (+2,15%); thuốc và dịch vụ y tế (+0,8%). Và duy nhất nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm (- 2,13%) so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Biến động chỉ số giá năm 2023 so với năm 2022

Với nhiều biện pháp quyết liệt trong điều hành giá cả của Chính phủ, các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như dịch vụ y tế, giáo dục, xăng dầu, điện sinh hoạt được thực hiện điều chỉnh trong từng giai đoạn. Năm 2023, CPI của Đà Nẵng có 6 tháng tăng và 6 tháng giảm so với tháng trước, tuy nhiên nếu so với cùng kỳ năm 2022, CPI có xu hướng tăng liên tục qua các tháng. Diễn biến giá cả thị trường cũng cho thấy có dấu hiệu tích cực khi tốc độ tăng CPI thu hẹp dần về cuối năm: quý I tăng 8,65% so với cùng kỳ; quý II tăng 4,87%; quý III tăng 3,75%; quý IV tăng 3,13%. 

Hình 2 – Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 so với năm 2022

(Xem hình 2 đính kèm)

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 12 tháng năm 2023 tăng (+5,08%) so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức tăng bình quân cùng kỳ năm 2022 (+4,32%). Có 09/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng, 02/11 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so với bình quân cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng có mức tăng cao hơn so với mức tăng chung: nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+12,08%); giáo dục (+9,15%); hàng hóa và dịch vụ khác (+5,93%). Nhóm hàng có mức tăng thấp hơn so với mức tăng chung: may mặc, mũ nón và giày dép (+5,05%); đồ uống và thuốc lá (+4,98%); hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+4,41%); thiết bị và đồ dùng gia đình (+3,8%); văn hóa giải trí và du lịch (+2,81%); thuốc và dịch vụ y tế (+0,66%). Giao thông và bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm lần lượt là (-3,4%) và (-0,94%) so cùng kỳ năm trước.

Biến động chỉ số giá 8 tháng năm 2024 với cùng kỳ năm 2023

CPI bình quân 8 tháng năm 2024 tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có 10/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng và 01 nhóm hàng có chỉ số giảm so với bình quân cùng kỳnăm trước. Nhóm hàng có mức tăng bình quân cao là: hàng hóa và dịch vụ khác (+7,41%); giáo dục (+5,08%); thuốc và dịch vụ y tế (+4,80%); nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+3,50%) giao thông (+3,27%). So với bình quân cùng kỳ năm trước, chỉ có nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giảm (-2,27%)

Hình 3 – Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 08/2024 so với cùng kỳ năm 2023

(Xem hình 3 đính kèm)

Nguyên nhân gây ra sự biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại thành phố Đà Nẵng

Năm 2022, Những mặt hàng tăng chủ yếu là mặt hàng thiết yếu, người dân buộc phải chi tiêu. Bên cạnh đó thời tiết không thuận lợi, sản lượng thu hoạch và đánh bắt giảm, nguồn cung ít làm cho nhóm hàng thực phẩm đặc biệt là nhóm rau củ quả và thủy sản tươi sống tăng. Một số hàng quán tăng giá trước việc tăng các chi phí đầu vào, tăng chi phí.

Năm 2023, linh tế thành phố Đà Nẵng giữ được nhịp độ tăng trưởng, tuy nhiên xu hướng tăng trưởng kinh tế năm 2023 thiếu ổn định qua các quý, một số lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu chịu tác động tiêu cực từthị trường thế giới, đặc biệt là các nước đối tác. giá hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố kinh tế, chính trị, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và xung đột quân sự Nga - Ucraina, chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến sụt giảm nhu cầu tiêu dùng ở nhiều nước và tăng trưởng chậm lại. Trong nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân đầu tư công; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sớm ổn định lại và hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó, thị trường các mặt hàng 37 thiết yếu không có biến động bất thường, nguồn cung được bảo đảm, giá hàng hóa tăng, giảm đan xen. Mặc dù với nhiều biện pháp quyết liệt trong điều hành giá cả của Chính phủ, các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, xăng dầu, điện được thực hiện điều chỉnh tiệm cận dần theo giá thị trường, phù hợp trong từng giai đoạn, tuy nhiên CPI của 12 tháng trong năm 2023 vẫn có xu hướng tăng liên tục so với cùng kỳ 2022, trong đó tháng 12/2023 là tháng có tốc độ tăng CPI thấp nhất với 2,65%. Diễn biến giá cả thị trường cho thấy có dấu hiệu tích cực khi tốc độ tăng CPI thu hẹp dần về cuối năm: quý I tăng 8,65% so với cùng kỳ; quý II tăng 4,87%; quý III tăng 3,75%; quý IV tăng 3,13%. CPI bình quân cả năm 2023 tại thành phố Đà Nẵng ước tăng 5,08%, cao nhất trong cả giai đoạn 2019-2023; đã vượt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% Quốc hội đã đề ra trong năm 2023.

8 tháng đầu năm 2024, xét theo diễn biến từng quý, theo đánh giá của Cục Quản lý giá, do quý 1 là giai đoạn trùng với Tết Nguyên đán nên giá cả một số mặt hàng biến động tăng theo quy luật hàng năm: 

Giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 209,09% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng cao nhất 337%, vận tải hành khách đường sắt tăng 21,1%, vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 15,89%. Các dịch vụ này tăng do nhu cầu đi lại của người dân đợt tết Nguyên đán năm nay tăng cao.

       Nhóm lương thực tăng 16,84%, nguyên nhân chủ yếu là vì giá gạo tăng ở các tháng gần đây do ảnh hưởng bởi giá gạo xuất khẩu cao và nhu cầu sử dụng trong đợt tết cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

  • Dịch vụ du lịch trọn gói tăng 10% do nhu cầu du lịch của khách trong nước và quốc tế đến ĐàNẵng ở những tháng gần đây tăng cao, giá tour cũng tăng giá, trong đó du lịch trong nước và ngoàinước lần lượt tăng 14,04% và 5,14%…
  • So với cùng kỳ năm trước, giá điện quý I/2024 tăng 9,24% do nhu cầu tiêu thụ điện của người dân tăng, đồng thời trong thời gian qua tập đoàn điện lực cũng áp dụng mức giá bán điện mới.
  • Nhóm dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 8,53% so với cùng kỳ, do các nhu cầu về các dịch vụ làm đẹp, tăng cường sức khỏe ngày càng cao như cắt tóc, gội đầu, làm tóc, các dịch vụ chăm sóc cá nhân khác.
  • Dịch vụ hiếu hỉ quý này tăng 8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, dịch vụ về hỉ tăng 5,72% và dịch vụ về hiếu tăng 8,87%...
  • Lệ phí công chứng, bảo hiểm và dịch vụ khác tăng 7,74%, trong đó bảo hiểm y tế tăng 20,81% do từ ngày 1/7/2023 áp dụng mức lương cơ bản mới thì bảo hiểm y tế cũng tăng theo.
  • Nhóm dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 5,84%; Giá dịch vụ sửa chữa thiết bị gia đình tăng 3,34%, tăng do chi phí nhân công ở quý này so với cùng kỳ năm trước tăng giá.
  • Dịch vụ giáo dục tăng 4,99%, tăng ở các cấp học tại các trường trên địa bàn thành phố do tăng mức giá học phí vào đầu năm học 2023-2024, riêng các trường phổ thông công lập vẫn được miễn giảm học phí ở năm học này.
  • Giá đồ dùng cá nhân tăng 4,88%, nguyên nhân chủ yếu do giá vàng tư nhân tăng cũng làm cho đồ trang sức tăng 18,97% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân làm giảm CPI trong quý I năm 2024:

  • Giá dầu hỏa, dầu diezel quý I/2024 giảm theo biến động của giá nhiên liệu thế giới, trong đó dầu hỏa giảm 3,11%, dầu diezel giảm 3,22%.
  • Một số loại thiết bị trong gia đình như các loại mặt hàng điện tử, điện lạnh giảm giá: máy giặt giảm 10,27%; thiết bị điện thoại giảm 8,18%; máy điều hòa nhiệt độ giảm 5,71%; thiết bị dùng trong gia đình giảm 5,23%...
  • Một số thực phẩm giảm giá, trong đó thịt lợn giảm 1,42%, trứng các loại giảm 0,67%, dầu mỡ ăn chất béo giảm 7,06%...so với cùng kỳ năm trước cũng ảnh hưởng làm giảm CPI trong quý này.

Sang đến quý 2, giá nhiều mặt hàng phục vụ Tết ổn định trở lại, nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu của người dân không cao nên mặt bằng giá nhìn chung ít biến động.

CPI tháng 4 và tháng 5 chỉ tăng nhẹ 0,05-0,07% so với tháng trước, chủ yếu do một số yếu tố như thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến nguồn cung rau củ tại địa phương, tăng nhu cầu sử dụng điện nước, mua sắm các mặt hàng điện lạnh, cầu tiêu dùng đồ giải khát tăng, từ đó đẩy giá các nhóm hàng này tăng nhẹ. Ngoài ra, kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4-1/5 cũng làm tăng nhu cầu ăn uống ngoài gia đình, du lịch song chỉ số giá các nhóm này cũng chỉ nhích tăng chút ít. Ở chiều ngược lại, giá xăng dầu trong nước theo xu hướng giảm liên tục từ tuần cuối tháng 4/2024 cho đến nay góp phần giảm áp lực lên mặt bằng giá. 

Bên cạnh đó, mức đóng Bảo hiểm y tế (BHYT) thay đổi tăng lên theo mức lương cơ sở mới khi mức lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2024 dẫn đến giá cả các dịch vụ hàng hóa tăng lên, góp phần làm tăng chỉ số giá CPI ở tháng này tăng 0,60% so với tháng trước và tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. https://cucthongke.danang.gov.vn
  2. https://cucthongke.binhdinh.gov.vn
  3. https://cucthongkehanoi.gso.gov.vn
  4. https://thongkehochiminh.gso.gov.vn
  5. https://baophapluat.vn    ngày 25/7/2024
  6. https://tapchilaodongxahoi.vn  ngày 15/9/2024
  7. http://danangtv.vn ngày 12/1/2024

 ​​​​​​​

Files đính kèm