VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
Th.S TrầnChíQuangHuy
Một thực tế là, nhu cầu vay vốn của các chủ thể xuất hiện thường xuyên.Trong đó, mục đích của khách hàng và ngân hàng là khác nhau nhưng có điểm tương thích.
Mục đích của người cần vốn khi tiếp xúc với ngân hàng là làm thế nào để vay được vốn theo nhu cầu và sớm nhất có thể.
Mục đích của ngân hàng là tìm những khách hàng đáng tin cậy để cho vay. Đáng tin cậy ở đây được hiểu cơ bản là vừa giúp đáp ứng nguồn vốn hợp lý và hiệu quả cho khách hàng, và quan trọng hơn là trong tương lai ngân hàng thu hồi đầy đủ và đúng hạn gốc và lãi.
Như vậy, điểm tương thích đó là gì? Đó là sự kết hợp giữa khách hàng có nhu cầu cầu về vốn và ngân hàng có nhu cầu cung về vốn. Do đó, sự kết hợp này nếu có trong thực tế là tốt cho cả hai chủ thể tham gia và tốt cho xã hội.
Câu hỏi đặt ra là, nếu kết hợp này xảy ra thì có tạo ra rủi ro hay không? Như đã phân tích, nếu quan hệ kinh tế được thiết lập thì rủi ro mà ngân hàng gặp phải là rất lớn. Ngân hàng muốn bán được vốn, kiếm lợi nhuận và phát triển bền vững bắt buộc cần phải hạn chế tối đa rủi ro tín dụng xảy ra.
Phântíchtíndụnglàmộtbướcrấtquantrọngtrongquytrìnhcấptíndụngtạicácngânhàngthươngmại.
Phân tích tín dụng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng.
Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống cụ thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.
Để đạt được mục tiêu đó, ngân hàng cần sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra đánh giá mức độ tin cậy và độ rủi ro của phương án, dự án mà khách hàng vay xuất trình.
Việc phân tích càng chi tiết,càng thực tế sẽ giúp ngân hàng tập hợp nhiều căn cứ có giá trị nhằm đưa ra quyết định tín dụng hợp lý nhất. Qua đó, ngân hàng thực hiện được tốt nhất mục tiêu hoạt động kinh doanh và góp phần phát triển bền vững.