0236.3650403 (221)

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM


ĐỗVăn Tính

 

Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế thì Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân.Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam xây dựng và phát triển thị trường trong  nước, hoà nhập thị trường thế giới  để khai thác nguồn lực thị trường toàn diện cả trong và ngoài nước. Đặc biệt Việt Nam hiện là một nước trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, 80% dân số làm nông nghiệp nên các sản phẩm nông nghiệp khá dồi dào. Nếu các doanh Việt Nam nghiệp  kinh  doanh  xuất  khẩu thực hiện tốt việc xuất  khẩu  sản  phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới sẽ góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho các vùng sản xuất nông nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm và làm lành mạnh hoá cán cân thanh toán của nền kinh tế tạo cơ hội cho nền kinh tế tăng trưởng toàn diện Từ đặc điểm có nền kinh tế của một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sản là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu rất cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy, nhà nước đã tạo 2 điều  kiện  thuận  lợi  khuyến  khích  sự  tham  gia  của  các  doanh  nghiệp  kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản. 

Đặc điểm của mặt hàng nông sản

Nông sản chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên

Đất đai , khí hậu thời tiết, địa hình nguồn nước… hay nói một cách cụ thể hơn là các điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng. Từ đó tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng, giá cả, nguồn hàng nông nghiệp cho xuất khẩu. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì năng suất và chất lượng sẽ cao. Và ngược lại, nếu thời tiết không thuận lợi thì năng xuất và chất lựng nông sản đều giảm và giá cao.

Nông sản mang tính thời vụ

Việc sản xuất thu hoạch nông sản thường được tiến hành theo mùa vụ rõ ràng, cụ thể với từng loại cây và từng khu vực nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện thời tiết ở nơi sản xuất. Năng suất, chất lượng, giá cả của nông sản có sự biến động tùy thuộc vào từng mùa vụ. Vào chính vụ sản lượng lớn, chất lượng đồng đều, phong phú về chủng loại, giá rẻ. Trái vụ hoặc thời tiết không thuận lợi thì sản lượng thấp, chất lượng không đồng đều, giá cao.

Nông sản mang tính phân tán

Mỗi loại cây khác nhau phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau. Do đó sẽ trồng và phát triển ở những vùng khác nhau như: chè phù hợp trồng ở vùng núi phía Bắc, cà phê phù hợp với các vùng đất ở Tây Nguyên, Đắc Lắc, Đắc Nông, gạo được trồng ở các vùng đồng bằng, trung du ( đồng bằng bắc bộ, đồng bằng sông cửu long,) … Nông  sản phân tán ở các vùng nông thôn và trong tay hàng triệu nông dân, nhưng sức tiêu thụ lại tập trung ở thành phố và các khu công nghiệp. Phương thức lưu thông hàng nông sản là phân tán –tập trung, nông thôn-thành thị. Vì vậy việc bố trí thu mua, chế biến, vận chuyển phải phù hợp với các đặc điểm nói trên.

Các mặt hàng nông sản có tính tươi sống

Dễ bị hỏng, kém chất lượng. Hơn nữa chủng loại, số lượng, chất lượng cũng rất khác nhau. Vì vậy khi thu mua cần đặc biệt lưu phân lý  loại, chế biến bảo quản, vận chuyển, có phương thức kinh doanh phù hợp với đặc điểm của từng loại. Thu mua nhanh chóng, kịp thời tránh hao tổn. Giá cả hàng nông sản xuất khẩu phụ thuộc vào chất lượng. chất lượng hàng nông sản không những phụ thuộc vào khâu sản xuất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu bảo quản chế biến. Vì vậy các doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến việc chế biến và bảo quản nông sản.

Nông sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người

Chất lượng hàng nông sản tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nên yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đặc biệt coi trọng và được quy định chặt chẽ trong quá trình sản xuất chế biến, bảo quản. Ngày nay chất lượng trở thành công cụ cạnh tranh khá hiệu quả và để xâm nhập vào các thị trường khó tính thì đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết mà thị trường nhập khẩu đặt ra.

Nông sản rất phong phú và đa dạng về chủng loại và chất lượng

Mỗi loại hàng khác nhau thì có điều kiện sinh trưởng, phát triển khác nhau, thu mua chế biến theo cách rỉêng. Vì vậy chất lượng không đồng đều . Ngay trong mỗi mặt hàng thì chất cũng đã được quy định rất nhiều loại khác nhau. Thói quen tiêu dùng và sự đánh giá trên về cùng một mặt hàng trên thị trường thế giới cũng rất khác nhau. VD: Đối với mặt hàng gạo hiện nay được chia làm 6 loại chính. Thị trường Châu Âu quen tiêu dùng gạo ngon, hạt dài. Thị trường Châu Á lại quen tiêu dùng loại gạo chất lượng trung bình hạt dài. Thị trường Châu Phi quen tiêu dùng gạo hấp (luộc sơ) có chất lượng không cao và không được chấp nhận ở các thị trường còn lại. Thị trường Trung Đông quen tiêu dùng gạo thơm. Thị trường Lào quen tiêu dùng gạo nếp…

Thị trường hàng nông sản thế giới

Hầu hết các mặt hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu ăn, uống của con người. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhu cầu hàng nông sản có phẩm cấp cao ngày càng tăng, nhu cầu hàng có phẩm cấp thấp ngày càng giảm xuống. Tuy nhiên hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người vẫn giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu được đối với sự tồn tại của con người.   Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia xuất khẩu hàng nông sản. nhưng các nước đang phát triển là những nước xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu. Tuy nhiên hàng nông sản được xuất khẩu từ các nước này chủ yếu là các mặt hàng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế nên có gía trị xuất khẩu chưa cao. Những nước không có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là những nước chính nhập khẩu hàng nông sản. Đây có thể là các nước chậm phát triển, đang phát triển hoặc phát triển. Tuy nhiên nhu cầu của mỗi nước đối với hàng nông sản rất khác nhau. Thông thường các nước chậm phát triển và đang phát triển có nhu cầu nhập khẩu một số lượng lớn sản phẩm lương thực. Những sản phẩm này có yêu cầu về chất lượng không cao, giá rẻ và chỉ cần một sự thay đối nhỏ về giá cả sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong hành vi tiêu dùng của người dân tại các nước này. Ngược lại, tại các nước phát triển, người tiêu dùng chỉ chấp nhận sản phẩm có chất lượng cao mặc dù giá đắt.Thị trường nhập khẩu hàng nông sản đã và đang bị thu hẹp lại. Hiện tại các nước phát triển có nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên các nước này đã và đang thực hiện một cách phổ biến và sâu rộng chế độ trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp ở mức độ cao, bảo hộ thị trường nông sản nội địa dưới nhiều hình thức. Chẳng hạn: Năm 1995,1996 số tiền trợ giá cho nông sản xuất khẩu chỉ riêng của EU đã bằng 80% tổng số tiền trợ giá của tất cả các thành viên thuộc WTO.  Cơ chế trợ cấp và trợ giá quá cao cho hàng nông sản ở các nước đang phát triển đã gây sự bóp méo giá cả hàng nông sản xuất khẩu, hạn chế tác động của quy luật thị trường và giảm đi ưu thế cạnh tranh hàng nông sản của các nước đang phát triển vốn nhờ vào lao động rẻ. Cơ chế này không những làm tăng khả năng xuất khẩu hàng nông sản của các nước này mà còn hạn chế nhập khẩu nông sản của các nước này. Đây thực tế là một bất lợi lớn đối với sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu khẩu nông sản của các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Trước sức ép của xu hướng tự do hoá thương mại buộc các nước phát triển phải nhất trí sự cần thiết giảm trợ giá cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu, mở rộng tự do hoá thị trường nông sản thế giới  ở một cuộc họp tại Mỹ vào tháng 11 năm 1999. Điều này dường như dẫn tới một tương lai sáng sủa hơn cho sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, giờ đây sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển lại phải đối mặt với những rào chắn khác, đó là những quy định chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái mà trong nhiều trường hợp người ta xem đó là hình thức bảo hộ trá hình nhằm ngăn cản hàng nông sản của các nước đang phát triển tràn vào thị trường các nước phát triển.Các nước Châu Phi cũng có nhu cầu nông sản lớn nhưng khả năng thanh toán hạn hẹp. Trong khi đó Liên Hợp Quốc chỉ còn hỗ trợ nhập khẩu lương thực cho những nước có khủng hoảng chính trị. Tình hình trên làm cho thị trường nông sản bị thu hẹp trong khi nguồn cung cấp nông sản khá dồi dào ở các nước Châu á, Mỹ La Tinh, Tây Âu, Bắc Mỹ đã  đẩy kinh doanh nông sản trên thị trường thế giới vào tình trạnh cạnh tranh quyết liệt khiến cho giá nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm, gây bất lợi cho những người sản xuất nông nghiệp và cho những nước xuất khẩu nông sản.Theo như đã phân tích ở trên, thị trường nông sản thế giới đang bị thu hẹp, nguồn cung cấp hàng nông sản trên thị trường thế giới ngày càng dồi dào, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu nông sản nguyên liệu diễn ra ngày càng gay gắt buộc các nước đang phát triển phải xuất khẩu nông sản nguyên liệu cho các nước phát triển với giá thấp (các nước đang phát triển sẽ chế biến lại để xuất khẩu). Mặt khác hàng nông sản chế biến sâu của các nước đang phát triển lại phải cạnh  tranh với hàng nông sản xuất khẩu cùng loại của các nước phát triển ở thế yếu hơn do hạn chế về công nghệ chế biến và khả năng đầu tư cho công nghệ chế biến nông sản xuất khẩu. Trong những điều kiện này, ưu thế cạnh tranh trên thị trường thế giới thuộc về các nước phát triển. Các nước này đã trở thành người chi  phối và  chiếm  ưu  thế trong quan hệ buôn bán nông sản trên  thị trường.Hiện tại thiệt thòi đang  thuộc  về các nước đang phát triển. Tuy nhiên theo đánh giá của tổ chức lương thực và  nông nghiệp của Liên Hợp Quốc  (FAO) với tốc độ phát triển như hiện nay (dân số thế giới tăng trưởng với tốc độ cao nhưng đất đai sử dụng cho nông nghiệp lại giảm cùng với quá trình công nghiệp hoá làm cho tốc độ tăng bình quân nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn hơn tốc độ tăng bình quân sản lượng nông sản trên thị trường thế giới) thì đến năm 2017 cầu về hàng nông sản trên thị trường thế giới sẽ vượt xa cung. Điều này mở ra một cơ hội mới cho các nước đang phát triển xuất khẩu nông sản nói chung và Việt Nam nói riêng có thể đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong tương lai.

Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm gần đây

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Sự độc lập phát triển của mỗi quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sự phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó. Hoạt động xuất nhập khẩu là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

  Những  năm qua, hoat động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã  có những chuyển biếm tích cực như: Sự tăng lên về kim nghạch xuất khẩu, Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được cải thiện theo chiều hướng đa dạng hóa, giảm tỷ trọng loại hàng hóa chưa qua chế biến tăng tỷ trọng hàng đã qua chế biến. Thị trường xuất khẩu  hàng hóa của Việt Nam càng ngày càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường. Sự thay đổi đó thể hiện rất rõ ở kết quả xuất khẩu nông sản cuả Việt Nam năm 2015, 2016, và những tháng đầu năm 2017.

Trong  những  năm  qua,  hoat  động  xuất  khẩu  nông  sản  đã  có  những chuyển biếm tích cực như sự tăng lên về kim nghạch xuất khẩu, Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được cải thiện theo chiều hướng đa dạng hóa, giảm tỷ trọng loại hàng hóa chưa qua chế biến tăng tỷ trọng hàng đã qua chế biến.

Thị trường xuất khẩu  hàng húa của Việt Nam càng ngày càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường. Trong số các nước ở Châu Á như Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn, tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu  hàng hóa của ta sang các nước đó cũng đó thay đổi theo hướng giảm dần và tăng ở các nước khối EU và Châu Mỹ.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2017 là năm thành công trong xuất khẩu nông sản. Đến thời điểm 12/12/2017, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước đã đạt 11,5 tỷ USD, tăng 19,5% so cùng kỳ năm  trước,  vượt kế  hoạch cả năm 5,6%. Trong đó, kim ngạch nông sản ước đạt khoảng 5,7 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước tăng 24%, thủy sản ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 11,8% so cùng kỳ và đạt 95% kế hoạch, lâm sản ước đạt trên 2,3 tỷ USD, tăng 20% so cùng kỳ và đạt 99% kế hoạch.

Tính đến hết tháng 11/2017, các mặt hàng đều có kim ngạch xuất khẩu tăng so cùng kỳ năm trước, nhiều mặt hàng tăng rất mạnh như cà phê tăng 1,7 lần, mặt hàng lạc, đường, dầu mỡ động thực vật tăng 2-3 lần. So kế hoạch năm, gạo, cà phê, điều và sản phẩm gỗ đã đạt và vượt kế hoạch năm cả về lượng và giá trị, một số mặt hàng khác khó đạt được mục tiêu kế hoạch là rau quả, cao su và lạc.

Đặc biệt, đến hết tháng 11/2017, xuất khẩu gạo đã hoàn thành chỉ tiêu với sản lượng xuất khẩu xấp xỉ năm trước (4,5 triệu tấn) nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 18% (kim ngạch 1,45 tỷ USD). Cà phê Việt Nam vượt ngưỡng xuất khẩu 1 triệu tấn với tổng giá trị kim ngạch 1,63 tỷ USD (cao hơn mức dự kiến xuất khẩu của cả năm là 26%). Như vậy, cà phê là mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất trong tất cả các mặt hàng nông lâm thủy sản so với dự kiến kế hoạch năm 2017. Hiện đã có tới 5 mặt hàng là thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, gạo và cao su đạt giá trị xuất khẩu từ 1-3 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong năm 2017 đã đạt được những kết quả tích cực cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Tổng kim nghạch xuất khẩu cả năm đạt 48,387 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2016 ( kế hoạch của chính phủ đề ra là 46,7 tỷ USD, tăng 17,4%). Trong đó tỷ trọng hàng húa chế biến, chế tạo, có hàm lượng công nghệ và chất xám cao tăng dần, tỷ trọng hàng hóa chưa qua chế biến giảm dần. Nông nghiệp Việt Nam vẫn phátt triển theo  hướng  tích  cực  với  tốc  độ  tăng  trưởng  3,25%,  giá  trị  sản  xuất  nông nghiệp chiếm 19,8% GDP cả nước. Sau một năm gia nhập WTO, bức tranh xuất khẩu nông sản đẹp hơn bao giờ hết với tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đó vượt mục tiêu đề ra cho năm 2017 tới 1,5 tỷ USD.   Tuy thị  trường  xuất  khẩu  năm  2016  có  nhiều biến  động,  nhưng  kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản năm 2017 đạt 16,24 tỷ USD, tăng 22,7% so với năm 2016, đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Trong đó các mặt hàng nông sản ước 8,42 tỷ USD, tăng 34%; lâm sản và gỗ đạt 3,0 tỷ USD, tăng 13,4%; mặt hàng thuỷ sản 4,5 tỷ USD, tăng 19,6%. 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD cụ thể là: gạo 2,87 tỷ USD, cà phê 2,0 tỷ USD, cao su 1,6 tỷ USD, đồ gỗ 2,8 tỷ USD, tôm gần 1,5 tỷ USD, cá tra trên 1 tỷ USD. Đặc biệt, mặt hàng điều có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, đạt trên 908 triệu USD, tăng 38,8% so với năm 2107. Hầu hết hàng nông sản năm nay đều xuất khẩu tăng mạnh với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên như thủy sản, gạo, cà phờ, cao su, sản phẩm gỗ.  Nhưng Việt Nam vẫn bị thất bại trong việc tìm kiếm, trinh phục thị trường mới. Khó khăn ở cỏc thị trường truyền thống buộc doanh nghiệp phải tìm tòi, xâm nhập thị trường mới, nhưng kết quả khụng mấy lạc quan. Vỡ vậy các doanh nghiệp quyết định quay về các thị trường truyền thống như:  Nga, Đông Âu, Tây Âu, Trung Đông và Ai Cập, Đài Loan, Mỹ. Nhật Bản… Tuy nhiờn khối lượng nhập khẩu vào các thịtrường nay cũng rất hạn chế. Theo ông William Troy, Công ty Thương mại Toàn cầu (Mỹ) cho biết, sỡ dĩ khả năng thâm nhập thị trường Mỹ của hàng nụng sản Việt Nam cũn hạn chế, chính là do năng lực cạnh tranh kém. Trong khi  đó,  kim  ngạch  xuất  khẩu hàng  nụng  sản  của  Việt  Nam  sang  các  nước thuộc khối ASEAN vẫn luụn phập phù, dao động từ 400 - 900 triệu USD/năm với mặt hàng chủ yếu là gạo 71% về lượng và 76% .

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 3 tháng đầu năm năm 2016 đạt 3,47 tỷ USD, tăng 3,1% so với Quý I năm 2017. Trong đó, Các mặt hàng xuất khẩu chính như: gạo, xuất khẩu quý I đạt trên 1,7 triệu tấn, kim ngạch 785 triệu USD, tăng kim ngạch so cùng kỳ năm ngoái. Tổng lượng cà phê xuất khẩu 419 nghìn tấn với giá trị 634 triệu USD, tăng 21,37 % về lượng. Cao su ước 115 ngàn tấn với trị giá 158 triệu USD. Sản phẩm chè với tổng xuất khẩu đạt 22 nghìnn tấn và 28 triệu USD, cả khối lượng và giá trị đều tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm 2008. Hạt điều xuất khẩu ước 29 nghìn tấn với trị giỏ 130 triệu USD. Hạt Tiêu xuất khẩu tháng 3 năm 2008 đạt 9 nghin tấn, đưa khối lượng tiêu xuất khẩu quý I lớn 24 nghìn tấn với giá trị trên 60 triệu USD, tăng 58% về lượng. Tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản và đồ gỗ ước 572 triệu USD; trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ 527 triệu USD; sản phẩm mây tre, cuối tháng 42 triệu USD. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản tháng 3 đạt 300 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu quý I lờn 744 triệu USD.  Khu vực thị trường châu Á và châu Đại Dương: Dự báo xuất khẩu vào các thị trường chính như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan sẽ giảm so với năm  2008,  đặc  biệt  là  thị trường  ASEAN  do  xuất  khẩu  xăng  dầu  sang thị trường này giảm. Kế  hoạch năm  2009,  xuất  khẩu hàng  hóa vào thị trường châu Á đạt 31,6 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2008; khu vực thị trường châu Đại Dương dự kiến giảm còn bằng 91,8% so với năm 2008 đạt 3,9 tỷ USD cũng bởi nguyên nhân xuất khẩu xăng dầu sang thị trường này giảm. Việc thực hiện đầy đủ các cam kết theo CEPT/AFTA đã và đang tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước nêu trên, song do kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN tăng chậm so với tốc độ tăng trưởng bình quân, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN tăng tương đối nhanh nên nhập siêu từ khu vực này tiếp tục tăng.

  Khu vực thị trường châu Âu: Năm 2009,  xuất khẩu những hàng hóa chủ yếu vào thị trường EU dự báo sẽ giảm như dệt may, giày dép vì nhu cầu tiêu dùng giảm do khủng hoảng kinh tế các mặt hàng có khả năng tăng là sản phẩm nhựa, hàng điện tử, hàng thủy sản. Tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 13,3 tỷ USD, tăng 15%. 

Khu vực thị trường châu Mỹ: Do cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ nên tăng  trưởng nhập  khẩu  của  Hoa  Kỳ năm  2009  dự  báo sẽ  giảm (trừ  những nhóm hàng nhiên liệu và một số nông sản có thể vẫn tăng do vẫn có nhu cầu tiêu dùng và tăng giá) nhất là đối với các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam như may mặc, giày dép, vali, túi xách, đồ gỗ, đồ điện tử, cáp điện, sản phẩm  nhựa, hạt điều, cà phê.

Vai trò của chính phủ đối với xuất khẩu hàng nông sản

1/ Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học nông nghiệp, các nhà khoa học đều cho là phần lớn hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp và các kết quả khoa học là các hàng hóa, dịch vụ công.

Hầu hết các kết quả nghiên cứu, các sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi mới và quy trình canh tác, nuôi dưỡng đều được cung cấp cho nông dân một cách miễn phí.

Nhà nước cũng bỏ ra chi phí để thu thập, đánh giá, kiểm chứng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các sáng kiến do nông dân tạo ra trên nông trại cho các nông dân khác.

Nhà nước không đầu tư vào các lĩnh vực mà khu vực tư nhân thực hiện thành công một cách cạnh tranh, ví dụ như hạt giống lai, công thức hóa chất, các sản phẩm có bản quyền sở hữu trí tuệ khác, v.v.

2/ Khuyến nông: là một dạng dịch vụ công mà hầu hết các chính phủ đều cung cấp cho nông dân.

Mục tiêu của khuyến nông là nhằm chuyển giao công nghệ và kiến thúc đến nông dân. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động khuyến nông vẫn còn là vấn đề được đánh giá và tranh luận, vì các cơ quan nông nghiệp thường áp dụng cách tiếp cận từ trên xuống (top-down) và phương thức huấn luyện (training) trong khuyến nông, trong khi cách tiếp cận từ dưới lên (bottom-up) và cùng tham gia với nông dân (participatory) ít được áp dụng.

Ngoài ra, khoảng cách văn hóa và kiến thức giữa nhà khoa học, nhân viên khuyến nông và nông dân; và khoảng cách giữa thí nghiệm khoa học và thực tế sản xuất cũng dẫn đến tính kém hiệu quả của công tác khuyến nông.

3/ Nhà nước can thiệp thông qua đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt thủy lợi

Đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt thủy lợi là can thiệp được đồng thuận nhiều. Tuy nhiên, một số ý kiến vẫn cho rằng Nhà nước chỉ nên đầu tư cho các công trình có quy mô lớn, và để cho khu vực tư nhân, thị trường thực hiện các công trình quy mô nhỏ, và đưa ra cách nhìn cơ sở hạ tầng như là hàng hóa hỗn hợp.

Các nhà khoa học cũng cho rằng việc trợ cấp quá đáng về cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi (miễn phí thủy lợi) làm cho nông dân sử dụng nước không hiệu quả, lãng phí, trong khi Nhà nước lại thiếu vốn duy tu bảo dưỡng và xây mới khi cần thiết.

4/ Đầu tư về cơ sở hạ tầng tiếp thị nhằm giúp khu vực nông thôn và nông dân tiếp thị hàng hóa nông sản có hiệu quả hơn cũng được ủng hộ. Các loại hình cụ thể bao gồm đầu tư vào đường giao thông nông thôn, quốc lộ, đường sắt, đường thủy; mạng lưới truyền thông, thông tin; cung cấp điện; xây dựng các chợ trung tâm và chợ sỉ trong khu vực và thiết lập các tiêu chuẩn hàng hóa nông sản cho giao dịch.

5/ Sự can thiệp của chính phủ đối với chính sách đất đai:

Vấn đề cốt lõi là tùy theo các yếu tố văn hóa, lịch sử, chính trị và kinh tế mà các chính phủ có thể lựa chọn con đường khác nhau giữa tính công bằng hay hiệu quả trong sử dụng đất đai.

Nhiều chính phủ ủng hộ việc hình thành các nông trại quy mô nhỏ dựa trên hộ gia đình để bảo đảm tính công bằng về sở hữu hay sử dụng đất đai trong xã hội nông thôn.

Một số nghiên cứu cũng chứng minh nông trại quy mô nhỏ vẫn có hiệu quả. Trong khi đó, một số quốc gia lại ủng hộ việc hình thành các đồn điền nông nghiệp quy mô lớn để tăng hiệu quả sản xuất dựa trên tăng hiệu quả nhờ quy mô và áp dụng công nghệ hiện đại, và chấp nhận tình trạng có nhiều nông dân không đất, tá điền làm thuê cho chủ nông trại lớn.

6/ Tổ chức nông dân sản xuất dưới các hình thức tập thể

Vấn đề là, liệu khi nông dân hợp tác sản xuất thì liệu hiệu quả tổng thể có được cải thiện hay không. Để tham gia sản xuất hợp tác, nông dân cần có các động lực/khuyến khích mà các tổ chức nông dân đem lại so với sản xuất cá thể.

Theo lý thuyết và cả thực tiễn, hợp tác sản xuất có thể giúp làm giảm chi phí giao dịch; cải thiện vị thế và quyền lực của nông dân; giúp nông dân dễ tiếp cận đến tín dụng; và cuối cùng là tham gia các mối liên kết dọc tốt hơn.

Mặc dù vậy, sự thành công hay thất bại của các hình thức tổ chức sản xuất của nông dân còn lệ thuộc nhiều vào kỹ năng quản lý và năng lực lãnh đạo của nông dân, vốn được đánh giá là còn yếu. Ngoài ra, các lợi ích cá nhân thường dẫn đến thất bại trong việc chia xẻ lợi ích có được giữa những người tham gia.

7/ Can thiệp của Nhà nước còn thể hiện ở việc thành lập các hội đồng tiếp thị(marketing board). Đây là các tổ chức nhà nước trực tiếp làm tiếp thị đối với các yếu tố đầu vào và sản phẩm.

Nhiều chính phủ giữ thế độc quyền trong kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu nào đó, nhất là lương thực, ngũ cốc. Thông qua các hội đồng tiếp thị này, Nhà nước đánh thuế hàng hóa xuất khẩu, ổn định giá nội địa, giữ vai trò độc quyền trên thị trường.

Câu hỏi tranh cãi đặt ra là liệu Nhà nước có thể giải thể vai trò của thương lái trung gian trên thực tế được hay không; liệu Nhà nước có thể thay thế vai trò của tư nhân một cách hiệu quả hay không?

Ngoài ra, liệu cách thức quản lý độc quyền của Nhà nước này có thể gây ra thất bại tệ hơn thất bại thị trường hay không? Các ý kiến không đồng thuận đều có xu hướng cho rằng can thiệp mang tính độc quyền của Nhà nước làm bóp méo thị trường, tổn thất xã hội sẽ lớn hơn lợi ích phân phối có được cho hai nhóm đối tượng thụ hưởng chính là nông dân sản xuất và các hội đồng tiếp thị.

8/ Khi chính phủ can thiệp về giá nông sản, nhất là lương thực, câu hỏi đặt ra là chính phủ có nên làm như thế hay không. Liệu việc can thiệp có tăng hiệu quả cho nền kinh tế và nhờ đó, thúc đẩy tăng trưởng không? Liệu việc can thiệp có làm cho phân phối thu nhập tốt hơn và tăng phúc lợi của người nghèo không?

Phía ủng hộ việc can thiệp này cho rằng ổn định giá trong dài hạn đóng góp cả hai phía tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân phối thu nhập. Trong khi đó, phía không ủng hộ lại cho rằng phúc lợi có được từ ổn định giá ít hơn và chi phí bỏ ra để ổn định giá.

Có thể nói vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp là hết sức cần thiết. Tùy vào hoàn cảnh riêng của từng quốc gia, và sự khôn ngoan của chính phủ mà các can thiệp của Nhà nước thành công hay thất bại. Mỗi một quốc gia đều khác biệt, đều có lịch sử, thể chế, cấu trúc kinh tế riêng của mình, và có quyền lựa chọn con đường đi riêng của mình trong phát triển nông thôn.

Hàng nông thủy sản Việt Nam trong thời gian đến có thắng được hàng nước khác hay không còn do ta có sản xuất theo chất lượng mà khách hàng mong muốn, với giá thành thấp nhất hay không. Vì thế việc sống còn của nông sản Việt Nam chính là “chất lượng và giá rẻ”. Phải có hợp tác giữa lực lượng sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp đầu ra. Từng người nông dân và ngư dân phải có ý thức về “chất lượng và giá rẻ” trong khi sản xuất tại đồng ruộng, đồn điền, rẫy báy; hay trên thuyền đánh cá, vuông tôm, v.v. theo đúng tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP theo hướng dẫn của chuyên môn. Các công ty, xí nghiệp sản xuất/chế biến hàng xuất khẩu càng cần phải quan tâm đầu tư bảo quản chất lượng của sản phẩm ngay từ lúc nông, ngư dân thu hoạch, và tổ chức sản xuất sao cho giá thành thấp nhất. Trên hết Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý nêu trên đây để kích thích nông dân và các công ty, xí nghiệp hăng say sản xuất, bảo đảm cho sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam.

 

Tài liu tham kho:

 [1]. http://vneconomy.vn/.

[2]. http://vietnamnet.vn/