Vai trò của các thành viên trong hộ gia đình
Cùng với sự thay đổi về quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình hiện nay, sự phân biệt giới tính trong các quyết định mua sắm hàng hóa cũng không tồn tại.
vVai trò của chồng và vợ trong quyết định mua hàng gia đình
Nhìn chung trong những gia đình truyền thống, người chồng đóng vai trò người cung cấp vật chất và có quyền lãnh đạo trong gia đình và người vợ có vai trò cung cấp tình cảm và sự trợ giúp tinh thần. Người chồng có khuynh hướng đưa ra những quyết định về thuộc tính của sản phẩm và ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua trong khi những quyết định của người vợ liên quan đến những đặc tính sản phẩm về mặt thẩm mỹ học. Chẳng hạn người chồng quyết định mua một xe máy với mục đích để đi làm và chở vợ con đi chơi, quyết định mua xe hiện gì giá cả bao nhiêu, thì người vợ trong trường hợp này chỉ đưa ra những quyết định về kiểu dáng và màu sắc của xe.
Tuy nhiên các vai trò nêu trên đang giảm bởi mức độ theo những thay đổi của xã hội ngày nay, nhất là khi có nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượn lao động. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ đi làm có nhiều ảnh hưởng trong các quyết định mua sắm gia đình. Hiện nay người vợ trong các gia đình Việt Nam hầu hết vừa đi làm vừa lo việc nội trợ, họ chính là người lựa chọn, mua sắm các loại sản phẩm như trang phục, mỹ phẩm, vật dụng đáp ứng nhu cầu hòa nhập xã hội và tự khẳng định bản thân. Họ cũng thường là người quyết định mua sắm các máy móc gia dụng giúp giải quyết nhanh chóng công việc nội trợ, người chồng chỉgóp ý trong việc tiêu dùng này. Đối với những quyết định mua các sản phẩm có giá trị lớn như xe máy, ti vi, đồ dùng nội thất – người vợ và người chồng thường có vai trò quan trọng như nhau.
vVai trò của trẻ em trong quyết định mua hàng gia đình
Vai trò của trẻ em trong việc mua sắm của gia đình hiện nay cũng là vấn đề cần quan tâm đối với những nhà hoạt động thị trường. Khi trẻ em bước vào tuổi thanh thiếu niên chúng cũng tham gia mạnh mẽ vào các quyết định mua hàng. Thuở ban đầu còn nhỏ ảnh hưởng của chúng chỉ giới hạn ở những món đồ chơi, một vài thức ăn, thức uống như sữa, nước ngọt, bánh kẹo. Lớn hơn nữa trẻ em có thể là những người quyết định lựa chọn áo quần, nơi giải trí, các phim ảnh, các tiệm ăn. Ví dụ: Công ty Ve Wong đưa ra chương trình trúng xe máy cho những sản phẩm mì ăn liền A – one thu thập đủ hình của 12 con giáp tượng trưng cho tuổi và năm sinh tính theo âm lịch của người Việt Nam đã kích thích nhiều trẻ em đua nhau đòi cha mẹ mua mì ăn liền A – one ăn sáng thay vì dùng các thức ăn khác vào buổi sáng. Công ty đã thành công khi sử dụng ảnh hưởng của trẻ em trong việc mua sản phẩm. Tương tự kem Wall cũng đang sử dụng ảnh hưởng của các em nhỏ vào các bậc phụ huynh bằng những que kem có in các sản phẩm trúng thưởng. Các siêu thị cũng tổ chức thi vẽ tranh, tô màu, các trò giải trí cho trẻ em để thu hút các cha mẹ đến mua sắm ở những nơi này theo sự đòi hỏi của con mình.
Trong quá trình ra quyết định mua và quá trình tiêu dùng, những vai trò được thực hiện bởi các thành viên của gia đình, một người có thể có một hay nhiều vai trò trong quá trình này. Phân biệt được vai trò của mỗi người trong gia đình hỗ trợ cho nhà quản trị tiếp thị trong việc lập kế hoạch và phát triển sản phẩm, cung cấp những thông điệp quảng cáo, xác định các quyết định phân phối.
- Người khởi xướng là người đề nghị khởi đầu trong quá trình ra quyết định.
- Người gây ảnh hưởng là người cố gắng gây ảnh hưởng cá nhân đến những thành viên khác với sự quan tâm và ước muốn mua.
- Người thu nhập thông tin, là người thu nhập và cung cấp các thông tin về sản phẩm, dịch vụvà địa điểm mua hàng.
- Người quyết định, người mà ý kiến có ảnh hưởng chính sau khi đánh giá các thông tin.
- Người mua, là người thực hiện hành động mua, phần lớn những sản phẩm thiết yếu như thực phẩm thường do người mua quyết định nhãn hiệu.
- Người sử dụng, là người tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ.
TRẦN THANH HẢI – KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH