VÌ SAO PHẢI NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ THAY ĐỔI GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN THEO THỜI GIAN
Tính chất của hoạt động đầu tư là thời gian dài hàng chục năm. Dưới tác dụng của lãi suất, với thời gian trôi qua dài như thế thì giá trị của đồng tiền đã có sự thay đổi lớn, đến mức không thể bỏ qua được sự thay đổi này. Muốn ngay trước khi bắt tay vào việc đầu tư ta có thể đánh giá đúng đắn lợi hại của cơ hội đầu tư thể hiện cụ thể bằng lời lỗ, bằng các chỉ tiêu hiệu quả thì về mặt học thuật, không thể không xét đến quy luật thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian. Có thể xem đây là một vấn đề lý luận quan trọng của kinh tế thị trường được trình bày trong các tài liệu nói về “phân tích định lượng trong quản trị”.
Nếu hôm nay ta đầu tư 1 triệu đồng, với lãi suất 12% năm thì một năm sau ta sẽ có được 1.12 triệu đồng. Ta nói rằng đồng tiền có giá trị thay đổi theo thời gian dưới tác động của lãi suất.
Ta cũng có thể nói rằng 1 đồng của hồm nay tương đương với 1,12 đồng của ngày này năm sau, hoặc 1,12 đồng của ngày hôm nay tương đương 1 đồng của ngày này năm ngoái với lãi suất 12%.
Khái niệm giá trị tương đương giúp ta có thể quy đổi các khoản tiền xuất hiện tại các thời điểm bất kỳ về một thời điểm bất kỳ nào khác trên trục thời gian, kể cả gốc 0 hoặc một năm n nào đó trong tương lai.
Về thời gian ta chia ra các đoạn để tính toán. Dự án đầu tư dùng đơn vị thời đoạn là năm. Đối với các hoạt động khác, đơn vị thời đoạn có thể là ngày, tuần, tháng, quý, 6 tháng….
Tiền đem đầu tư phải tạo ra tiền lớn hơn, nghĩa là tất cả các quyết định đầu tư tài chính phải đặt trong bối cảnh sinh lợi của tiền tệ, bỏ một đồng đầu tư hôm nay luôn mong rằng sau một khoảng thời gian nhất định phải thu về được một lượng tiền lớn hơn 1 đồng. Đây là nguyên tắc giống như một chân lý hiển nhiên.
Thứ hai: Trong quản lý tài chính, các nhà quản lý có khuynh hướng thích chiết khấu số lượng tiền trong tương lai về hiện tại bởi lẽ họ không chắc chắn rằng những điều mà mình đã dự đoán có thể xảy ra trong tương lai hay không? Tương lai lúc nào cũng bao hàm một ý niệm không chắc chắn, do đó một đồng
nhận được trong tương lai không thể có cùng giá trị với một đồng nhận được
ngay hôm nay.
Thứ ba: Tiền tệ sẽ bị mất sức mua trong điều kiện có lạm phát. Trong môi trường lạm phát tiên tệ sẽ bị mất sức mua theo thời gian. Điều này làm một đồng nhận được trong tương lai có giá trị ít hơn một đồng nhận được ngay hôm nay. Hiện giá hôm nay của một số lượng tiền nhận được trong tương lai sẽ giảm đi khi chúng ta xem xét đến chính sách lãi suất hiện hành hoặc sự không chắc chắn trong tương lai hoặc yếu tố lạm phát hoặc cả 3 yếu tố trên. Phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn sự cách sử dụng và tính toán xác định hai khái niệm căn bản của thời giá tiền tệ là giá trị tương lai và giá trị hiện tại của một số tiền và của một dòng tiền.
Giảng viên: Phạm Thị Thu Hương