Nghịch lý sức mạnh AI: Các quốc gia có thể học cách quản trị trí thông minh nhân tạo như thế nào?
Năm 2035, trí thông minh nhân tạo (AI) sẽ có mặt ở khắp nơi. Hệ thống AI điều hành bệnh viện, vận hành hãng hàng không và tranh luận với nhau trong phòng xử án. Năng suất sẽ tăng vọt đến mức chưa từng có, vô số hoạt động kinh doanh trước đây không thẻ tưởng tượng được đã mở rộng quy mô với tốc độ chóng mặt, tạo ra những tiến bộ to lớn về phúc lợi. Các sản phẩm, phương pháp chữa trị và cải tiến mới được tung ra thị trường hàng ngày khi khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, thế giới đang ngày càng khó lường hơn và mong manh hơn khi những kẻ khủng bố tìm ra những cách mới để đe dọa xã hội bằng các vũ khí tấn công mạng thông minh, tân tiến của những người lao động cổ cồn trắng mất việc hàng loạt.
Chỉ một năm trước, kịch bản đó dường như hoàn toàn là hư cấu nhưng đến nay, điều đó dường như gần không thể tránh khỏi. Các hệ thống AI sáng tạo đã có thể viết rõ ràng và thuyết phục hơn hầu hết con người và có thể tạo ra các hình ảnh, tác phẩm nghệ thuật nguyên bản và thậm chí cả lập trình máy tính dựa trên các lời nhắc ngôn ngữ đơn giản. Và AI có thể tạo ra chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Sự xuất hiện của nó đánh dấu một khoảnh khắc Big Bang, sự khởi đầu của một cuộc cách mạng công nghệ thay đổi thế giới từ chính trị đến kinh tế và xã hội.
Giống như các làn sóng công nghệ trong quá khứ, AI sẽ kết hợp sự tăng trưởng và cơ hội phi thường với sự gián đoạn và rủi ro to lớn. Nhưng không giống như các làn sóng trước, nó cũng sẽ tạo ra một sự thay đổi địa chấn trong cấu trúc và sự cân bằng quyền lực toàn cầu vì nó đe dọa vị thế của các quốc gia-dân tộc với tư cách là chủ thể địa chính trị của thế giới. Dù có thừa nhận hay không thì bản thân những người sáng tạo ra AI cũng là những chủ thể địa chính trị và chủ quyền của họ đối với AI càng củng cố thêm trật tự “cực công nghệ” đang nổi lên – một trật tự trong đó các công ty công nghệ sử dụng loại quyền lực trong lĩnh vực của họ từng dành cho các quốc gia. Trong thập kỷ qua, các công ty công nghệ lớn đã trở thành những chủ thể độc lập, có chủ quyền một cách hiệu quả trong lĩnh vực kỹ thuật số mà họ tạo ra. AI đẩy nhanh xu hướng này và mở rộng nó vượt xa thế giới kỹ thuật số. Sự phức tạp của công nghệ và tốc độ phát triển của nó sẽ khiến các chính phủ gần như không thể đưa ra các quy định liên quan với tốc độ hợp lý. Nếu các chính phủ không sớm bắt kịp, có thể họ sẽ không bao giờ làm được.
Rất may, các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới đã bắt đầu nhận thức được những thách thức do AI đặt ra và vật lộn với cách quản lý nó. Tháng 5/2023, nhóm G7 đã khởi động “Quy trìnhAI Hiroshima”, một diễn đàn nhằm vào hài hòa hóa việc quản lý AI. Vào tháng 6, Nghị viện châu Âu đã thông qua dự thảo Đạo luật AI của Liên minh châu Âu (EU), nỗ lực toàn diện đầu tiên của EU nhằm xây dựng các biện pháp bảo vệ xung quanh ngành AI. Vào tháng 7, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi thành lập cơ quan giám sát quản lý AI toàn cầu. Trong khi đó, tại Mỹ, các chính trị gia ở cả hai đảng đang kêu gọi hành động quản lý. Nhưng nhiều người đồng ý với Ted Cruz, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa từ Texas, người đã kết luận vào tháng 6 rằng Quốc hội “không biết mình đang làm điều gì”.
Thật không may, quá nhiều cuộc tranh luận về quản trị AI vẫn bị mắc kẹt trong một tình thế tiến thoái lưỡng nan nguy hiểm: tận dụng trí tuệ nhân tạo để mở rộng sức mạnh quốc gia hay kìm hãm nó để tránh những tủi ro. Ngay cả những người chẩn đoán chính xác vấn đề cũng đang cố gắng giải quyết nó nó bằng cách đưa AI vào các khuôn khổ quản trị hiện có hay mang tính lịch sử. Tuy nhiên, AI không thể bị quản lý như bất kỳ công nghệ nào trước đây và nó đã thay đổi các quan niệm truyền thống về sức mạnh địa chính trị.
Thách thức rất rõ ràng: Thiết kế một khung quản trị mới phù hợp với công nghệ độc đáo này. Nếu việc quản trị AI toàn cầu trở nên khả thi, hệ thống quốc tế phải vượt qua các quan niệm truyền thống về chủ quyền và chào đón các công ty công nghệ tham gia bàn đàm phán. Những chủ thể này có thể không có được tính hợppháp từ một khế ước xã hội, nền dân chủ hay việc cung cấp hàng hóa cho công chúng nhưng nếu không có họ, việc quản trị AI hiệu quả sẽ không có cơ hội. Đây là một ví dụ về việc cộng đồng quốc tế sẽ cần phải suy nghĩ lại những giả định cơ bản về trật tự địa chính trị như thế nào. Tuy nhiên, nó không phải là duy nhất.
Một thách thức bất thường và cấp bách như AI đòi hỏi một giải pháp nguyên bản. Trước khi các nhà hoạch định chính sách có thể bắt đầu xây dựng một cơ cấu quản lý phù hợp, họ sẽ cần phải thống nhất các nguyên tắc cơ bản về cách quản lý AI. Đối với những người mới bắt đầu, bất kỳ khuôn khổ quản trị nào cũng cần phải có tính phòng ngừa, linh hoạt, toàn diện và có mục tiêu. Dựa trên những nguyên tắc này, các nhà hoạch định chính sách nên tạo ra ít nhất ba chế độ quản trị chồng chéo: một chế độ là để thiết lập dữ kiện và tư vấn cho các chính phủ về những rủi ro do AI gây ra, một chế độ là để ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện giữa họ và một chế độ là để quản lý các lực lượng gây rối của một dạng công nghệ không giống bất cứ thứ gì thế giới đã thấy.
Dù muốn hay không, năm 2035 đang đến. Việc nó được xác định bởi những tiến bộ tích cực do AI mang lại hay những gián đoạn tiêu cực do nó gây ra đều phụ thuộc vào những gì các nhà hoạch định chính sách đang làm.
Nhanh hơn, cao hơn, mạnh mẽ hơn
AI có tính khác biệt – khác với các công nghệ khác và khác về tác động của nó đối với quyền lực. Nó không chỉ đặt ra những thách thức về chính sách; bản chất siêu tiến hóa của nó cũng khiến việc giải quyết những thách thức đó ngày càng khó khăn hơn. Đó là nghịch lý sức mạnh AI.
Tốc độ tiến bộ thật đáng kinh ngạc. Hãy lấy Định luật Moore, định luật đã dự đoán thành công việc tăng gấp đôi sức mạnh tính toán cứ sau hai năm. Làn sóng AI mới khiến tốc độ đó có vẻ kỳ lạ. Khi OpenAI ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn đầu tiên, được gọi là GPT-1 vào năm 2018, nó có 117 triệu tham số – thước đo quy mô và độ phức tạp của hệ thống. 5 năm sau, mô hình thế hệ thứ tư của công ty, GPT-4 được cho là có hơn 1000 tỷ. Lượng tính toán được sử dụng để đào tạo các mô hình AI mạnh đã tăng gấp 10 lần mỗi năm trong 10 năm qua. Nói cách khác, các mô hình AI tiên tiến nhất hiện nay – còn được gọi là mô hình “biên giới” – sử dụng sức mạnh tính toán gấp 5 tỷ lần so với các mô hình tiên tiến từ một thập kỷ trước. Quá trình xử lý trước đây phải mất hàng tuần giờ chỉ diễn ra trong vài giây. Các mô hình có thể xử lý hàng chục nghìn tỷ tham số sẽ ra mắt trong vài năm tới. Các mô hình “quy mô bộ não” với hơn 100.000 tỷ tham số – gần bằng số lượng khớp thần kinh trong não người – sẽ khả thi trong vòng 5 năm tới.
Với mỗi cấp độ mới, những khả năng bất ngờ sẽ xuất hiện. Ít ai dự đoán rằng việc tạo ra văn bản thô sẽ cho phép các mô hình ngôn ngữ lớn tạo ra các câu mạch lạc, mới lạ và thậm chí là sáng tạo. Ngày càng ít người mong đợi các mô hình ngôn ngữ có thể sáng tác nhạc hay giải quyết các vấn đề khoa học như một số mô hình hiện nay có thể làm được. Chẳng bao lâu nữa, các nhà phát triển AI có thể sẽ thành công trong việc tạo ra các hệ thống có khả năng tự cải thiện – một bước ngoặt quan trọng trong quỹ đọa của công nghệ này khiến mọi người phải tạm dừng.
Các mô hình AI cũng đang làm được nhiều việc hơn với ít nguồn lực hơn. Các năng lực tiên tiến của ngày hôm qua đang chạy trên các hệ thống nhỏ hơn, rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn ngày nay. Chỉ 3 năm sau khi OpenAI phát hành GPT-3, các nhóm nguồn mở đã tạo các mô hình có cùng mức hiệu suất nhưng nhỏ hơn 1/60 kích thước của nó – tức là vận hành trong sản xuất rẻ hơn 60 lần, hoàn toàn miễn phí và có sẵn cho tất cả mọi người trên Internet. Các mô hình ngôn ngữ lớn trong tương lai có thể sẽ đi theo quỹ đạo hiệu quả này, trở nên sẵn có ở dạng nguồn mở chỉ 2 hay 3 năm sau khi các phòng thí nghiệm AI chi hàng trăm triệu USD để phát triển chúng.
Giống như bất kỳ phần mềm hay mã nào, thuật toán AI dễ dàng sao chép và chia sẻ (hay đánh cắp) hơn nhiều so với tài sản vật chất. Rủi ro phổ biến vũ khí hạt nhân là hiển nhiên. Ví dụ, mô hình ngôn ngữ lớn Llama-1 của Meta đã bị rò rỉ trên Internet trong vài ngày kể từ khi ra mắt vào tháng 3. Mặc dù những mẫu máy mạnh nhất vẫn yêu cầu phần cứng phức tạp để hoạt động, những phiên bản tầm trung có thể chạy trên những máy tính có thể thuê với giá vài USD/giờ. Chẳng bao lâu nữa, những mẫu như vậy sẽ chạy trên điện thoại thông minh. Chưa có công nghệ mạnh mẽ nào lại có thể tiếp cận được, rộng rãi và nhanh chóng đến vậy.
Nguồn: Foreign Affairs
- TỔNG QUAN CHUYỂN ĐỔI SỐ KỸ THUẬT SỐ
- Áp thuế nhập khẩu 50% có giúp sản xuất đồng quay trở lại Mỹ?
- Thuyết phục trung gian tiềm năng làm thành viên kênh
- Chiến lược sản phẩm khác biệt tạo nên thương hiệu của Apple
- Định hướng chiến lược quan trọng nhằm đưa thương mại điện tử trở thành một động lực phát triển bền vững trong kỷ nguyên số