0236.3650403 (221)

Việt Nam sẽ trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2050


11/2015 - TP Hồ Chí Minh - Ngân hàng HSBC cho biết trong một báo cáo ngày 24 Tháng 11, Việt Nam đang đi đúng hướng để trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 10 trên thế giới vào năm 2050 với giá trị xuất khẩu ước đạt 1.437 tỷ USD.

Việt Nam sẽ xếp sau các quốc gia khác như Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mexico, Pháp, Nhật Bản và Singapore như trong báo cáo của HSBC. Bản báo cáo cho rằng châu Á đã sẵn sàng để đốt cháy một thập kỷ tăng trưởng thương mại toàn cầu và là điểm khởi đầu cho lượng xuất khẩu gấp 4 lần trên toàn thế giới, dự đoán lên tới 68,5 nghìn tỷ USD vào năm 2050.

Do bùng nổ của thương mại châu Á, tỷ trọng của khu vực trong xuất khẩu toàn cầu sẽ tăng  lên 27% vào năm 2050 từ 17% như hiện nay, sự gia tăng này sẽ đánh dấu làn sóng thứ ba của toàn cầu hóa nhờ các công nghệ mới và hội nhập kinh tế ngày càng tăng.

Tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương được dự báo sẽ tăng từ khoảng một phần ba vào năm 2015 lên 46% vào năm 2050. Tỷ trọng của Tây Âu dự kiến sẽ giảm từ 34% còn 22%, và Bắc Mỹ sẽ giảm từ 11% còn 9%.

Báo cáo chỉ ra ba làn sóng phát triển thương mại, đầu tiên là 1865-1913, thứ hai 1950-2007 và thứ ba sẽ diễn ra từ năm 2015 đến năm 2050. Bản đồ thương mại thế giới được tạo ra bởi làn sóng toàn cầu hóa thứ ba này có thể khác đi bắt đầu từ 25/11/2015, như chuyển đổi nhân khẩu học và kinh tế đi lên - với gần ba tỷ người gia nhập tầng lớp trung lưu vào năm 2050, phần lớn là ở các thị trường mới nổi - dẫn tới sự thay đổi đáng kể trong các mô hình thương mại.

Trong làn sóng toàn cầu hóa thứ ba này, Việt Nam sẽ tăng cường vị thế của mình, trở thành nước xuất khẩu lớn thứ mười thế giới vào năm 2050 với giá trị xuất khẩu đạt 1.437 tỷ USD.

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu để trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, với sức ảnh hưởng ngày càng tăng tại châu Á với việc mở rộng các dự án như sáng kiến 'One Belt, One Road' và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Ấn Độ cũng có tiềm năng phát triển mạnh, và được dự báo sẽ vượt qua Trung Quốc.

Dự báo tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa từ Ấn Độ đạt trung bình 6%/ năm trong giai đoạn 2025-2050, chỉ ít hơn Trung Quốc 5%/ năm.

Báo cáo chỉ ra bốn "cơn gió mậu dịch" (trade winds) sẽ thúc đẩy cơ hội cho các nhà lãnh đạo kinh doanh: cách mạng công nghiệp hoá, chuyển sang mô hình sản xuất đại trà theo nhu cầu của khách hàng (Mass customization), giảm mạnh chi phí vận tải và hậu cần, tự do hóa hơn các chính sách thương mại và sự tiến hóa của mô hình hoạt động kinh doanh.

"Trong 35 năm tới, 4 cơn gió mậu dịch sẽ tiếp tục thúc đẩy sự đổi mới và tư duy mới để giúp các công ty phát triển mạnh và cạnh tranh trong một thị trường toàn cầu biến động cao và có nhịp độ nhanh", báo cáo cho biết.

Giảng viên: Huỳnh Tịnh Cát