0236.3650403 (221)

Xu hướng quản trị chuỗi cung ứng hiện đại đối với các doanh nghiệp Việt Nam


Về bản chất, quản trị chuỗi cung ứng là việc quy về một mối và thống nhất quản lý và cộng tác giữa các bộ phận. Trước đây, để bán một sản phẩm phải trải qua rất nhiều phòng ban, từ mua hàng, đến bộ phận sản xuất, đến logistics và dịch vụ khách hàng... Công việc ấy vẫn đang diễn ra ở tất cả các công ty, tuy nhiên người ta nhận ra rằng việc không phối hợp giữa phòng ban sẽ làm chuỗi cung ứng trở lên phức tạp. Điều đặc biệt, công việc tối ưu khi đó sẽ trở thành tối ưu cục bộ, dẫn đến lãng phí trong tổng thể doanh nghiệp. Nó chẳng khác gì làm cầu mà không có đường thông xe, chẳng khác gì mua nguyên vật liệu giá rẻ chất đống ở đấy để rồi sản xuất thì cầm chừng.

 

* Thiết kế một dây chuyền cung ứng thân thiện:INTIMATE SUPPLY CHAIN

Dây chuyền cung ứng thân thiện về cơ bản chính là một dạng mới của dây chuyền cungứng truyền thống, bao gồm toàn bộ các hoạt động đưa vào của công ty từ việc yêu cầu mua hàng , hàng kí gửi của nhà cung ứng cho đến các gian hàng tồn kho an toàn của công ty.

SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn cộng tác trực tiếp với khách hàng, nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin lẫn nhau.

Các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống SCM đã và đang từng bước nâng cao nhanh chóng trong hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khoá thành công cho thương mại điện tử. Tuy nhiên, như hầu hết những nhà phân tích kinh doanh đã cảnh báo, chìa khoá này chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất khi chúng tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung ứng. Và trước những yêu cầu kinh doanh mới phát sinh, các công ty cùng cần đến những mô hình dây chuyền cung ứng mới, hiệu quả hơn. Dây chuyền cung ứng thân thiện ra đời từ đó.

 Dây chuyền cung ứng thân thiện sẽ tạo ra giá trị cho các khách hàng tại bất cứ lần tiếp xúc nào. Và cũng thông qua đó tạo điều kiện cho công ty và các đối tác trong mạng lưới kênh phân phối tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

Về cơ bản là một quy trình gồm 5 bước:

Với những đề xuất giá trị đã được nhận ra, một công ty có thể bắt đầu quy trình xây dựng và duytrì Dây chuyền cung ứng thân thiện. Về cơ bản, đây là một quy trình 5 bước:

1. Tạo dựng môi trường cho sự thay đổi văn hoá.Việc chuyển từ Dây chuyền cung ứng có trọng tâm sản phẩm (Product-centric supply network) sang Dây chuyền cung ứng có trọng tâm khách hàng (Customer-centric supply network) sẽ yêu cầu một vài thay đổi văn hoá. Những thay đổi này lan truyền khắp các đối tác kênh cung ứng. Tất cả các đối tác, cả trong và ngoài, đều phải nhất trí rằng yếu tố then chốt chính làm việc làm sao để gia tăng giá trị cho khách hàng vốn được xác định bởi các đề xuất giá trị mục tiêu.

2. Không ngừng xem xét, phân tích các phân đoạn khách hàng. Việc gỡ bỏ các vấn đề liên quan tới trọng tâm sản phẩm và tổ chức lại xung quanh yếu tố lợi nhuận phân đoạn khách hàng là rất quan trọng để xây dựng một Dây chuyền cung ứng thân thiện. Mục tiêu là nhằm không ngừng nhận ra những phân đoạn khách hàng nào thực sự đem lại lợi nhuận cho công ty. Từ các thông tin đó, những đề xuất giá trị mới có thể được xây dựng không chỉ đào sâu thêm mối quan hệ đối tác thân ái với các khách hàng tốt nhất mà còn giúp đỡ gia tăng lợi nhuận.

3. Vạch ra Sơ đồ dây chuyền cung ứng thân thiện.Các dữ liệu định lượng và định tính từ bước 2 nên cung cấp một “bản đồ địa lý” cơ sở dữ liệu khách hàng và chỉ ra những phương cách then chốt có được lòng trung thành, giá trị và sự thoả mãn của khách hàng. Đến lượt mình, kiến thức này sẽ cho phép các nhà quản lý trong kênh cung ứng có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng với lựa chọn tối ưu được đưa ra bởi các điểm nút kênh cung ứng thích hợp nhất. Bản đồ sẽ tạo điều kiện tối ưu hoá việc hợp tác qua lại các kênh cung ứng sản phẩm và dịch vụ để chúng luôn đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Cuối cùng, khách hàng sẽ không thấy được một vài chủ sở hữu sản phẩm rải rác dọc dây chuyền cung ứng, mà thay vào đó là một giải pháp đơn lẻ được thiết kế đáp ứng các nhu cầu đơn nhất của khách hàng.

4. Ứng dụng các công nghệ thích hợp. Thực trạng công nghệ dây chuyền cung ứng ngày nay vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Các giải pháp sẵn có giải quyết toàn các lĩnh vực khác nhau từ các cổng tiếp thị (marketing portals), quản lý mối quan hệ khách hàng trọn gói (Packaged customer relationship management - CRM), các công cụ quản lý hợp đồng và dịch vụ, các chương trình hoạch định hợp tác, dự đoán và bổ sung (Collaborative planning, forecasting, and replenishment programs - CPFR), và các giải pháp quản lý mối quan hệ đối tác (Partner relationship management - PRM). Trong việc đánh giá sự mở rộng của các sản phẩm ngoài đó, những nhà quản trị dây chuyền cung ứng cần phải hết sức cẩn thận thích nghi với các công nghệ trên vốn đóng vai trò hỗ trợ quản lý trọng tâm khách hàng (customer-centric management) ở bất kỳ nơi nào trong mạng lưới cung ứng.

5. Giám sát, đánh giá, trau chuốt.Có lẽ nhiệm vụ khó khăn nhất của Dây chuyền cung ứng thân thiện đó là nhận ra phương cách đánh giá trọng tâm khách khách hàng (customer-centric measurements). Các phương cách nên bao gồm việc tuyên bố những giá trị sản phẩm, dịch vụ của kênh cung ứng tổng thể. Chúng cần chú trọng kỹ lưỡng vào mức độ lợi nhuận theo phân đoạn khách hàng và nên nêu bật sự thay đổi hành vi và nhu cầu của khách hàng. Không có những phương cách đánh giá như vậy, các dây chuyền cung ứng sẽ trở lại thành mô hình truyền thống trước đây chỉ tập trung vào sản phẩm/dịch vụ mà bỏ qua yếu tố khách hàng.

Bài viết: Mai Thị Hồng Nhung