0236.3650403 (221)

VIRAL MARKETING: CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ LAN TRUYỀN VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN THƯƠNG HIỆU


Trong thế giới tiếp thị hiện đại, Viral Marketing hay tiếp thị lan truyền đã trở thành một công cụ cực kỳ mạnh mẽ, cho phép doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng với chi phí thấp và tốc độ nhanh chưa từng thấy. Với sức mạnh của mạng xã hội và internet, các chiến dịch lan truyền thành công có thể đưa thương hiệu vụt sáng chỉ sau một đêm. Vậy tiếp thị lan truyền là gì? Làm thế nào để nó hoạt động hiệu quả và đâu là những lợi ích cũng như rủi ro tiềm ẩn?

1. Viral Marketing là gì?

Tiếp thị lan truyền là một kỹ thuật bán hàng mà trong đó thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ được truyền miệng hoặc lan tỏa nhanh chóng qua internet, email, hoặc mạng xã hội. Mục tiêu là khuyến khích người tiêu dùng chia sẻ thông điệp marketing với bạn bè, người thân, tạo ra sự nhân rộng không ngừng về số lượng người tiếp nhận.

Với đặc tính "lan truyền như virus", một thông điệp hoặc chiến dịch marketing có thể nhanh chóng phủ sóng trên nhiều nền tảng, mang lại lượng tương tác khổng lồ mà các hình thức quảng cáo truyền thống khó có thể đạt được.

2. Đặc điểm và cách thức hoạt động của Viral Marketing

Bản chất của tiếp thị lan truyền là sự kết hợp giữa thông điệp hấp dẫn, người truyền tải phù hợp, và môi trường chia sẻ thuận lợi. Một chiến dịch lan truyền hiệu quả cần đánh đúng vào cảm xúc người xem, từ đó khuyến khích họ chủ động chia sẻ với cộng đồng.

Ba yếu tố cốt lõi:

  1. Thông điệp (Message): Phải độc đáo, dễ nhớ, dễ liên tưởng và đánh trúng tâm lý người xem.
  2. Người truyền tải (Messenger): Thường là người có tầm ảnh hưởng (influencer) hoặc những người dùng tích cực trên mạng xã hội.
  3. Môi trường (Environment): Mạng xã hội như YouTube, TikTok, Instagram, Facebook là những "mảnh đất màu mỡ" cho thông điệp lan rộng.

2. Ưu điểm và nhược điểm của Viral Marketing

Ưu điểm

  • Mở rộng phạm vi tiếp cận: Tiếp cận cả những khách hàng nằm ngoài thị trường mục tiêu ban đầu.
  • Chi phí thấp: So với quảng cáo truyền thống, chi phí để tạo và phát động một chiến dịch lan truyền rẻ hơn nhiều.
  • Tăng trưởng nhanh chóng: Thông qua hiệu ứng dây chuyền, nội dung lan truyền có thể thu hút hàng triệu lượt xem chỉ trong thời gian ngắn.
  • Tạo tiếng vang và sự nhận biết thương hiệu: Một chiến dịch thành công có thể thay đổi hoàn toàn cách nhìn của công chúng về thương hiệu.

Nhược điểm

  • Khó kiểm soát: Một khi thông điệp đã phát tán, doanh nghiệp khó kiểm soát cách nó được diễn giải hoặc biến tướng.
  • Hiệu ứng tiêu cực: Người tiêu dùng có xu hướng chia sẻ thông tin tiêu cực nhiều hơn thông tin tích cực. Nếu chiến dịch bị hiểu sai hoặc gây phản cảm, nó có thể gây thiệt hại cho thương hiệu.
  • Khó đo lường hiệu quả: Việc xác định doanh thu hoặc khách hàng tiềm năng đến từ chiến dịch lan truyền thường không rõ ràng.
  • Nguy cơ về quyền riêng tư: Nếu người tiêu dùng cảm thấy chiến dịch xâm phạm quyền riêng tư hoặc bảo mật, họ sẽ từ chối chia sẻ và thậm chí phản ứng tiêu cực

4.Làm thế nào để khởi động một chiến dịch Viral Marketing?

Để khởi đầu, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu: nâng cao nhận diện thương hiệu hay thúc đẩy doanh số? Sau đó, nghiên cứu kỹ sở thích, thói quen của nhóm khách hàng mục tiêu.

Một số bước quan trọng:

  1. Tạo nội dung dễ chia sẻ: Hấp dẫn, ngắn gọn và liên quan đến các chủ đề đang hot.
  2. Sử dụng influencer hoặc KOL: Họ là những người giúp lan tỏa thông điệp nhanh hơn.
  3. Tận dụng xu hướng và hashtag: Đây là cách hiệu quả để nội dung tiếp cận đúng cộng đồng mục tiêu.
  4. Tạo các cuộc thi, phần thưởng: Tạo động lực để người dùng tham gia và chia sẻ.
  5. Đảm bảo sự minh bạch: Người tiêu dùng hiện nay rất nhạy cảm với các chiến dịch marketing, minh bạch sẽ tạo dựng niềm tin và tăng khả năng chia sẻ.

5. Những công cụ hỗ trợ Viral Marketing

Các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều công cụ để hỗ trợ cho chiến dịch lan truyền:

  • Xây dựng cộng đồng: Diễn đàn, nhóm Facebook, các nền tảng trực tuyến riêng.
  • Tổ chức minigame, cuộc thi: Kích thích sự tham gia và chia sẻ.
  • Sử dụng quảng cáo trả phí: Để tiếp cận bước đầu các đối tượng then chốt, từ đó tạo đà lan truyền tự nhiên.
  • Seeding: Phân phối nội dung đến nhóm người dùng có ảnh hưởng để họ giúp lan tỏa.

Tiếp thị lan truyền là một chiến lược thông minh và hiệu quả cho các doanh nghiệp muốn gia tăng độ phủ và cải thiện hình ảnh thương hiệu với chi phí hợp lý. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được xây dựng và kiểm soát chặt chẽ. Sự minh bạch, am hiểu khách hàng và khả năng nắm bắt xu hướng chính là chìa khóa giúp chiến dịch lan truyền đạt hiệu quả như mong đợi.

(Nguồn: https://www.investopedia.com/)

Phạm Thị Quỳnh Lệ

Khoa Marketing