0236.3650403 (221)

VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TỆ NẠ XÃ HỘI


Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa phải là tội phạm, là những thói hư tạt xấu, trái với thuần phong mỹ tục,đạo đức của dân tộc do nhiều người mắc phải gây tác hại đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta. Tệ nạn xã hội rất đa dạng gồm có: văn hóa phẩm đồi trụy, cao bồi càng quấy, bói toán, mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, tham nhũng, lạm dụng chức quyền.Từ góc độ khác: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến gây ảnh hưởng xấu về đạo đức và những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội.

 Xét về bản chất tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn xã hội của các cá nhân, các nhóm mà cần phải loại bỏ. Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực dễ lây lan và lây lan rất nhanh trong cộng đồng, hình thức thì rất đa dạng, phong phú và luôn biến đổi, phát triển.  Tệ nạn xã hội gây tác hại lớn cho đời sống cộng đồng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, sức khỏe.

Tệ nạn xã hội (ngoài xã hội):Tệ nạn ma túy, cờ bạc, sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy, hiếp dâm, bắt cóc mua bán phụ nữ trẻ em, mê tín dị đoan, bói toán, ăn xin, tảo hôn, đua xe trái phép, bạo hành gia đình, buôn lậu và gian lận trong thương mại,....

Tệ nạn xã hội trong thiết chế (bộ máy nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội): Tệ nạn tham nhũng, hối lộ, quan liêu, hách dịch, lợi dụng chức vụ quyền hạn. Ở nước ta có nhiều loại tệ nạn xã hội cũng chính là tội phạm. Song trên thực tế các loại tệ nạn xã hội có tính chất nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay là: ma túy, mại dâm, cờ bạ, tham nhũng,...đây vừa là tệ nạn vừa là tội phạm có xu hướng diễn biến phức tạp, phát triển nhanh và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

 Theo thống kê mới nhất, số lượng người bán dâm trong toàn quốc ước tính khoảng 30.000 người, trong khi đó, cả nước hiện có 172.000 người nghiện, tăng 13.400 người so với năm 2012. Số người nghiện đang ở cộng đồng chiếm 65%. Đây là những con số nhức nhối và là gánh nặng không nhỏ cho xã hội và ngành y tế được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc. Trước tình hình tệ nạn mại dâm, ma túy và  HIV/AIDS còn diễn biến phức tạp nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách, công cụ nhằm đẩy mạnh, giải quyết các  vấn đề tệ nạn xã hội. Một trong số công cụquan trọng của Nhà nước là NSNN.

NSNN thể hiện vai trò quan trọng trong việc góp phần giải quyết các vấn đề xã hội thông qua hai nguồn: Thu từ các vi phạm hành chính về các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, cờ bạc, vi phạm về quy định phòng chống tệ nạn xã hội trong các nhà hàng ăn uống, hoạt động của cơ sở lưu trú, dịch vụ xoa bóp đều phải bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ. Thông qua việc xử lý các vi phạm  mang tính răng đe, đánh vào ý thức của người vi phạm không những có thể làm hạn chế phần nào tệ nạn XH mà còn góp phần tạo nguồn thu cho NSNN.

Một biểu hiện cụ thể cho vấn đề trên là: Theo THÔNG TƯ LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - LAO ĐỘNG – TBXH về hướng dẫn việc thu và sử dụng tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về các tệ nạn xã hội (Căn cứ vào Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ về quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoạt động và dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội, đẩy mạnh, bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng.) có quy định:Kho bạc nhà nước thực hiện thu tiền phạt theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp có khiếu nại và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì căn cứ vào quyết định giải quyết khiếu nại để cơ quan kho bạc Nhà nước thu thêm hoặc trả lại số chênh lệch theo quyết định mới. Định kỳ hàng quý, năm kho bạc Nhà nước báo cáo quyết toán việc sử dụng biên lai thu tiền phạt với cơ quan thuế nơi cấp biên lai. Định kỳ một tháng 2 lần vào ngày 15 và ngày 30 hàng tháng, kho bạc Nhà nước và cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt tổng hợp, đối chiếu toàn bộ số tiền thu phạt để nắm số tiền thu được, số chưa thu, chưa nộp và những trường hợp phải cưỡng chế thi hành.  Toàn bộ số thu tiền phạt vi phạm hành chính đối với các tệ nạn xã hội được để lại 100% cho ngân sách địa phương, theo dõi riêng và bổ sung vào kinh phí phòng, chống tệ nạn xã hội kể cả kinh phí phòng chống tệ nạn xã hội của các cơ quan Trung ương. Số tiền thu, phạt hành chính về vi phạm tệ nạn xã hội được ghi vào chương 99 loại 14 khoản 01 hạng 9 mục 47 "thu xử phạt vi phạm tệ nạn xã hội" mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành. Đồng thời NSNN cũng thông qua chi NSNN để góp phần ổn định xã hội, giải quyết các tệ nạn. Thông qua NSNN, tài trợ cho các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, tài trợ cho các chương trình việc làm, chính sách dân số, xóa đói giảm nghèo, các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội khác…như  mở rộng và nâng cấp các trại giáo dưỡng, trung tâm cai nghiện, trung tâm dạy nghề cho các đối tượng vi phạm, đầu tư trang bị cho công tác thanh tra, kiểm soát, các cơ quan ban ngành phòng chống tệ nạn xã hội. Cụ thể các khoản chi giải quyết các vấn đề tệ nạn XH được quy định tại mục 3 Nghị định 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ như sau: Nội dung chi quỹ phòng chống tệ nạn xã hội địa phương: Chi cho công tác tổ chức các đội kiểm tra, kiểm soát, phòng chống tệ nạn xã hội tại địa phương.  Chi mua sắm, trang bị phương tiện p hục vụ cho công tác phòng, chống tệ nạn xã hội của các cơ quan chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội tại địa phương như Công an, Bộ đội biên phòng, Lao động - Thương binh xã hội.

 Chi cho công tác khảo sát, điều tra, truy quét các tụ điểm, ổ nhóm, đường dây hoạt động mại dâm, ma tuý, cơ bạc.  Chi cho công tác học tập, trao đổi nghiệp vụ của các cán bộ trong đội kiểm tra và xử phạt hành chính, cán bộ chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị, Nghị định của Chính phủ. Chi phí cho việc chuyên chở các hiện vật bị thu, giữ theo quyết định xử lý vi phạm và chi cho việc bảo quản chở xử lý các hiện vật thu giữ.

Chi bổ sung mua sắm trang thiết bị cho các điểm nộp tiền phạt của hệ thống kho bạc Nhà nước. Chi bồi dưỡng cho những người làm nhiệm vụ ngoài giờ và những người có thành tích trong việc tham gia vận động tuyên truyền, giáo dục, phát hiện và xử lý các vi phạm, cụ thể:  Chi bồi dưỡng cho những người làm đêm, làm thêm giờ vận dụng theo Thông tư số 10/LĐTBXH-TL ngày 19/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.  Chi thưởng: Mức thưởng tối đa không quá 30% số tiền phạt đối với các vụ việc phức tạp (thưởng cho cả tập thể, cá nhân) những người có thành tích liên tục trong năm tham gia vào công tác phòng, chống, phát hiện, xử lý... có thể xét thưởng cả năm, nhưng mức tối đa không quá 200.000 đ bình quân cho một tháng.

 Chi công tác phí (nếu có) theo chế độ hiện hành của Bộ Tài chính.

 Chi cho các hoạt động tuyên truyền in ấn tài liệu để phổ biến việc thực hiện Nghị định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống tệ nạn xã hội.

 Các chi phí khác phát sinh trong quá trình thực hiện xử phạt hành chính các vi phạm về các tệ nạn xã hội theo Nghị định số 88/CP của Chính phủ mà chưa có trong các nội dung chi đã nêu trên; nhưng việc chi này phải trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt và được thực hiện đúng chế độ chi tiêu và quản lý tài chính hiện hành.

 Lập dự toán chi và cấp phát kinh phí:  Căn cứ vào nội dung chi quy định ở điểm 2 phần II các Bộ, ngành, các đơn vị được giao nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh, thành phố lập dự toán chi gửi Sở Tài chính - Vật giá và Sở Lao động - Thương binh và xã hội địa phương để tổng hợp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xét duyệt và quyết định mức chi làm căn cứ để cấp phát kinh phí cho hoạt động theo từng tháng, quý.

 Sở Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với Sở tài chính - Vật giá căn cứ vào số thu về xử phạt và số chi theo nội dung quy định ở trên để cân đối kế hoạch thu, chi đảm bảo thu đúng, thủ đủ, cấp phát kinh phí quản lý việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, chế độ quy định và thực hiện quyết toán thu, chi theo chế độ tài chính hiện hành.

Nhà nước xem NSNN là công cụ quan trọng trong việc giải quyết tệ nạn xã hội, bằng việc thu và chi NSNN một cách hiệu quả chính phủ đã hạn chế, bài trừ các tệ nạn xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân, đảm bảo vai trò của một nhà nước Xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân.

ThS. Hoàng Thị Xinh - Khoa QTKD