VĂN HÓA NHÓM TẠI CÔNG TY TOYOTA
Công việc nhóm là một trong những giá trị cốt lõi của Toyota, bên cạnh sự tin tưởng , cải tiến không ngừng, suy nghĩ dài hạn, tiêu chuẩn hóa, sáng kiến và giải quyết vấn đề. Câu tuyên ngôn về giá trị của Toyota như sau: “ Để đảm bảo sự thành công trong công ty chúng ta, mỗi thành viên nhóm có trách nhiệm làm việc cùng nhau, giao tiếp một cách thành thật, chia sẻ những ý tưởng và đảm bảo các thành viên trong nhóm hiểu được”
Vậy thì văn hóa của Toyota phản ánh tầm quan trọng của việc làm việc nhóm như thế nào?
Trước tiên, mặc dù chủ nghĩa cá nhân là một giá trị nổi bật trong nền văn hóa phương Tây, nó đã được giảm nhẹ tại Toyota. Điều Toyota tập trung là vào hệ thống, trong đó con người và sản phẩm được xem như các dòng giá trị đan xen vào nhau và con người được đào tạo để trở thành những người giải quyết vấn đề cũng như để làm cho hệ thống sản phẩm tốt hơn.
Thứ hai, trước khi tuyển dụng, Toyota kiểm tra các ứng viên để đảm bảo rằng họ không chỉ phải có năng lực và kỹ năng kỹ thuật mà còn phải làm việc theo nhóm – có khả năng tin tưởng nhóm của mình, có khả năng hợp tác giải quyết công việc thoải mái dễ dàn, và có động lực theo đuổi thực hiện các kết quả tập thể.
Thứ ba, không có gì ngạc nhiên, Toyota cấu trúc công việc công ty theo nhóm. Mọi nhân viên Toyota đều biết câu châm ngôn “Đoàn kết là sức mạnh”. Hình thức nhóm không chỉ được sử dụng trong quá trình sản xuất mà còn trong mọi mức độ cấp bậc chức năng: trong bán hàng và marketing, tài chính, cơ khí kỹ thuật, thiết kế và trong các cấp quản lý điều hành.
Thứ tư, Toyota xem nhóm như là sức mạnh trung tâm của tổ chức. Lãnh đạo cũng theo nhóm, chứ không phải là các cách khác. Khi được hỏi liệu ông có cho hình ảnh bản thân vào trong quảng cáo như các nhà sản xuất ô tô khác thường làm không. Tổng giám đốc Toyota Mỹ, ông Yuki Funo cho biết, “Không, chúng tôi muốn đó là hình ảnh của tất cả mọi người trong công ty. Họ là những anh hùng. Không phải là một cá nhân đơn nhất nào hết”.
Câu hỏi
1. Bạn có nghĩ Toyota thành công bởi văn hóa định hướng nhóm của mình không, hay bạn nghĩ còn có lý do khác?
2. Bạn có nghĩ mình sẽ làm việc thoải mái trong văn hóa công ty Toyota không? Nếu có thì vì sao và không thì vì sao?
3. Phản ứng trước cuộc suy thoái và quý đầu tiên bị lỗ, các nhà lãnh đạo của công ty đã chấp nhận cắt giảm 10% lương trong năm 2009 để tránh tình trạng phải cho công nhân nghỉ việc tạm thời. Theo bạn những phản ứng như trên có phải là một biện pháp tốt để phát triển tình “Tương thân tương ái”? Rủi ro trong những kế hoạch kiểu như vậy là gì?
4. Gần đây, tập đoàn DHC, một công ty được cấu thành từ 33 đại lý ô tô đã quyết định áp dụng văn hóa công ty của Toyota vào công ty của mình, đặc biệt nhấn mạnh vào làm sự hợp tác có tổ chức. Tổng giám đốc của DHC, Suán Scarrola đã phát biểu rằng, “Cố gắng mang nét văn hóa công ty đó vào sự vận hành hàng ngày là rất khó khăn”. Nó không phải là việc mỗi người có thể lập tức nắm bắt, ngay cả đối với các cấp lãnh đạo”. Theo bạn thì nét văn hóa công ty đó liệu có thể tồn tại trong một thị trường ô tô cạnh tranh khốc liệt như hiện nay không? Nếu có thì tại sao và không thì tại sao?
Nguyễn Thị Thảo