XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU XÂY DỰNG.
1. Xác định địa điểm đầu tư.
* Nội dung cần phântích khi lựa chọn địa điểm đầu tư.
Việc lựa chọn địa điểm đầu tư của dự án là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn, bởi vì địa điểm có tác động lâu dài đến hoạt động của dự án và ảnh hưởng đến các hoạt động khác xung quanh địa điểm đó. Vì lý do này nên khi chúng ta chọn sai địa điểm sẽ rất khó khắc phục hậu quả và nếu khắc phục được thì chi phí sửa chữa sai lầm rất lớn. Để chọn được một địa điểm tôt cần phải phân tích các vấn đề sau:
-Quy hoạch của ngành và quy hoạch tổng thể nơi định chọn địa điểm, đây là căn cứ pháp lý cho sự tồn tại lâu dài tại địa điểm đó nhằm tránh sự di chuyển gây tốn kém và bất lợi cho nhà đầu tư.
-Gần thị trường tiêu thụ và gần nơi cung ứng nguyên vật liệu nhằm hạnchế chi phí vận chuyển và bảo quản nguyên vật liệu
-Hệ thống cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước. Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến đầu vào cũng như đầu ra của dự án khi đi vào hoạt động.
-Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán, nguồn lao động tại chỗ, giải quyết ô nhiễm môi trường, diện tích địa điểm để đặt nhà máy phù hợp với yêu cầu hiện tại và khả năng mở rộng trong tương lai, điều kiện về địa chất, khí hậu... tất cả những vấn đềnày phải được sự đồng ý của cư dân sinh sống trong khu vực và chính quyền địaphương nhằm tránh những phiền phức gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình hoạt động của dự án.
Tóm lại: tất cả những nội dung phân tích trên nhằm đảm bảo nguyên tắc an toàn và tránh rủi ro khi lựa chọn địa điểm đầu tư.
* Phương pháp lựa chọn địa điểm đầu tư tốt nhất.
-Phương pháp điểm hòa vốn: mục tiêu của phương pháp này là căn cứ vào hàm tổng chi phí cực tiểu để chọn.
-Phương pháp mô hình bài toán vận tải: sử dụng khi xác định được nhiều địa điểm sản xuất và nhiều địa điểm tiêu thụ sản phẩm, mục tiêu là chọn những địa điểm nào có hàm chi phí cực tiểu.
* Mô tả khu vực địa điểm đã chọn.
-Giải trình lý do chọn địa điểm.
-Sơ đồ tổng mặt bằng hiện trạng.
-Kếhoạch giải tỏa và chi phí đền bù.
-Những ảnh hưởng bất lợi đến môi trường và biện pháp xử lý.
2.Nhu cầu xây dựng nhà xưởng.
* Yêu cầu đối với hệ thống nhà xưởng.
-Phải phù hợp với công nghệ và trang thiết bị đã lựa chọn, nhà xưởng phải tuân thủ theo sơ đồ quy trình công nghệ.
-Đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động như: hệ thống chiếu sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, khói bụi, sự thoải mái trong thao tác thiết bị cho người lao động, hệ thống phòng chống cháy nổ, bảo vệ an toàn tài sản.
-Hệ thống nhà xưởng sản xuất, văn phòng làm việc của bộ phận quản lý, hệ thống nhà kho, các công trình phụ trợ phải được bố trí hợp lý, thuận tiện cho sự phối hợp làm việc giữa các bộ phận.
-Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.
-Xác định các hạng mục công trình nhà xưởng cần có như: văn phòng, nhà xưởng sản xuất, nhà kho, nhà ăn, khu vui chơi giải trí.
-Hệ thống xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, hệ thống đường giao thông nội bộ,hệ thống điện nước, thông tin.
-Các công trình xây dựng cơ bản khác.
* Giải trình về kỹ thuật xây dựng.
-Lập sơ đồ bố trí tổng mặt bằng của toàn bộ dự án, bản vẽ thiết kế của hạng mục công trình sơ đồ bố trí máy móc thiết bị, bản vẽ chi tiết và tiến độ thi công. Các tài liệu này cho thấy toàn bộ kiến trúc công trình sẽ xây dựng tại địa điểm đã được chọn
-Lựa chọn các giải pháp kỹ thuật thi công và thiết bị thi công
-Các giải pháp thi công và lập lịch trình thi công, nêu rõ thời gian cần phải hoàn thành từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình, những hạng mục công trình nào cầnphải làm trước, làm sau, làm song song, ngày bắt đầu khởi công, dùng sơ đồ GANTT, PERT, đê phản ánh trình tự các công việc phải làm một cách cụ thể và rõ ràng.
- Phương thức xây dựng được lựa chọn: đấu thầu, tự làm.
Tóm lại, chương này tập trung trình bày các vấn đề về địa điểm thực hiện dự án, công suất máy móc thiết bị, thị trường tiêu thụ sản phẩm và những yếu tố đầu vào. Đây là những căn cứ quan trọng để xác định nhu cầu vốn đầu tư cho dự án./.
Nguyễn Thị Minh Hà