VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Các chức năng kinh tế chủ yếu của Chính phủ
Để khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, Chính phủ thực hiện các chức năng kinh tế chủ yếu sau:
· Xây dựng pháp luật, các quy định và quy chế điều tiết
Chính phủ đề ra hệ thống luật pháp, trên cơ sở đó đặt ra những điều luật cơ bản về quyền sở hữu tài sản và họat động của thị trường. Chính phủ cũng như chính quyền các cấp còn lập nên một hệ thống quy định chi tiết, các quy chế điều tiết...nhằm tạo nên một môi trường thuận lợi và hành lang an toàn cho sự phát triển có hiệu quả của các họat động kinh tế.
· Ổn định và cải thiện các họat động kinh tế
Chính phủ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như : Kiểm soát thuế khóa, kiểm soát số lượng tiền trong nền kinh tế...mà cố gắng làm dịu những dao động lên xuống trong chu kỳ kinh doanh, hạn chế thất nghiệp, lạm phát, phá vỡ sự trì trệ.
· Tác động việc phân bổ các nguồn lực
Chính phủ có thể tác động đến sự phân bổ nguồn lực bằng cách trực tiếp tác động đến sản xuất “cái gì”, qua sự lựa chọn của Chính phủ, qua hệ thống pháp luật, tác động đến khâu phân phối “cho ai” qua thuế và các khoản chuyển nhượng. Chính phủ cũng có thể tác động đến sự phân bổ nguồn lực một cách gián tiếp thông qua thuế, trợ cấp đối với giá cả và mức sản lượng sản xuất.
· Quy hoạch và tổ chức thu hút các nguồn đầu tư về kết cấu hạ tầng
Các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tầm quan trọng, quy mô của nó đòi hỏi Nhà oóc phải là người đứng ra chăm lo từ khâu quy hoạch, đến tổ chức phộihơp đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng.
Xây dựng các chính sách, các chương trình tác động đến khâu phân phối lại thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội; thông thường đó là các chương trình kinh tế - xã hội, chính sách thuế, trợ cấp, đầu tư cho các công trình phúc lợi.
2. Phương pháp khắc phục của Chính phủ
· Sử dụng các công cụ để tiết chế và khắc phục những thất bại
- Hệ thống pháp luật
- Công cụ tài chính: thuế, trợ giá, bảo hiểm, đầu tư...
- Công cụ tín dụng: bảo đảm lưu thông tiền tệ lành mạnh, xác định lãi suất tiền gửi và tiền vay ngân hàng hợp lý...
- Tổ chức, sử dụng và đổi mới hệ thống kinh tế chính phủ để thực sự là công cụ đắc lực định hướng phát triển kinh tế, khắc phục các khuyết tật và trục trặc của kinh tế thị trường.
· Điều tiết độc quyền tự nhiên
Độc quyền tự nhiên là một doanh nghiệp cung ứng toàn bộ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, có sức mạnh thị trường. Độc quyền tự nhiên hình thành do 3 nguyên nhân: Phát minh sáng chế, kiểm soát đầu vào, qui định của Chính phủ và có đặc điểm chủ yếu là đường AC không uốn cong thành hình chữ U mà dốc thoải xuống trục hoành và tiệm cận với trục hoành, đường MC luôn nằm dưới đường AC và không bao gờ cắt đường AC ở điểm cực tiểu. Nếu không điều tiết độc quyền tự nhiên thì độc quyền tự nhiên sẽ lũng đoạn toàn ngành và gây ra những trục trặc nhất định là tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng và của xã hội.
Có 2 phương pháp điều tiết:
+ Điều tiết qua giá: Xác định cho độc quyền tự nhiên một mức giá tối đa (giá trần) .
+ Điều tiết qua sản lượng: Xác định cho độc quyền tự nhiên một mức sản lượng tối thiểu.
Phương pháp điều tiết qua sản lượng dễ được chấp nhận nhất, vì đó là phương pháp thỏa thuận và thương lượng. Các loại chi phí cho điều tiết thường gồm : chi phí hành chính, chi phí tổ chức, chi phí bắt buộc khác.
Cần so sánh hiệu quả, mục tiêu điều tiết với các chi phí này.
Chính phủ không điều tiết ở QA và PA (vì ở đây thua lỗ) và ở QB và PB (vì ở đây ĐQTN có lợi nhuận) và ở QC và PC chính là mức sản lượng tối thiểu và mức giá tối đa (giá trần) mà Chính phủ quy định cho độc quyền tự nhiên.
Trương Hoàng Hoa Duyên