0236.3650403 (221)

TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ KHẢ NĂNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG


Đỗ Văn Tính

 

TỔNG QUAN VỀ NGUỒN PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC – ODA

Khái niệm vốn ODA.

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development Assistance) bao gồm các khoản viện trợ hoàn lại và không hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang phát triển. Nguồn vốn ODA được thực hiện theo một cam kết hay một hiệp định vay vốn được kí giữa chính phủ nước đi vay (nước nhận đầu tư) và chính phủ, tổ chức cho vay.      

Nguồn vốn ODA và nguồn vốn FDI có mối liên hệ nhân quả và phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một nước kém phát triển không nhận được đầy đủ vốn ODA để cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thì cũng khó có thể thu hút được nguồn vốn FDI và những nguồn vốn tín dụng khác để mở rộng kinh doanh. Nhưng nếu chỉ tìm cách thu hút vốn FDI và vốn tín dụng thì không có điều kiện để tăng trưởng nhanh sản xuất, dịch vụ và sẽ không có khả năng trảnợ vốn ODA.

Quá trình phát triển ODA trên thế giới.

Sau đại chiến thế giới lần thứ 2, các nước phát triển đã thỏa thuận về việc viện trợ ưu đãi cho các nước chậm và đang phát triển. Tháng 7/1944, tại Hội nghị tài chính tiền tệ tổ chức ở Bretton Woods (Mỹ) đã thành lập Tổ chức tài chính thế giới (nay gọi là Ngân hàng thế giới) - WB (World Bank) với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng phúc lợi của các nước, với tư cách là một tổ chức trung gian, một ngân hàng thực sự hoạt động chủ yếu là đi vay bằng cách phát hànhtrái phiếu để rồi lại cho các nước vay lại.

Đến ngày 14/2/1960, tại Paris, đã xảy ra sự kiện quan trọng, đó là việc thành lập Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD-Organisation forEconomic Coperation and Development). Tổ chức này đã đóng góp một phần quan trọng nguồn ODA song phương cũng như đa phương. Các nước OECD đã lập ra Uỷ ban phát triển (Development Assistance Commite – DAC) nhằm giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. DAC khẳng định viện trợ phát triển phải chú trọng vào hỗ trợ cho các nước nhận vốn có được sự thay đổi chính sách và thể chế phù hợp chứ không phải chỉ đơn thuần là cấp vốn. Điều này sẽ làm tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư.

Đặc điểm của nguồn phát triển chính thức - ODA.

ODA là các khoản viện trợ hoàn lại và không hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi. Do vậy nó có những đặc điểm chủ yếu sau:

Tính ưu đãi.

Vốn ODA có thời gian ân hạn và hoàn trả vốn dài (khoảng 10 năm và 40 năm đối với các khoản vay từ ADB, WB và JBIC). Một phần của vốn ODA có thể là viện trợ không hoàn lại. Phần vốn ODA hoàn lại có mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất vay thương mại quốc tế.

Vốn ODA chỉ được dành cho các nước đang phát triển. Các nước này có thể nhận được vốn ODA khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Một là, tổng sản phẩm quốc nội thấp. Những nước có tỷ lệ GDP bình quân đầu người càng thấp thì tỷ lệ viện trợ không hoàn lại và các điều kiện ưu đãi càng cao. Sự ưu đãi giảm khi các nước này đạt trình độ phát triển nhất định. Hai là, mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên của các bên cho vay.

Tính ràng buộc.

Vốn ODA thường đi kèm theo những ràng buộc về kinh tế, chính trị đốivới nước tiếp nhận. Các khoản viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững và giảm sự nghèo khó của các nước nhận viện trợ, đồng thời nhằm mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và vốn. Về lâu dài, các nước viện trợ có lợi về an ninh, kinh tế và chính trị khi mà kinh tế các nước nghèo tăng trưởng. Một số nước như Bỉ, Đức, Đan Mạch cung cấp ODA kèm theo điều kiện là phải sử dụng 50% vốn để mua hàng hóa và dịch vụ tư vấn của mình. Hay như Nhật Bản quy định vốn phải thực hiện bằng đồng Yên Nhật. Tuy nhiên, ODA có vai trò quan trọng trong việc giải quyết một số vấn đề nhân đạo mang tính toàn cầu như: Tăng cường sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, hạn chế tốc độ gia tăng dân số.… và tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt giàu nghèo cần nỗ lực tham gia.

Đối với các nước viện trợ, họ sử dụng ODA nhằm khẳng định vai trò của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận vốn như Mỹ, Nhật Bản…để thực hiện những ảnh hưởng chính trị với một số nước trên thế giới. Cuối những năm1 990, khi mà khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở châu Á, Nhật Bản đã quyết định tài trợ một khoản rất lớn để giúp các nước chịu ảnh hưởng vượt qua khó khăn. Nhật Bản dành 15 tỷ USD cho các nhu cầu vốn ngắn hạn với lãi suất thấp và dành 15 tỷ USD cho mậu dịch và đầu tư có nhân nhượng trong vòng 3 năm. Các nước Đông Nam Á chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại và đầu tư của Nhật Bản. Do đó lấy lại sự ổn định của các nước này cũng chính là củngcố thị trường quan trọng của Nhật Bản.

Tính ràng buộc của ODA còn được thể hiện qua mục đích sử dụng. Mỗi một thỏa thuận hay hiệp định vay vốn đều dành cho một lĩnh vực đầu tư cụ thể, nước tiếp nhận ODA không thể tùy tiện thay đổi. Nếu không tuân thủ những quy định nhăm đảm bảo mục tiêu thì thỏa thuận vay vốn có thể bị bên cho vay đơn phương hủy bỏ.

Có khả năng gây ra gánh nặng nợ nần cho các nước tiếp nhận.

Trong thời gian đầu tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, yếu tố nợ nần thường chưa xuất hiện do những điều kiện vay ưu đãi. Một số nước đi vay chủ quan với nguồn vốn này và không sử dụng một cách có hiệu quả. Do vậy, mặc dù đã sử dụng một lượng vốn lớn nhưng lại không tạo ra được những điều kiện tương ứng để phát triển kinh tế (không thu hút vốn FDI và các nguồn vốn khác cho sản xuất, kinh doanh). Nước đi vay đã không trả được lãi và vốn vay ODA theo đúng cam kết và để lại gánh nặng nợ nước ngoài cho thế hệ sau. Do đó, nước đi vay trước khi tiếp nhận vốn ODA thì cần phải kết hợp với chính sách thu hút các nguồn vốn khác để chúng hỗ trợ nhau nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế.

Phân loại nguồn vốn ODA.

Phân theo phương thức hoàn trả. ODA có 3 loại:

Viện trợ hoàn lại.

Bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên.

 Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng:

+ Hỗ trợ kỹ thuật.

+ Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.

Viện trợ không hoàn lại.

Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo một quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp.

Những điều kiện ưu đãi thường là:

+ Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay).

+ Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)

+ Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)

ODA cho vay hỗn hợp.

Là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển.

Theo nguồn cung cấp.ODA có 2 loại:

ODA song phương.

Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.

ODA đa phương.

Là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB1...) hay tổ chức khu vực (ADB, EU,...) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP (Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc)... có thể không.

Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu:

+ Ngân hàng thế giới (WB).

+ Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF).

+ Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)

Theo mục tiêu sử dụng.ODA có 4 loại.

Hỗ trợ cán cân thanh toán.

Gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao trực tiếp cho nước nhận ODA hay hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá).

Tín dung thương nghiệp.

Tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo điều kiện ràng buộc.

Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án).

 Nước viện trợ và nước nhận viện trợ kế hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định tính chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào.

Viện trợ dự án.

 Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện được nhận viện trợ dự án là "phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA".

Những xu hướng đổi mới của ODA trên thế giới.

Ngày càng có thêm những cam kết quan trọng.Vấn đề hỗ trợ trực tiếp cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực phát triển xã hội ngày càng trở thành mối quan tâm đặc biệt và lâu dài của các nước DAC. Nó không còn là vấn đề của riêng quốc gia nào mà đã trở thành vấn đề của toàn thế giới. Do đó mà nhiều cam kết quan trọng đã được ký kết tại các hội nghị quốc tế. Tại Hội nghị cấp cao thế giới về phát triển xã hội năm 1995, chính phủ các nước đã tự nguyện cam kết Thỏa thuận 2020. Theo thỏa thuận này thì các nước nhận viện trợ phải cam kết dành 20% vốn viện trợ cho các chitiêu công cộng, dịch vụ cơ bản. Tháng 6/1997, tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các nước DAC đã cam kết dành 0,7% GNP của mình để viện trợ.

Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường.Trong điều kiện môi trường sống của con người trên trái đất ngày một xấu đi do chính con người gây ra thì vấn đè bảo vệ môi trường trở thành lĩnh vực được ưu tiên viện trợ của một số nước như Nật Bản. Các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB cũng đã điều chỉnh chính sách viện trợ ưu tiên cho những hoạt động bảo vệ môi trường.

Cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút vốn ODA một tăng.Mặc dù các nước DAC đã cam kết dành 0,7% GNP của mình để viện trợ song chưa có nước nào thực hiện được cam kết này, nhiều nhất cũng chỉ khoảng 0,35% (Mỹ, Nhật Bản). Lượng vốn ODA có xu hướng giảm trong khi nhu cầu về vốn của các nước đang phát triển tăng cùng với những vấn đề mớinảy sinh trên thế giới đòi hỏi được hỗ trợ để giải quyết. Điều này tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh giữa các nước đang phát triển nhằm thu hút nguồn vốn hỗ trợ.

Vai trò của ODA đối với các nước tiếp cận.

Nguồn vốn bổ sung cho các nước phát triển.

Một thách thức lớn đối với các quốc gia đang phát triển là khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đều cần một lượng vốn lớn. Nguồn lực trong nước còn hạn chế không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư, do đó cần thiết phải huy động vốn từ nước ngoài.

Phát triển các nguồn lực.

Thông qua viện trợ mà nước nhận đầu tư có cơ hội tiếp cận với công nghệ sản xuất hay quản lý tiên tiến. Đặc biệt phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò then chốt trong phát triển kinh tế của một quốc gia, nên các nhà tài trợ rất chútrọng ưu tiên cho lĩnh vực này. Họ thường quan tâm đến việc đào tạo nhân sự tham gia vào quản lý nhà nước nhằm nâng cao năng lực quản lý cho họ. Đầu tư nguồn nhân lực mang lại hiệu quả lâu dài trong quá trình phát triển.

Góp phần thu hút FDI và vốn đầu tư khác

Vốn ODA được sử dụng chủ yếu vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và xã hội. Đây là những lĩnh vực có nhu cầu vốn lớn nhưng khả năng sinh lời thấp nên không thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mục đích của họ là tìm kiếm lợi nhuận nên họ sẽ quan tâm đến những nước có môi trường đầu tư thuận lợi. Vì vậy mà để thu hút các nhà đầu tư thì trước hết cần có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, chính sách thông thoáng, cởi mở và ổn định. Nếu được tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn ODA thì sẽ xây dựng được môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các nguồn vốn khác và tạo điều kiện cho các nguồn vốn đó với nguồn vốn trong nước phát huy hiệu quả.

Nâng cao trình độ quản lý của cán bộ nhà nước.

Nhu cầu về vốn đầu tư được đáp ứng và sử dụng hiệu quả thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Khi đó đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước để đảm bảo sự phát triển, buộc các cán bộ Nhà nước phải nâng cao năng lực, trình độ quản lý phục vụ cho nền kinh tế.

THỰC TRẠNG NGUỒN PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC - ODA Ở ĐÀ NẴNG

Giới thiệu sơ lược về Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Đà Nẵng là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên Thành phố Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Thành phố Đà Nẵng đóng vai trò hạt nhân, quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đồng thời cũng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, đô thị loại I, trung tâm cấp quốc gia, cùng với Hải Phòng và Cần Thơ.

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "Thành phố đáng sống nhất Việt Nam". Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào Top 10 Địa điểm Tốt nhất để Sống ở Nước ngoài do Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 10 năm qua (2010-2020).

Thứ nhất, hoạt động đầu tư công chưa bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KT-XH), chưa tuân thủ quy hoạch chung của Thành phố. Vẫn còn nhiều công trình, dự án trọng điểm, tạo động lực phát triển KT-XH của Thành phố dù quy hoạch đã được phê duyệt, nhưng chưa được quan tâm triển khai thích đáng làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chung của Thành phố. Nhiều đồ án, dự án chưa tuân thủ quy hoạch chung, trong quá trình triển khai thực hiện thì điều chỉnh nhiều lần, tác động tiêu cực đến chiến lược phát triển KTXH của Thành phố.

Thứ hai, vẫn còn tồn tại bất cập về huy động nguồn lực, cơ cấu, phân bổ, thanh quyết toán theo kế hoạch đầu tư công. Cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù cho Đà Nẵng vẫn chưa vượt trội so với các tỉnh thành khác, dẫn tới chưa tạo được nguồn lực cho đầu tư. Thêm vào đó, Thành phố chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi để huy động tối đa, hiệu quả những nguồn vốn xã hội. Điển hình như: Việc huy động các nguồn lực đầu tư theo hình thức hợp tác công tư, hợp đồng xây dựng, vận hành, chuyển giao, hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao… vẫn còn lúng túng dẫn đến phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách nhà nước (NSNN).

Nguồn vốn nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nguồn thu tiền sử dụng đất đã trở thành nguồn lực chủ yếu (chiếm 50% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển); Cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực vẫn còn chưa tương xứng. Chi cho công tác khai thác quỹ đất, đầu tư các khu tái định cư; chi đầu tư giao thông công chính chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn đầu tư thời gian qua nhưng chi cho lĩnh vực khác như văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục còn rất thấp. Tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công hàng năm còn thấp, giảm dần qua các năm (đặc biệt là 03 năm gần đây). Cụ thể, tỷ lệ giải ngân năm 2015 đạt 94%; năm 2016 đạt 84%; năm 2017 đạt 76% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Thứ ba, chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hiệu quả công trình chưa cao. Công tác tư vấn, khảo sát, lập dự án, lập thiết kế kỹ thuật, dự toán còn nhiều hạn chế; công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán của một số sở, ngành chức năng vẫn còn bất cập. Ví dụ: Năm 2017, bộ phận thẩm định của Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng chỉ có 8 người nhưng phải tiếp nhận và giải quyết 1.104 hồ sơ. Như vậy, trung bình mỗi ngày Sở Xây dựng phải thẩm định 4,6 dự án/1 ngày. 

Áp lực công việc lớn dễ dẫn đến tình trạng việc thẩm tra chỉ mang tính hình thức, chất lượng không cao, gây lãng phí nguồn lực đầu tư. Việc lựa chọn nhà thầu tuy có công khai, minh bạch tạo nên chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn tình trạng chỉ định thầu không đúng quy định. Công tác kiểm tra, giám sát thiết kế, giám sát thi công, tổ chức nghiệm thu chưa chặt chẽ, mang tính hình thức; công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên. Nhiều công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng thiếu quan tâm tổ chức thực hiện công tác bảo trì, duy tu, bảo dưỡng theo quy định nên xuống cấp nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng.

Thứ tư, thành phố vẫn chưa ban hành văn bản cụ thể về Bộ thủ tục hành chính “một cửa liên thông” đối với lĩnh vực đầu tư công. Điều này dẫn đến vẫn chưa có sự phân định về thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thời gian triển khai các thủ tục trên lĩnh vực này, gây khó khăn cho việc thực hiện nói chung và công tác kiểm tra, giám sát nói riêng.

Thứ năm, việc phân cấp đầu tư cho các quận, huyện chưa mạnh mẽ. Việc phân cấp đầu tư cho các quận, huyện đã được quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa đủ mạnh, chưa triệt để. Nguồn vốn phân cấp cho 7 quận, huyện trên địa bàn TP. Đà Nẵng còn rất khiêm tốn. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư tại các địa phương còn rất lớn, hàng năm, các quận, huyện xin bố trí vốn Thành phố để quận, huyện đầu tư các công trình nhỏ (như cải tạo một số phòng học, điện chiếu sáng, cải tạo kiệt, hẻm…).

Việc này làm thiếu tính chủ động trong đầu tư của quận huyện, tiếp tục thực hiện theo cơ chế “xin - cho”. Bên cạnh đó, một số công trình quy mô nhỏ xuất phát từ nhu cầu của địa phương nhưng vẫn giao cho các sở làm chủ đầu tư trong khi các quận, huyện đủ khả năng quản lý là chưa hợp lý, dẫn đến chồng chéo về chức năng.

Nhìn chung, đầu tư phát triển và đầu tư công ở Đà Nẵng đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, tuy nhiên bên cạnh những mặt làm được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là:

- Mô hình tăng trưởng vẫn theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào sự tăng vốn đầu tư, sử dụng lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên và gia công hàng xuất khẩu. 

- Tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội ở Đà Nẵng còn cao hơn mức bình quân cả nước và có xu hướng giảm chậm. 

- Tình trạng đầu tư công thiếu quy hoạch, đầu tư phân tán, đầu tư thiếu đồng bộ, đầu tư cùng lúc vào nhiều dự án… vẫn còn xảy ra. Một số dự án triển khai chậm, kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư và chậm đưa công trình vào sử dụng; thậm chí có công trình đã đưa vào sử dụng nhưng hiệu quả đầu tư không đạt như mong muốn và dự tính ban đầu.

- Nguồn vốn đầu tư phát triển còn hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư công lớn và tăng nhanh nên việc bố trí đầu tư công còn dàn trải, làm giảm hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản.

- Việc triển khai các phương thức đầu tư mới nhằm kêu gọi đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng như hợp tác công tư (PPP), BOT, BTO, BT… chưa được quan tâm chú ý. Thành phố còn thiếu các cơ chế mang tính đột phá và vượt trội trong kêu gọi, thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. 

- Một số dự án do ngân sách trung ương đầu tư trên địa bàn thành phố tiến độ triển khai rất chậm, nhất là các dự án trọng điểm theo Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị, đã ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.  

- Mặc dù Đà Nẵng đã được thực hiện cơ chế ưu đãi theo Quyết định 13/2006/QĐ-TTg ngày 16/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ, song chưa được phân cấp mạnh, nhất là thẩm quyền quyết định đầu tư, do vậy chưa tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố có các bước phát triển đột phá.    

- Trong năm 2019, TP hiện có 3 dự án vốn ODA và vốn vay ưu đãi: dự án Phát triển bền vững (WB tài trợ), dự án Trung tâm khu vực miền Trung về y học hạt nhân và xạ trị tại Bệnh viện Đà Nẵng (Chính phủ Hàn Quốc tài trợ), dự án Cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng.

UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xử lý sạt lở tại khu vực bãi tắm Sơn Thủy, cửa xả Mỹ An (Q. Ngũ Hành Sơn) với tổng mức đầu tư 2,6 tỉ đồng, nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân và khách du khách; đồng thời tăng cường độ an toàn, ổn định cho công trình và mỹ quan của khu vực bãi biển du lịch.

Phương pháp thi công xử lý cục bộ vị trí tường chắn hư hỏng bằng kết cấu cọc ván bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài xử lý khoảng 12 m. Tại khu vực cửa xả Mỹ An, gia cố sân hạ lưu bằng bê tông cốt thép M300, xây dựng lối lên xuống cho xe cơ giới, người đi bộ; có tường chắn ngăn cát bồi lấp…

UBND TP cũng phê duyệt 11 tỉ đồng cải tạo vỉa hè các tuyến đường trên địa bàn Q. Thanh Khê, nhằm cải thiện mỹ quan đô thị. Các tuyến đường gồm Kỳ Đồng, Nguyễn Đức Trung, Dũng Sĩ Thanh Khê và Trần Xuân Lê với tổng chiều dài tuyến 2.705,5 m.

Những thuận lợi của Đà Nẵng trong thu hút và sử dụng vốn ODA.

Vị trí chiến lược. Thành phố Đà Nẵng ở trung độ của đất nước, cách Hà Nội 759km và thành phố Hồ Chí Minh 960km, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ (Quốc lộ 1A), đường sắt, đường biển và đường hàng không; phía bắc giáp Thừa Thiên-Huế, phía nam và phía tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,70C, có diện tích tự nhiên 1.256 km2, dân số năm 2008 là 822.300 người, gồm 6 quận và 2 huyện.

Đà Nẵng - thành phố động lực của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Ngày 13 tháng 8 năm 2004, Thủ tuớng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm năm tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng, từng bước phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước. Trong đó, Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Trong những năm gần đây, Chính phủ đang tập trung nguồn lực đầu tư cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nhiều dự án lớn về kết cấu hạ tầng đã và đang được triển khai như xây dựng đường hầm xuyên đèo Hải Vân - một trong mười công trình đường hầm lớn nhất Đông Nam Á nối Huế với Đà Nẵng; đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam); Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) gắn với phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu; Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định); nâng cấp và mở rộng sân bay quốc tế Đà Nẵng…

Đà Nẵng - Cửa ngõ phía đông của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây. Hành lang kinh tế Đông Tây là một trong năm hành lang kinh tế được phát triển theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu Á ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Đây là tuyến giao thông dài 1450km đi qua bốn nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine đến cửa khẩu Myawaddy (Myanma), đi qua bảy tỉnh của Thái Lan tới Lào và cuối cùng đến Việt Nam (chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế tới cảng Đà Nẵng.

Hiện nay, hệ thống đường bộ trên lãnh thổ Lào, Thái Lan và tuyến đường bộ từ Đà Nẵng đến Savanakhet đã hoàn tất. Chiếc cầu quốc tế thứ hai bắc qua sông Mê Kông được hoàn thành vào cuối năm 2006 tạo thụân lợi cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách bằng đường bộ từ Đà Nẵng đến các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và ngược lại. Hành lang Kinh tế Đông Tây không chỉ đem lại cơ hội cho các quốc gia trên tuyến đường đẩy mạnh hợp tác khu vực và nâng cao mức sống cho nhân dân mà còn tạo khả năng cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các vùng nguyên liệu, thị trường dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động...nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch.

Cảng Đà Nẵng được xác định là một trong những trọng điểm của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và là cửa ngõ ra Thái Bình Dương, cảng xuất nhập khẩu hàng hóa của cả vùng nội địa giàu tiềm năng chưa được khai thác ở Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan, Myanma và miền Trung Việt Nam. Khi việc tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực ASEAN được thực hiện thì vị trí của thành phố cảng sẽ là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế với các nước, tạo lực để thành phố trở thành trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Với lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch phong phú, đa dạng, Đà Nẵng thực sự là một điểm dừng chân lý tưởng cho du khách cũng như các nhà đầu tư nước ngoài.

Những khó khăn của Đà Nẵng trong thu hút và sử dụng ODA

Thành phố vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục. “Đó là, kinh tế phát triển chưa thực sự bền vững, một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chưa đạt tiến độ kế hoạch đề ra; chủ trương của Thành ủy về “Thành phố 4 an” gắn với Chương trình thành phố “5 không”, “3 có” chậm được triển khai và hiệu quả chưa cao; công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn bất cập, nhất là trên các lĩnh vực quy hoạch, quản lý đô thị, du lịch, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy, việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, công dân

- Việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thủ tục đất đai theo Kết luận số 2852/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ chưa đáp ứng yêu cầu. Tiến độ triển khai Thông báo số 331-TB/TU chưa đạt như mong muốn. Công tác giải tỏa đền bù, tái định cư có chuyển biến tích cực nhưng còn chậm, ảnh hưởng đến đầu tư, giải ngân vốn xây dựng cơ bản.

- Một số doanh nghiệp chưa thật sự đồng thuận trong việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch vì sự phát triển bền vững của Thành phố, có trường hợp khởi kiện Thành phố do ảnh hưởng quyền lợi. Tình trạng xây dựng công trình không phép, trái phép vẫn chậm được xử lý. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt cục bộ, ô nhiễm môi trường, bất cập trong thu gom, xử lý rác thải, nước thải, gây bức xúc trong nhân dân. Tình trạng khiếu kiện, khiếu nại kéo dài chưa xử lý dứt điểm.

- Công tác xây dựng Đảng, hoạt động giám sát của cấp ủy các cấp hiệu quả chưa cao. Một số vụ việc sau thanh tra, kiểm tra, điều tra, công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành chung của Thành phố, cũng như tư tưởng, tinh thần, động lực làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.

- Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đề nghị các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương tập trung phân tích, đánh giá toàn diện những mặt đạt được, chỉ rõ hạn chế, yếu kém, nhất là nguyên nhân một số chỉ tiêu chưa đạt so với kế hoạch.

Thực trạng về nguồn phát triển chính thức - ODA

Tình hình vận động, thu hút và thực hiện ODA trên địa bàn Đà Nẵng.

Lĩnh vực thu hút đầu tư ODA.Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, để thực hiện tốt chủ đề “Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư 2020”, thành phố sẽ nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách, ưu đãi mới nhằm thu hút các nhà đầu tư và vốn đầu tư ngoài xã hội.Đặc biệt là thu hút các tập đoàn kinh tế lớn, đa quốc gia, các nhà đầu tư chiến lược vào 5 lĩnh vực mũi nhọn theo Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị; đồng thời, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nghiên cứu triển khai quy hoạch mở rộng Khu Công nghệ cao, tạo quỹ đất phục vụ kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Bên cạnh đó, chủ động hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư hoàn thành thủ tục đầu tư; triển khai các dự án đã cho phép nghiên cứu đầu tư; tích cực tháo gỡ các vướng mắc trong công tác quy hoạch, quản lý đất đai, nguồn nhân lực; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc theo Kết luận số 2852 của Thanh tra Chính phủ.

Ở từng phân ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành kinh tế trọng điểm của thành phố như: du lịch - dịch vụ, sản xuất công nghiệp - công nghệ cao… thì việc tiếp tục tăng cường hoạt động thu hút đầu tư có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo ra những sản phẩm, tiềm năng sản xuất mới góp phần đem lại các giá trị gia tăng năm sau cao hơn năm trước cho nền kinh tế thành phố.Ngoài ra, thành phố tiếp tục triển khai các giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tận dụng các hiệp định thương mại, tận dụng các quy định về thuế suất tạo sức cạnh tranh về giá hàng hóa, giải quyết thủ tục nhanh để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Các nhà tài trợ cho thành phố Đà Nẵng.

Báo cáo của Sở kế hoạch - đầu tư TP. Đà Nẵng cho thấy, từ cuối năm 2010 về trước, TP hầu như vắng bóng các nhà đầu tư Hàn Quốc và không có bất kỳ dự án nào từ nước này đầu tư vào đây.

Sự vắng bóng nhà đầu tư Hàn Quốc nơi đô thị sôi động bậc nhất miền Trung này luôn đặt ra câu hỏi tại sao? 

Nhưng bắt đầu từ 2011 đến nay, sau khi một số chính sách mới được TP. Đà Nẵng ban hành nhằm thu hút đầu tư, ngay lập tức, không chỉ các nhà đầu tư các nước ngoài như Nhật Bản, Singapore… mà các nhà đầu tư từ xứ sở kim chi cũng ào ạt đổ bộ vào Đà Nẵng.Theo Sở kế hoạch - đầu tư TP. Đà Nẵng, kể từ 2011 đến hết tháng 9/2012, trên địa bàn TP đã có 27 dự án đầu tư của Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký hơn 700 triệu USD. Ngoài ra, có 14 văn phòng đại diện của doanh nghiệp Hàn Quốc được mở tại Đà Nẵng. Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai về số dự án và tổng vốn đăng ký trong tổng số 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Đà Nẵng.

Các lĩnh vực đầu tư vào Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào bất động sản, du lịch, công nghiệp chế biến… Dự án bất động sản lấn biển đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư tại Đà Nẵng là Khu đô thị quốc tế Đa Phước của Công ty TNHH Daewon Cantavil; hay Dự án Trung tâm Thương mại Lotte Duy Khương nhận xét, những dự án lớn mà các tập đoàn Hàn Quốc đầu tư gần 2 năm qua đã tạo diện mạo mới cho đô thị Đà Nẵng. Đây là yếu tố góp phần làm sôi động các hoạt động thương mại, kinh tế theo chủ trương mở cửa hội nhập TP đặt ra. Nhờ đó, quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc năm 2011 đạt khoảng 60 triệu USD.

Chính quyền TP. Đà Nẵng xác định Hàn Quốc là một trong những đối tác đầu tư chiến lược, có tiềm lực mạnh về tài chính, kỹ thuật cao. Trong những năm đến, Đà Nẵng tập trung vận động đầu tư của DN Hàn Quốc vào các ngành công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và chế biến chế tạo nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao.

Để giải thích cho câu hỏi điều gì đã hấp dẫn khiến các nhà đầu tư Hàn Quốc ào ạt đổ vào Đà Nẵng, ông Đỗ Duy Khương giả thích ngắn gọn đó là nhờ lợi thế tiềm năng mà Đà Nẵng hiện có cùng cơ chế chính sách ưu đãi vượt trội mà TP đang áp dụng. Tại diễn đàn hợp tác kinh tế Đà Nẵng - Hàn Quốc mới đây, các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng như chính quyền TP. Đà Nẵng đều có chung nhận định, với vai trò làm động lực phát triển kinh tế và là hạt nhân cho phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên, cửa ngõ ra biển của tuyến hành lang Kinh tế Đông - Tây, Đà Nẵng hội tụ đầy đủ yếu tố địa lợi, nhân hòa. Đây là yếu tố thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đổ bộ vào TP.

Ông Choi Yoo Hwan, Giám đốc Công ty Đầu tư và Phát triển Toàn cầu kiêm Chủ tịch Hội Hữu nghị Hàn Quốc tại miền Trung, cho rằng, so với lợi thế tiềm năng của Đà Nẵng, việc đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, ông hy vọng trong tương lai gần, các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ tiếp tục đầu tư lớn và có chiều sâu vào thành phố miền Trung sôi động này.Để chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng kỹ thuật cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi, chính quyền TP. Đà Nẵng đã chuẩn bị từ khâu nhỏ nhất để thu hút mời gọi, ngay như việc mở thẳng đường bay Đà Nẵng kết nối trực tiếp các thành phố lớn của Hàn Quốc cũng như các đường bay thẳng đến Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...tạo điều kiến tốt nhất cho nhà đầu tư nước ngoài đổ bộ vào Đà Nẵng trong những năm tới.

NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG

Định hướng huy động, thu hút các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế của thành phố Đà Nẵng.

Với vị trí trung tâm, động lực tăng trưởng của toàn vùng, Đà Nẵng trong những năm qua đã phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, cùng với sự năng động và các nỗ lực cải cách hành chính không ngừng của chính quyền thành phố, Đà Nẵng đã tạo dựng được một môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư và kinh doanh. 

Các dự án đầu tư trong nước góp phần phát triển mạnh các ngành dịch vụ và bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển trong tình hình nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn thiếu hụt; giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động của địa phương và góp phần phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng.

Nguồn vốn ODA cũng là một nguồn lực quan trọng tạo ra chuyển biến lớn trong đầu tư, đa dạng hóa các nguồn lực, đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng.

Thứ tự ưu tiên sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế

Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đi đôi với huy động các nguồn lực nội tại, thành phố Đà Nẵng cần tập trung huy động các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế. Sau khi có nghị định số 16/2016/NĐ-CP, theo điều 5 của nghị định hướng ưu tiên thu và sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế của thành phố Đà Nẵng tập trung vào 6 lĩnh vực chủ yếu, cụ thể:

Lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

+ Giao thông đô thị.

+ Cấp thoát nước

+ Môi trường đô thị (rác, bụi, tiếng ồn …)

+ Y tế và vệ sinh phòng chống dịch.

Phát triển thể chế và tăng cương năng lực.

+ Nâng cấp giáo dục

+ Đào tạo nhân lực

+ Cải cách thể chế và năng lực quản lý

Phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

+ Áp dụng công nghệ tin học trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, quản lý kinh tế xã hội, định hướng chiến lược.

+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong mọi lĩnh vực sản xuất, đời sống KH-XH.

- Các dự án thuộc lĩnh vự cphats triển hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay. Các dự án, chương trình thuộc lĩnh vực phát triển thể chế, tăng cường năng lực và phát triển khoa học công nghệ chủ yếu sử dụng nguồn không hoàn lại, có thể kết hợp mọt số vốn cho va ưu đãi.

Định hướng vận động và thu hút các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế của thành phố Đà Nẵng.

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển dài hạn của thành phố, định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu đô thị đến năm 2030 được phân thành các giai đoạn như sau:

Định hướng vận động ODA thời kỳ 2020 – 2025

Kế hoạch phát triển KT –XH 5 năm 2020 – 2025 bao gồm các định hướng chiến lược, chính sách, các giải pháp đồng bộ về hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài nhằm sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ đã được ký kết đồng thời huy động các khoản viện trợ mới để gối đầu cho thời kỳ sau năm 2020.

Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ, cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hoá - thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ cao của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và của cả nước.

Định hướng ngành.

Việc đầu tư nguồn vốn ODA vào thành phố sẽ có 53 chương trình, dự án trọng điểm với kinh phí 2.200 tỷ đồngGiai đoạn 2021-2025 thực hiện thông minh hóa các ứng dụng với tổng kinh phí 1.191 tỷ đồng. Trong đó, vốn PPP chiếm 700 tỷ đồng, vốn vay ODA chiếm 150 tỷ đồng, doanh nghiệp đầu tư 36 tỷ đồng.

Phương hướng vận động và đẩy mạnh trong giai đoạn này là đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các đối tác như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hung-ga-ry, Đức, Pháp,… và mở rộng quan hệ với các dối tác như Hoa Kỳ, Australia, Cộng hòa Séc.

Mục tiêu sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2020 – 2025

Một là, ưu tiên thu hút, quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi về lĩnh vực phát triển đô thị. Cụ thể là: nâng cấp phát triển đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…); phát triển đô thị tăng trưởng xanh ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hai là, đề nghị các cơ quan quản lý kế hoạch, tài chính tạo điều kiện để các dự án được giải ngân vốn ODA theo tiến độ hoặc đảm bảo việc giao kế hoạch vốn hàng năm cho các dự án phù hợp với kế hoạch của dự án; ưu tiên kế hoạch vốn cho các dự án sắp kết thúc để không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án; xem xét ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA, đặc biệt là các dự án sắp kết thúc, các dự án đang ở giai đoạn thi công.

Cụ thể là:

- Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, để thực hiện tốt chủ đề “Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư 2020”, thành phố sẽ nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách, ưu đãi mới nhằm thu hút các nhà đầu tư và vốn đầu tư ngoài xã hội.

- Đặc biệt là thu hút các tập đoàn kinh tế lớn, đa quốc gia, các nhà đầu tư chiến lược vào 5 lĩnh vực mũi nhọn theo Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị; đồng thời, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nghiên cứu triển khai quy hoạch mở rộng Khu Công nghệ cao, tạo quỹ đất phục vụ kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Bên cạnh đó, chủ động hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư hoàn thành thủ tục đầu tư; triển khai các dự án đã cho phép nghiên cứu đầu tư; tích cực tháo gỡ các vướng mắc trong công tác quy hoạch, quản lý đất đai, nguồn nhân lực; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc theo Kết luận số 2852 của Thanh tra Chính phủ.

- Ở từng phân ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành kinh tế trọng điểm của thành phố như: du lịch - dịch vụ, sản xuất công nghiệp - công nghệ cao… thì việc tiếp tục tăng cường hoạt động thu hút đầu tư có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo ra những sản phẩm, tiềm năng sản xuất mới góp phần đem lại các giá trị gia tăng năm sau cao hơn năm trước cho nền kinh tế thành phố.

- Ngoài ra, thành phố tiếp tục triển khai các giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tận dụng các hiệp định thương mại, tận dụng các quy định về thuế suất tạo sức cạnh tranh về giá hàng hóa, giải quyết thủ tục nhanh để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Trên lĩnh vực du lịch, giải pháp lâu dài vẫn là sự hỗ trợ, đẩy nhanh các dự án lớn, cụ thể như công viên tượng đài, các khu phố đêm, quy hoạch, dành quỹ đất, mặt nước để kêu gọi đầu tư các khu du lịch quy mô lớn nhằm tạo thêm nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn để gia tăng chất lượng và sự đóng góp vào thành quả phát triển chung.

- Để thực hiện chủ đề “Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư”, năm 2020, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư đưa ra các đề xuất, đó là: đối với các dự án trọng điểm, thành phố tiếp tục chỉ đạo trực tiếp từng dự án để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; các sở, ban, ngành, quận, huyện tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong công tác xúc tiến các dự án, từ xây dựng tiến độ cho đến việc lựa chọn địa điểm, xây dựng quy hoạch 1/500 cho đến việc giải quyết các thủ tục liên quan đến đất đai…; thống nhất về quan điểm, cách hiểu và áp dụng các quy định pháp luật về thủ tục đầu tư giữa cấp thành phố và cấp quận, huyện.

- Trên cơ sở quy hoạch chung của thành phố sau khi được phê duyệt, đề nghị,  Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để xác định các khu đất có khả năng mời gọi đầu tư theo định hướng của thành phố, làm cơ sở để Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư chủ động tiếp cận, tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng; tiếp tục tổ chức định kỳ các hoạt động kết nối, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực theo từng lĩnh vực, ưu tiên các ngành du lịch, công nghệ thông tin, tự động hóa, cơ khí chính xác; lựa chọn đại diện xúc tiến đầu tư cho thành phố tại một số thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ, Australia, Cộng hòa Séc).

- Để hoạt động thu hút đầu tư trong năm 2020 tăng trưởng tốt hơn nữa,  cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đã có chủ trương, ký kết tại các diễn đàn, Tọa đàm mùa xuân qua các năm; hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư đối với từng dự án cụ thể, nhất là các vướng mắc theo Kết luận số 2852 của Thanh tra Chính phủ; các cơ quan thẩm định chuyên ngành (xây dựng, giao thông, tài nguyên môi trường…) tiếp tục tạo điều kiện trong công tác thẩm định các thủ tục đầu tư, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các đơn vị; các quận, huyện quyết liệt hơn nữa trong công tác giải phóng mặt bằng; các chủ đầu tư, quản lý dự án chủ động và chịu trách nhiệm với lãnh đạo thành phố trong việc tổ chức, triển khai và thực hiện nhiệm vụ được giao; tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án đầu tư, hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư và triển khai các dự án đã trao Thông báo nghiên cứu đầu tư tại Tọa đàm Mùa Xuân năm 2019 như: dự án Khu tổ hợp công trình phục vụ Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, dự án Khu công nghệ thông tin Đà Nẵng Bay...; đa dạng hóa các hình thức đầu tư, đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực ưu tiên; tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi. Đồng thời, thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố; thực hiện các giải pháp xúc tiến đầu tư tại chỗ; đẩy mạnh xúc tiến, tranh thủ tối đa và quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA để đầu tư các công trình trọng điểm, quy mô lớn; tiếp tục mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa thành phố với các địa phương, tổ chức trên thế giới.

- Trước thềm “Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư 2020”, UBND thành phố Đà Nẵng đã có quyết định phê duyệt danh mục 57 dự án trọng điểm thu hút đầu tư vào thành phố giai đoạn 2020-2025 làm tiền đề để tập trung thu hút cũng như chào hàng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó lĩnh vực giáo dục có 6 dự án, y tế (4 dự án), du lịch - dịch vụ - thương mại (11 dự án), văn hóa - thể thao (4 dự án), công nghệ thông tin - hạ tầng công nghiệp (10 dự án), công nghiệp công nghệ cao (4 dự án), nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (7 dự án), môi trường (2 dự án), giao thông - cơ sở hạ tầng - logistics (10 dự án).

 

Định hướng đến năm 2030

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư, tổ chức có hiệu quả các hoạt động, sự kiện xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài, chú trọng các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu; xây dựng và hoàn thiện các chương trình, đề án phát triển Khu công nghệ cao Đà Nẵng đến năm 2030; đề xuất điều chỉnh mở rộng quy hoạch Khu công nghệ cao Đà Nẵng; tiếp tục tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư.

- Đặc biệt là các dự án sản xuất công nghệ cao có quy mô lớn, có sức lan tỏa; nghiên cứu về việc hình thành các quỹ đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần nhằm tìm giải pháp xã hội hóa cho hoạt động nghiên cứu - phát triển, ươm tạo - khởi nghiệp và đổi mới, sáng tạo…

Giải pháp chung tăng cường khả năng thu hút và sử dựng các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ở Việt Nam

Hoàn thiện các quy định về quản lý và sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế.

Về khuôn khổ pháp lý, Nhà nước đã ban hành và bổ sung những văn bản pháp quy, xác định rõ chức năng, và nhiệm vụ của các cơ quan Chính phủ tỏng việc điều phối, quản lý và sử dụng các nguồn vốn vay và tai trợ quốc tế. Các Bộ, ngành cũng ban hành những thông tư hướng dẫn cụ thể cho các hoạt dộng vay và tài trợ.

Việc ban hành các Quy chế, thông tư có liên quan đến quản lý và sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ dã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, các cấp trong quá trình quản lý, điều phối và sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế. Đối với nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức – ODA cơ quan đầu mối trong việc điều phối, quản lý và sử dụng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, trong các văn bản pháp quy đã ban hành vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra sự thiếu ăn khớp giữa các quy trình trong nước và các quy trình theo quy định của nước ngoài (chính sách thuê, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư …)

Nghị định 87/CP đã quy định đánh thuế các dự án ODA và Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn thực hiện quy định này.

Đối với thuế được đánh vào máy móc, thiết bị, vật tư nhập khẩu cho các dự án ODA vốn vay, các nhà tài trợ không có ý kiến vì Chính phủ Việt Nam tự bỏ tiền từ Ngân sách để nộp khoản thuế này. Theo họ, vấn đề vốn đối ứng đang khó khăn, cách làm này càng làm cho vốn đối ứng khó khăn hơn.

Về thuế trực thu đánh vào thu nhập của chuyên gia (kể cả chuyên gia làm viej ccho các dự án ODA), các nhà tai trợ không đồng tình, coi đây là sự tận thu viện trợ qua thuế trực thu, hoặc sử dụng viện trở để thu thuế.

Hơn nữa, hiện nay có tinhd trạng đói xử bất bình đẳng về loại thuế trực thu này đối với các chuyên gia của các nước và các tổ chức quốc tế khác nhau. Chuyên gia UNDP (kể cả người Việt Nam làm cho tổ chức này), chuyên gia Thụy Điển, Úc, EU… không phải trả thuế thu nhập do các nước và tổ chức này khi đã ký các hiệp định hợp tác với ta. Trong khi đó, chuyên gia của một số nước phải nộp thuế thu nhập.

Hoàn thiện những quy định về phân cấp:  Nhiều nhầ tài trợ cho rằng không nên áp dụng mô hình tổ chức thực hiện quá nhiều cấp như hiện nay: Ban quản lý dự án trung ương. Ban quản lý dự án trung ương. Ban quản lý dự án địa phương. Đơn vị thực hiện dự án. Theo họ, trong những trường hợp có thể nên giao tiếp trực tiếp thực hiện, cơ quan quẩn lý ngành hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Và cũng cần đơn giản hóa các thủ tục hơn, rõ ràng hơn nhất là phân cấp các thủ tục đầu tư phát triển ở các địa phương trong các vấn đề liên quan đến rút vốn…

Tổ chức tốt công tác lập kế hoạch và chuẩn bị dự án của các cơ quan Chính phủ.

Việc tăng cường năng lực lập kế hoạch của các cơ quan trung ương với vai trò là người đưa ra sáng kiến và làm thế nào để đạt được mục tiêu cần phải thể hiện thông qua:

Khẳng định tính tự chủ: Trước hết, tính tự chủ của Chính phủ trong suốt quá trình chuẩn bị dự án là hết sức cần thiết. Để tránh sửa đổi, bổ sung quá nhiều cơ cấu phần của dự án trong quá trình thực hiện dự án, hoặc để đảm bảo có sự tham gia đây đủ của các cán bộ đối tác trong quá trình thực hiện, điều quan trọng là Chính phủ phải gánh trách nhiệm và đưa ra sáng kiến ngay từ giai đoạn chuẩn bị của dự án đầu.

Tăng cường công tác lập Kế hoạch đầu tư công cộng: Cần tăng cường năng lực và lập kế hoạch của Chính phủ. Kiến nghị Chính phủ xây dựng một hệ thống hiệu quả và rõ ràng cho quá trình chuẩn bị kế hoạch dầu tư công cộng, chẳng hạn như xếp thứ tự ưu tiên cho dự án ODA và bố tri ODA cũng nhưu các nguồn lực trong nước giữa các ngành và các vùng lãnh thổ, Chương trình đầu tư công cộng (PIP) là một trong những khuôn khổ như vậy, nhưng cần có những nỗ lực hơn nữa để dảm bảo cho chương trình đầu tư công cộng thật sự có hiệu quả đuộc xem như là một công cụ lập kế hoạch và quản lý. Đánh giá chỉ tiêu khu vực sẽ là cơ sở cho việc quản lý tốt hơn kế hoạch đầu tư công.

Lập ngân sách cho công tác chuẩn bị dự án: Thiếu phân bố ngân sách phù hợp phục vụ công tác chuẩn bị dự án có thể là một trong những cản trở ở giai đoạn đầu của công tác chuẩn bị dự án. Do trở ngại của việc “nội hóa” dự án, việc sử dụng đầy đủ với sự tham gia đóng góp về mặt kinh nghiệm và chuyên môn của phía Việt Nam về mặt tổng lực sẽ rất hiệu quả trong giai đoạn thực hiện dự án. Đồng thời việc chuyển giao kỹ thuật tiên tiến có thể bị cản trở do phân bố nguồn lực không phù họp trong giai đoạn này.

Làm rõ vấn đề tái định cư ở giai đoạn chuẩn bị dự án: Việc thiếu một kế hoạch tái định cư mang tính thực tiễn, tổng hòa và toàn diện trong quá trình lập kế hoạch dự án là một trở ngại công tác thực hiện dự án trôi chảy sau này. Đặc biệt, tình trạng thiếu sự phối hợp giữa các Ban QLDA và chính quyền địa phương chuyên trách về tái định cư (như hội đồng tái định cư của Ủy ban nhân dân địa phương) đã cản trở việc thực hiện trôi chảy công tác tái định cư. Điều này thường dẫn đến chậm trễ hơn so với kế hoạch thực hiện dự án ban đầu. Việc tinh giản hơn nữa các thử tục và thu xếp mang tính chất thể chế như vậy là rất cần thiết. Chẳng hạn trong giai đoaọn chuẩn bị, chính phủ nên phân chia quá trình phê duyệt thành 2 giai đoạn. Bước đầu tiên là đánh giá và phê duyệt tổng thể toàn bộ dự án, kể cả kế hoạch tái định cư. Bước hai là phê duyệt đầu tư cho dự án. Tuy nhiên, việc phê duyệt này chỉ thực hiện sau khi công tác tái định cư hoàn tất.

Giám sát chất lượng thực hiện dự án. Những khía cạnh của việc giám sát chất lượng trong quá trình thực hiện dự án đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa ngay từ giai đoạn đầu của dự án. Hiện nay, kế hoạch đấu thầu của dự án mối chi được điều chỉnh bởi Nghị định 88/CP và chi tập trung vào khía cạnh kinh tế của đầu tưu, chẳng hạn khuyến khích sử dựng nhiều hơn nữa các hàng hóa và dịch vụ trong nước. Tuy nhiên, chưa nhấn mạnh nhiều đến chất lượng đầu tư. Có những quy định tiêu chuẩn về chất ượng đối với các công trình xây dựng, song không có khung pháp lý để theo dõi nhằm đảm bảo đúng chất lượng trong và sau khi thực hiện dự án. Do vậy, trong khung thể chế hiện nay đang thiếu cớ chế đối với các Ban QLDA cũng như các Bộ ngành để đảm bảo chất lượng công trình trong quá trình thực hiện. Về vấn đề này, Chính phủ nên soạn thảo những quy định bảo đảm tính khía cạnh kỹ thuật của công tác quản lý dự án. Chẳng hạn, Chính phủ nên chuẩn bị trước vì chỉ dẫn cụ thể như ra hướng dẫn tác nghiệp cho Ban QLDA nhằm liên lạc và sử dụng một cách có hiệu quả các tư vấn nước ngoài trong dự án hay không khuyến khích viejc phân quá nhỏ các hợp đồng đối với các dự án đấu thầu quốc tế.

Thành lập bộ phận theo dõi và đánh giá sau dự án. Cần thiết lập một hệ thống cơ quan theo dõi và đánh giá từ trung ương tới các đơn vị thực hiện đối với các dự án đang thực hiện và đã thực hiện để kết hợp với những chu kỳ quản lý dự án. Hệ thống này có thể cung cấp được những thông tin phản hồi nội bộ giúp cho công tác quản lý tốt hơn và dự án thực hiện tốt hon. Nếu có vấn đề nào đó sinh trong quá trình thực hiện thì bộ phận này phối hợp với nhà tài trợ tìm một biện pháp giải quyết. Đồng thời, về phía Việt Nam cần thành lập một cơ quan tổng hợp điêu phối các vấn đề thực hiện dự án, điều phối các vấn đề để thực hiện dự án, điều phói giữa các cơ quan liên quan và nhà tài trợ. Bộ phận đánh giá sau dự án sẽ chịu trách nhiệm đánh giá các dự án đầu tư sau khi hoàn thành, có thể kết hợp cùng với cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Nó đánh giá toàn bộ phương diện thực hiện và quản lý dự án, bao gồm các khoản chi tiêu kế hoạch, phạm vi công việc, hoạt động của nhà thầu và các tư vấn cũng như các cơ quan liên quan Chính phủ.

Ấn định rõ ràng thời gian cho phê duyệt kế hoạch đầu tư theo nội bộ. Phê duyệt của Chính phủ đối với kế hoạch của các dự án sử dung vốn đầu tư ODA phải được tiến hành trước khi khoản vay có hiệu lực. Sự kết hợp hài hòa phê duyệt nghiên cứu khả thi của Chính phủ với sự thỏa thuận giữa Chính phủ và nhà tài trợ về quy mô dự án, chi phí ước tính, kế hoạch thực hiện là cần thiết để tránh việc bổ sung quá nhiều vào hợp phần dự án trong quá trình thực hiện. Việc đơn giản hóa quá trình phê duyệt va thỏa thuận cho vay vốn của nhà tài trợ với phê duyệt nghiên cứu khẩn thi nội bộ của Chính phủ là hết sức cần thiết.

Chuẩn bị dự án có sự phối hợp nhiều hơn nữa của các nhà tài trợ.

Với các nguồn lực trong nước và ODA hạn chế, điều hết sức cơ bản là phải phối hợp quan hệ đối tác hơn nữa để đảm bảo tính hiệu quả của viện trợ.

Quan hệ đối tác.

Do quá trình chuẩn bị dự án của các nhà tài trợ rất khác đối với Việt Nam và cần phải được hài hòa để giảm nhẹ gánh nặng cho Chính phủ. Việc chia sẻ thông tin, tham khảo ý kiến của các cơ quan đối tác, sự phối hợp chủ động và tích cực giữa các nhà tài trợ và chính phủ cũng như những chiến lược phát triển ngành đã được các bên chia sẻ với sự chỉ đạo và tính tự chủ mạnh mẽ, kiên quyết của chính phủ là rất quan trọng. Các nhà tài trợ cũng nên phối hợp với nhau một cách có hệ thống hơn trong khâu chuẩn bị dự án để tránh trùng lặp.   

Một giải pháp có thể làm hài hoà về thời gian lập kế hoạch hàng năm cho chương trình hỗ trợ chính của các nhà tài trợ như hình thành chương trình hỗ trợ luân chuyển theo chu kỳ 3 năm (đề xuất các dự án theo một danh sách dài), thẩm định dự án, đàm phán các khoản vay. Chia sẻ giữa các nhà tài trợ một kế hoạch luân chuyển như vậy đối với các dự án sử dụng ODA.

Tăng cường thể chế, củng cố công tác lựa chọn, thẩm định, giám sát, đánh giá và phân bổ vốn dự án đầu tư công (ĐTC).

Cần tập trung quản lý việc lựa chọn và quyết định về các dự án ODA và vốn vay ưu đãi ở một cơ quan cấp cao để cơ quan này có thể chịu trác nhiệm đảm bảo tất cả các dự án đề xuất đã được rà soát (trên nguyên tắc phải phù hợp với các chiến lược, kế hoạch phát triển quốc gia, ngành và địa phương), các dự án lựa chọn đều được đối xử như nhau, các nguyên tắc về quản lý ngân sách, tài khóa đều được áp dụng một cách thống nhất. Cơ quan đó phải có đủ năng lực chuyên môn để tổ chức thẩm định dựa trên nguyên tắc phân tìch chi phì lợi ìch dự án và có đủ thẩm quyền để xếp hạng các dự án dựa trên các tiêu chì khách quan, khoa học. Quy trính lựa chọn dự án ĐTC có thể tóm tắt sơ bộ như trong hính dưới đây:

 

 

 

Xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn các dự án vay ODA theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Xây dựng danh sách dài các dự án dự kiến sử dụng vốn vay ODA trung và dài hạn, thường xuyên rà soát, cập nhật để giúp việc huy động vốn vay ODA của quốc gia có tầm nhín chiến lược, đồng thời các dự án sẽ có nhiều thời gian chuẩn bị tốt hơn, tăng cường tình minh bạch trong huy động và sử dụng vốn vay ODA.

Báo cáo đề xuất một số tiêu chì quan trọng cần cân nhắc trong định hướng mới về thu hút và sử dụng vốn vay ODA của Chình phủ:

(i)  Vốn vay ODA và vay ưu đãi chỉ nên chiếm 30-50% tổng mức đầu tư dự án, đống vai trò là vốn mồi, chất xúc tác cho các nguồn vốn khác.

(ii)  Ưu tiên sử dụng cho các dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, nhất là các dự án có khả năng tạo nguồn thu ngoại tệ trong trung và dài hạn để tăng cường năng lực trả nợ của quốc gia, vì dụ: các dự án giải quyết nút thắt cơ bản về hạ tầng (giao thông, đô thị, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo…), phát triển nông nghiệp thông minh (thủy lợi, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, điện khì hóa nông nghiệp…), kích thích các ngành hoặc hoạt động xuất khẩu, các dự án đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ.

(iii) Ưu tiên các dự án có tình chất hàng hóa công cộng, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, có hiệu ứng lan tỏa và có yếu tố đổi mới, sáng tạo, chuyển giao công nghệ, tri thức như thìch ứng biến đổi khì hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế …. 

(iv) Ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi như là đòn bẩy, thúc đẩy đầu tư tư nhân, không sử dụng vốn vay ODA cho các dự án mà tư nhân quan tâm, có khả năng thực hiện với công nghệ hiệu quả và chi phì thấp hơn.

(v) Hạn chế sử dụng vốn vay ODA để tài trợ cho các nhu cầu mua sắm nội địa ví làm tăng nợ công nhưng không cải thiện được năng lực trả nợ của quốc gia.

Đa dạng hóa các nguồn vốn ĐTPT và tạo sự cạnh tranh giữa các nhà tài trợ.

Giai đoạn 2021-2025, đối với các khoản vay ưu đãi gần hơn với lãi suất thị trường, về cơ bản sẽ không chịu ràng buộc nhiều về hính thức đấu thầu mua sắm và các điều kiện khác. Do đó, Việt Nam cần nâng cao vị thế đàm phán của mính với các nhà tài trợ thông qua việc chủ động tìm kiếm các nguồn vốn nước ngoài mới cho ĐTPT và đưa yếu tố cạnh tranh vào quá trính lựa chọn nhà tài trợ. Đa dạng hóa nguồn tài trợ giúp quốc gia tránh được rủi ro suy giảm đột ngột nguồn vốn vay ODA nước ngoài khi nhà tài trợ chình gặp khó khăn hoặc thay đổi chiến lược tài trợ, đồng thời còn giúp nâng cao vị thế đàm phán của chình phủ. Các nhà tài trợ mới nổi như Trung Quốc hay Hàn Quốc cần được tranh thủ, bên cạnh việc tiếp tục duy trí mối quan hệ khăng khít với các nhà tài trợ truyền thống như WB, ADB, Nhật Bản.

Bên cạnh các nguồn vốn truyền thống cho phát triển như vốn ODA và vốn vay ưu đãi, hiện nay đang xuất hiện thêm nhiều kênh cấp vốn mới khác từ các định chế tài chình quốc tế và các đối tác phát triển mà Việt Nam có thể khai thác. Đó là:

(i) Vốn vay và vay không bảo lãnh Chính phủ (non-sovereign loan). Hiện nay, có nhiều định chế tài chình sẵn sàng cho vay các DNNN đang trong quá trính chuyển đổi theo hính thức vay không bảo lãnh và chi phì thấp. Chình phủ cần quan tâm nghiên cứu và ban hành kịp thời các chình sách để tạo hành lang pháp lý cho việc huy động và sử dụng nguồn vốn này.

(ii) Vốn vay kết hợp viện trợ không hoàn lại. Mặc dù nhiều nhà tài trợ song phương đã rút khỏi Việt Nam nhưng Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp cận nguồn viện trợ không hoàn lại ở một số lĩnh vực “mềm” như phát triển nguồn nhân lực hay thìch ứng BĐKH. Những nguồn viện trợ này cung cấp cho chúng ta kinh nghiệm quốc tế và tri thức trong những lĩnh vực Việt Nam rất khó tiếp cận nếu không có sự hỗ trợ quốc tế. Việt Nam cần quan tâm đến các hính thức cho vay hỗn hợp, trong đó các khoản viện trợ không hoàn lại được cung cấp kèm theo các khoản vốn vay và bảo lãnh, đơn giản hóa thủ tục để nhanh chóng tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại, đặc biệt khi những khoản viện trợ đó thực sự giúp nâng cao năng lực tổng thể của nền kinh tế và thúc đẩy chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Có tầm nhìn dài hạn, chủ động tích cực trong quan hệ hợp tác với các đối tác phát triển.

Mối quan hệ hợp tác phát triển đã có sự thay đổi về căn bản. Trong 27 năm qua, mối quan hệ này tập trung vào công tác huy động và sử dụng vốn, thí trong giai đoạn tới vốn không còn là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong quan hệ hợp tác phát triển với các nhà tài trợ. Đồng thời, hướng đến mục tiêu trở thành nước có mức thu nhập trung bính cao, Việt Nam cần có chiến lược và bố trì nguồn lực để nâng cao vai trò và chủ động trong quan hệ hợp tác phát triển. Thông qua hợp tác Nam-Nam, Việt Nam có thể chuyển giao kinh nghiệm, tri thức của mình cho các nước ở trính độ phát triển thấp hơn. Do vậy, cần có định hướng các hính thức quan hệ đối tác mới, nhằm nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.

Đứng trước bài toán tiếp nhận viện trợ ODA không hoàn lại và vay vốn ODA có xu hướng giảm, phải sử dụng tới khoản vay kém ưu đãi hơn và vay theo điều kiện thị trường từ nguồn của ADB, IDA, IBRD,... và trong bối cảnh Chình phủ Việt Nam tiếp tục duy trì mục tiêu tăng trưởng cao, bền vững được đưa ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 là GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010, và GDP bính quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 - 3.200 USD thì có thể nhận thấy nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển trong đó có nguồn vốn ODA vẫn sẽ chiếm tỷ trọng khá lớn.

Từ những dự báo và phương hướng trên cho thấy, đối với Việt Nam, nguồn vốn ODA vẫn là một kênh huy động vốn quan trọng để giúp cho đất nước đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và nhanh chóng vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để có thể sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ để đạt mục tiêu đề ra. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có các giải pháp đúng đắn, đồng bộ và mang tính khoa học, kịp thời ngay từ bây giờ nhằm phát huy được hết hiệu quả trong quá trính sử dụng nguồn vốn này.

Giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức quốc tế ở thành phố Đà Nẵng.

Nguồn vốn ODA được xác định là một nguồn htu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Việc sử dụng nguồn vốn này trong đầu tư phát triển có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển của cả nước nói chung cũng như của thành phố Đà Nẵng nói riêng. Trong thời gian qua, nhận rõ tầm quan trọng của nguồn vốn này đối với sự nghiệp phát triển, được sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ ngành, UBND thành phố Đà Nẵng đã tích cực đẩy mạnh công tác thu hút, vận động và tăng cường công tác quản lý sử dụng các dự án ODA.

Xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế một cách hoàn thiện.

Trên cơ sở căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của quốc gia, thành phố Đà Nẵng cần sớm thiết lập chiến lược thu hút và sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế. Chiến lược này cần tập trung vào việc sử dụng ODA với những mục tiêu phát triển rõ ràng, xác định các ưu tiên, chiến lược cho từng lĩnh vực. . . Trong chiến lược cùng cần hình thành một danh mục các dự án phát triển, các dự án khẩn cấp cho từng lĩnh vực cụ thể của thành phố nhằm giới thiệu cho các nhà tài trợ để họ có thể tin tượng rằng những dự án, chương trình này đã chính thức được coi là ưu tiên và năng trong chiến lược phát triển chung của thành phố.

Chiến lược này cũng cần đề ra những định hướng vận động và những hành động cụ thể để thu hút các nhà tài trợ quan tâm, đồng thời cũng cần sắp xếp những lĩnh vực có những đặc điểm mà nhà tài trợ có thể phát huy được những thế mạnh vốn có của mình.

Ngoài ra, việc hình thành chiến lược cũng nhằm tránh tình trạng một số chương trình, dự án được lập một cách tự phát, không có sự điều phối do cơ quan chuyên ngành và phía nhà tài trợ thoả thuận trước, cũng như để tránh việc lập lại dự án và lãng phí nguồn lực.

Tập trung quản lý các dự án sử dụng nguồn ODA vào một đầu mối.      

Yếu tố quyết định nhất đến hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn ODA là cơ quan tiếp nhận có năng lực quản lý ODA và hợp nhất nguồn vốn này vào quy trình thống nhất để quản lý. Sự tập trung quản lý các dự án, chương trình sử dụng nguồn vốn ODA hiện này cần được tăng cường và phân định rõ rằng để đảm bảo cho công tác quản lý và điều phối có hiệu quả hơn. Tập trung quản lý nhằm phục vụ ba mục đích sau:   

Thứ nhất, và tập trung quản lý sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công tác điều phối và quản lý và đam bảo cho các nhà tài trợ được khuyến khích tài trợ vào các dự án nằm trong chiến lược chung của quốc gia và thành phố.

Thứ hai, cơ chế quản lý tập trung đảm bảo hiểm soát không chỉ về chính sách mà còn về lĩnh vực tài chính, điều này thúc đẩy tính trách nhiệm và khả năng sẵn sang. Do công tác quản lý ODA được tập trung, như vậy sẽ có cần có một cơ quan để theo dõi những cam kết tài chính và đảm bảo cho các khoản thanh toán nợ được thực hiện.

Thứ ba, cơ chế quản lý tập trung là sự cần thiết để đảm bảo rằng các nguồn nhân lực cùng với những chi phí phát sinh có liên quan đến những dự án ODA sẽ được bố trí đầy đủ.

Công tác quản lý nhà nước về các chương trình và dự án sử dụng ODA cần được cải tiến theo hưởng đơn giản hoá các thủ tục quản lý, các quy định hành chính để tạo điều kiện cho việc thực hiện thuận lợi các dự án và tránh những vấn đề gây trở ngại đến quá trình thực hiện dự án.

Việc cần thiết là phải đảm bảo sự điều phối thống nhất và chặt chẽ giữa các bộ liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, cũng như đảm bảo sự phối hợp giữa các tổ chuyên ngành giữa các cơ quan ở địa phương và các ban quản lý dự án.

Thành phố Đà Nẵng cần xem xét và hệ thống hóa lại việc phân công trách nhiệm giữa các cơ sở ban, ngành nhằm đảm bảo cho trách nhiệm điều phối, quản lý ODA vào Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng cần có mối liên hệ chặc chẽ với các cơ sở bộ ngành, các ban quản lý dự án và đóng vai trò cầu nối giữa Ủy ban nhân dân thành phố và với các Bộ trung ương cũng như là với các nhà tài trợ.

Tăng cường công tác kế hoạch hóa nguồn vốn ODA

Xuất phát từ lý do ODA là một nguồn vốn đầu tư có mục tiêu được xác định trong các chương trình, dự án cụ thể được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với bên tài trợ nước ngoài. Do đó văn kiện ODA mang tính pháp lý quốc tế. Mặt khác, ODA là nguồn lực từ bên ngoài hỗ trợ cho phát triển, chứ không thay thế cho nguồn lực trong nước. Do vậy, thành quả của ODA là sự đóng góp từ cả hai phía, phía được tài trợ và phía tài trợ. Các dự án ODA được ký kết cần phải được thể hiện trong kế hoạch năm của thành phố và của các cơ quan thực hiện dự án. Phần kế hoạch này được xây dựng có chất lượng sẽ bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế; thực hiện tiến độ huy động công trình; nâng cao hiệu quả đầu tư và quan trọng hơn là duy trì được uy tín đối với cộng đồng quốc tế. Để nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá nguồn vốn ODA cần chú trọng đến nhưng vẫn để sau:

- Khi xây dựng chương trình, dự án ODA cần xác định được đầy đủ căn cứ và tính chất tru tiên của nhu cầu.

- Khi chuẩn bị ký kết các điều ước về ODA, cần xác định rõ mức đóng góp trong nước (vốn đối ứng), hình thức đóng góp và nguồn đóng góp (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, ngân sách cơ quan thực hiện dự án . . .).

- Khi dự án được ký kết, phải đưa vào kế hoạch và bố trí đầy đủ và đúng tiến độ phần đóng góp trong nước để thực thi dự án.

- Việc lập kế hoạch nguồn vốn ODA và vốn đối ứng phải vững chắc. Bố trí kế hoạch vốn ODA thiếu căn cứ sẽ dẫn đến tình trạng “giam vốn” đối ửng. Do điều kiện vốn trong nước còn hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các cục tiêu khác của kế hoạch.

- Xây dựng kế thi chi lực hiện các chương trình, dự án ODA là tin đối các nguồn lục, nhằm đảm bảo thực hiện các cựun kết với tên tài trợ và sử dụng liên quà nguồn vốn và cân đối táng nguồn ODA vào đầu tư phát triển và các chỉ tiêu của nền kinh tế.

- Xây dựng kế hoạch năm thực hiện các chương trình, dự án ODA được thể hiện trong kế hoạch là xác định giá trị rút vốn trong năm kế hoạch (bao gồm cả vốn ngoài nước và trong nước) nhằm thực hiện nội dung, tiến bộ chương trình, dự án cam kết với bên tài trợ.

- Xây dựng kế hoạch rút vốn hàng năm đối với chương trình, dự án ODA phải được căn cứ vào những nội dung sau:

 - Các điều ước quốc tế về ODA đối với chương trình, dự án: Nội dung bao gồm trách nhiệm các bên về các hoạt động trong khuôn khổ chương trình, dự án đối với khoản tiền nước ngoài; các khoản đóng góp của bên Việt Nam; nội dung các hoạt động và tiến độ thực hiện dự án.

 - Chấp hành sự hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng kế hoạch năm: bao gồm chủ trương, chính sách mới ban hành liên quan đến việc lập kế hoạch đối với chương trình, dự án ODA, những biện pháp lớn chỉ đạo thúc đẩy thực hiện chương trình, dự án ODA nhằm đảm bảo các điều ước quốc tế về ODA.

Khả năng thực thi của dự án và dự báo các tác động khách quan ảnh hưởng tiến độ: Việc xây dựng kế hoạch rút vốn phải được tính toán kỹ về khả năng thực thi của dự án như điều kiện nhân lực; tiền vốn đảm bảo trong nước; thời gian vật chất tối thiểu cho các hoạt động như thủ tục xét thầu, trình duyệt, rút vốn: giải phóng mặt bằng, ngoài ra phải dự báo, tính toán thêm các tác động khách quan thuận lợi và bất vi ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án.

Các văn bản hiện hành của nhà nước và bên tài trợ liên quan đến thực hiện chương trình, dự án ODA như thuế nhập khẩu, thủ tục rút vốn…

  Việc bố trí danh mục chương trình, dự án ODA trong năm kế hoạch cần tuân thủ nguyên tắc bố trí sau:

- Chỉ đưa vào danh mục chương trình, dự án đã được ký Hiệp định hoặc chắc chắn có khả năng rút vốn trong năm kế hoạch.

- Giá trị rút vốn được tính trên cơ sở khả năng thanh toán cho các hoạt động của dự án trong năm kế hoạch.

+ Đối với các hoạt động thông qua hợp đồng phải căn cứ vào điều khoản thanh toán theo tiên độ thực hiện hợp đồng với bên nhận thầu.

+ Đối với hoạt động không thông qua hợp đồng thì căn cứ vào dự án và tên độ thực hiện các hoạt động đó.

Đối với phần vốn đối ứng, cần phải tuân thủ quy định tất cả các chương trình, dự án ODA đều phải xây dựng kế hoạch vốn đối ứng. Để nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch vốn đối ứng cần tuân thủ nguyên tắc sau:

Căn cứ vào tiến độ thực hiện chương trình, dự án và trách nhiệm đóng góp của Việt Nam thoe đó Hiệp định và văn kiện dự án đã được ký bên tài trợ, việc bố trí vốn đối ứng cần phải cân đối đảm bảo thực hiện các công việc trách nhiệm của phía Việt Nam dựa trên dự toán và tiến độ thực hiện đã được đã được phê duyệt theo quyết định đầu tư hay văn kiện dự án.

Các bước xây dựng kế hoạch rút vốn (bao gồm cả vốn ngoài nước và vốn đối ứng) đối với các dự án ODA phải được lập đồng thời với việc xây dựng kế hoạch hàng năm.

- Bước 1: Ban quản lý dự án phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch rút vốn nước ngoài và vốn đối ứng cho dự án của mình và trình lên cơ quan điều hành dự án của thành phố. Trong đó cần làm rõ khối lượng đã thực hiện, tiến độ đang thực hiện, dự kiến khối lượng chủ yếu thực hiện trong năm kế hoạch, khoản vốn trong và ngoài nước cần rút trong năm kế hoạch.

 - Bước 2: Sau khi có đề nghị của các Ban quản lý dự án ODA về kế hoạch vốn nước ngoài và vốn trong nước, các cơ quan điều hành dự án trực thuộc thành phố cần rà soát lại mục tiêu, nội dung đề nghị của ban quản lý dự án ODA và tổng hợp danh mục báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài Chính.

- Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch vốn nước ngoài và vốn trong nước đối với các chương trình, dự án ODA và trình Chính phủ.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và lập các dự án sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế.

Nâng cao chất lượng lập dự án đầu tư có vai trò cực kỳ quan trọng để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và đảm bảo cho việc thực hiện dự án sau này được thuận lợi. Các dự án phát triển kết cấu hạ tầng đô thị thường là các dự án có quy mô đầu tư lớn, lĩnh vực lại phức tạp liên quan đến nhiều khâu, nhiều lĩnh vực khác nên khi lập dự án gặp phải những khó khăn nhất định. Qua thực tế lập các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị thời gian qua ở Đà Nẵng, để nâng cao chất lượng dự án cần phải chú ý một số vấn đề sau:

 - Các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, đặc biệt là các đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật phải có mục tiêu đầu tư và căn cứ pháp lý rõ ràng. Mục tiêu đầu tư phải được xác định trên cơ sở phân tích hiện trạng lĩnh vực dự kiến đầu tư, nhu cầu phát triển, so sánh sánh quốc tế, khả năng phát triển, ý tưởng đầu tư và khả năng cân đối nguồn vốn. Các căn cứ pháp lý phải rõ ràng, có hệ thống, không mâu thuẫn với các giải pháp của dự án.

- Đảm bảo tính khoa học của dự án. Tính khoa học của dự án đòi hỏi dự án phải được lập trên cơ sở nghiên cứu công phu, tỉ mỉ, nghiêm túc các khía cạnh của dự án.

 - Đảm bảo tính hệ thống của một dự án. Tính hệ thống của dự án đòi hỏi các nội dung của dự án phải được xây dựng trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, đồng thời toàn bộ dự án phải đặt trong tổng thể quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố, của quận hay của ngành, lĩnh vực cụ thể.

- Tính cụ thể của dự án đòi hỏi các tính toán, phân tích phải dựa trên các dữ liệu cụ thể đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế. Đối với các dự án do người nước ngoài lập cần hết sức chú ý vấn đề này.

- Tính chuẩn mực của dự án đòi hỏi các dự án phải được lập trên cơ sở các chuẩn mực chung. Nhất là đối với các dự án ODA yêu cầu này phải được đặc biệt chú ý nhằm đảm bảo dự án đáp ứng được những quy định chặt chẽ không những của Nhà nước Việt Nam mà còn của các tổ chức kinh tế quốc tế cấp vốn.

- Trong quá trình chuẩn bị dự án có sử dụng nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế cẩn chú ý đến các chỉ tiêu phân tích kinh tế và tài chính như Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ số lợi ích và chi phí (B / C), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)… Đây cũng là một vấn đề quan trọng vì các nhà tài trợ cũng thưởng căn cứ vào kết quả đánh giá của các chỉ tiêu này để xác định tính khả thi của dự án nhất là đối với các dự án hạ tầng đô thị kêu gọi vốn nước ngoài do trong nước chuẩn bị.

- Đối với những dự án cùng với phía tư vấn nước ngoài chuẩn bị thì ngay từ khâu lập dự án cần xác định rõ các quy trình, quy phạm kỹ thuật được áp dụng tránh tình trạng áp dụng quy trình nước ngoài nhưng lại không phù hợp với hoàn cảnh điểu kiện cụ thể của địa phương dẫn đến ảnh hưởng cho công tác trình, duyệt dự án sau này.

Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý.

 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ODA có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện thành công của dự án. Theo đánh giá của các cơ quan quản lý và một số nhà tài nước ngoài thì một trong những nguyên nhân chính làm cho tốc độ giải ngân các dự án ODA chậm trong thời gian vừa qua là năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ của những cán bộ tham gia trong các cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện không đáp ứng được yêu cầu. Để tăng cường khả năng thu hút các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế, thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các nguồn vốn này là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội cần tập trung nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý lĩnh vực này. Việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ có thể tiến hành bằng những biện pháp sau:

- Xây dựng chiến lược cán bộ chuyên trách quản lý, kết hợp giữa việc đào tạo tại chỗ cán bộ hiện có với đào tạo lâu dài đội ngũ cán bộ kế cận.

- Khuyến khích những cán bộ quản lý tự nghiên cứu nâng cao năng lực về chuyên môn và ngoại ngữ trong công việc mình phụ trách.

 - Áp dụng các biện pháp nhằm thu hút những cán bộ có năng lực và trình độ tử các nơi khác tham gia vào việc thực hiện các dự án vay vốn và tài trợ.

- Tổ chức các khoá đào tạo mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm kể cả chuyên gia nước ngoài giảng dạy; cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo do các cơ quan trung ương, viện nghiên cứu, trường đại học tổ chức… và các khoá đào tạo về quản lý ở nước ngoài.

 - Vận động các nhà tài trợ nước ngoài tài trợ cho các khoá học nâng cao năng lực cho các cán bộ trong nước.

Tăng cường công tác đánh giá và theo dõi dự án ODA.

Theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA bao gồm:

- Xác định và cập nhật các thông tin về tiến độ thực hiện của dự aán ODA.

- Tình hình thực hiện các hoạt động của dự án: giải ngân thực tế vốn nước ngoài, vốn trong nước, khối lượng công việc thực tế đã đạt được.

- Mức độ thực hiện các mục tiêu của dự án.

- Phát hiện những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án và kiến nghị với cơ quan liên quan biện pháp giải quyết.

 - Lập báo cáo tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA.

- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và việc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án ODA.

Để tăng cường công tác theo dõi và đánh giá các dự án ODA cần tập trung tiến hành các biện pháp sau:

- Thiết lập một bộ phận chuyên trách theo rõi và quản lý các dự án ODA ở thành phố với những nhiệm vụ chính:

+ Xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm cho các dự án ODA

+ Cung cấp các thông tin liên quan cho các bên liên quan để kịp thời bố trí vốn đối ứng

+ Thu thập các báo cáo theo rõi định kỳ từ các cơ quan thực hiện, phân tích tìm ra những vướng mắc trình thành phố và cấp cao hơn giải quyết.

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thống kê đánh giá tình hình thực hiện dự ẩn ODA.

 - Các bạn quản lý dự án cần coi trọng công tác báo cáo tình hình thực hiện dự án tránh tình trạng sơ sài, nặng về số liệu, ít phần kiến nghị và giải pháp. Các ban quản lý cũng cần phải chủ động trong việc gửi báo cáo thường xuyên theo đúng thời gian đã được quy định.

- Tổ chức các cuộc giao ban định kỷ, hội nghị kiểm điểm để kịp thời tháo gỡ những vướng mặc trong quá trình thực hiện dự án.

Cải thiện mối quan hệ giữa các nhà tài trợ và phía tiếp nhận.

ODA thực sự một công việc chung giữa phía tài trợ và phía tiếp nhận. Khái niệm quan hệ hợp tác đã trở nên quen thuộc trong chu trình ODA và chứa đựng những hàm ý về hai đối tác cùng chung sức thực hiện một công việc mà cả hai bên cùng có lợi. Sự bất bình đẳng trong mối quan hệ này có thể dẫn đến những hiểu lầm và bất đồng thường xuyên giữa các đối tác. Để cải thiện và tăng cường mối quan hệ giữa nhà tài trợ và bên tiếp nhận, điều quan trọng là các bên cần phải hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau. Các thủ tục ODA về đấu thầu, hay chính sách cần phải được thương thảo giữa nhà tài trợ và các cơ quan của chính phủ và phải được áp dụng một cách linh hoạt trong các trường hợp cụ thể. Một số kinh nghiệm từ các nước tiếp nhận tài trợ cho thấy, theo thời gian, sự không cân bằng về năng lực giữa bên tiếp nhận và bên tài trợ sẽ dẫn đến những ưu thế và kiểm soát của phía tài trợ đối với các khâu hình thành, thiết kế, thực hiện và giám sát dự án. Các cơ quan tiếp nhận của Việt Nam và thành phố Hà Nội cần đóng một vai trò tích cực hơn trong việc hình thành, thực hiện và đánh giá các dự ẩn ODA. Điều này không thể thực hiện được nếu như Chính phủ hay thành phố Hà Nội không nỗ lực hợp nhất ODA vào các chương trình phát triển của quốc gia và địa phương.

Thúc đẩy tiến độ giải ngân các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA.

Nâng cao chất lượng chuẩn bị văn kiện dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi; rút ngắn thời gian đàm phán ký kết, chuẩn bị thực hiện và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA.

Cần nâng cao tình chủ động tham gia vào quá trính thiết kế dự án: Theo số liệu điều tra, khảo sát cho thấy có đến hơn 70% nhà tài trợ cho rằng việc thiết kế (chuẩn bị văn kiện dự án) vẫn do các chuyên gia quốc tế thực hiện là chình (phìa Việt Nam chủ yếu đóng vai trò cung cấp thông tin); 80% Cơ quan chủ quản gặp khó khăn trong quá trình thẩm định các chương trính, dự án ODA; nhiều ý kiến đề xuất cần có hướng dẫn thống nhất về quy trính thẩm định ở cấp Cơ quan chủ quản, trong đó xác định trách nhiệm, quyền hạn, cơ chế phối hợp của các sở ban ngành liên quan để đảm bảo chất lượng và tiến độ công tác thẩm định; 48,8% cho rằng “Năng lực cán bộ thẩm định còn hạn chế” và 44,45% ý kiến phản hồi là chất lượng văn kiện dự án/Báo cáo nghiên cứu khả thi không đảm bảo.

Việc lập danh mục yêu cầu tài trợ đã được các Cơ quan chủ quản được thực hiện theo các yêu cầu cơ bản quy định tại Nghị định 16/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên, quy trình 7 bước lập danh mục tài trợ trong thời gian qua trên thực tế cho thấy chưa có tình khả thi

cao và nảy sinh các vướng mắc như sau:

Theo số liệu khảo sát cho thấy 16,13% Cơ quan chủ quản cho biết các đề xuất dự án của họ không được xây dựng dựa trên thông tin từ công văn chình thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 46,77% Cơ quan chủ quản cho rằng nhiều đề xuất dự án của các Bộ, tỉnh được xây dựng thông qua các buổi làm việc với trực tiếp với nhà tài trợ, 41,94% - từ các buổi hội thảo, tiếp khách và 16,13% - từ các đơn vị tư vấn hoặc từ các mối quan hệ cá nhân hay từ các tỉnh bạn. Trong đó, 15/16 nhà tài trợ cho rằng việc thông qua các cơ quan tổng hợp của Việt Nam trong quá trính chuẩn bị đề xuất dự án chỉ là để “hợp pháp hóa”. Mức độ giảm khác biệt trong khâu xây dựng đề cương chi tiết dự án, các nhà tài trợ chỉ đánh giá ở mức 2,6/5 (chưa đạt mức trung bính).

Giải pháp nhằm đề cao vai trò, tình chủ động của phìa Việt Nam bắt đầu ngay từ khâu lựa chọn, xây dựng các chương trính và dự án, sau đó tổ chức thực hiện phù hợp với tính hính thực tế:

i) Các cơ quan quản lý nhà nước về nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ phải chỉ đạo chặt chẽ quá trính lựa chọn các chương trính, dự án, thiết kế nội dung các chương trính và dự án tài trợ, cũng như việc tổ chức thực hiện phù hợp với nhu cầu, thực tế và những quy định của Việt Nam;

ii) Các chủ chương trính và dự án cần chủ động phát huy vai trò làm chủ để hợp tác chặt chẽ với nhà tài trợ trong quá trính lựa chọn, các chương trính, dự án, thiết kế các nội dung chương trính và dự án tài trợ, cũng như tổ chức việc thực hiện phù hợp với tính hính thực tế và các văn bản pháp quy hiện hành;

iii) Chịu trách nhiệm đóng góp vốn đối ứng, giải phóng mặt bằng, giải quyết tác nghiệp các vấn đề phát sinh trong quá trính thực hiện các chương trính và dự án để cải thiện tính hính giải ngân vốn tài trợ;

iv) Bố trì kịp thời vốn đối ứng cho các Chương trình/ dự án; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, nhằm hạn chế sự chậm trễ của các chương trính/ dự án;

v) Các cơ quan quản lý nhà nước các cấp nên hợp tác chặt chẽ với các đối tác phát triển trên cơ sở song phương hoặc nhóm các nhà tài trợ tổ chức kiểm điểm định kỳ tính hính thực hiện chương trính và dự án, phát hiện và cùng với nhà tài trợ giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc thuộc thẩm quyền;

vi) Các cơ quan quản lý nhà nước và các bộ, cơ quan có liên quan ở Trung ương nên có phản ứng kịp thời và xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo yêu cầu của cơ sở để đẩy nhanh công tác chuẩn bị chương trính, dự án và thúc đẩy giải ngân vốn tài trợ.

Hài hòa hơn nữa chính sách, quy trình và thủ tục về đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, mua sắm và đấu thầu và quản lý tài chính giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.

Các giải pháp về hài hòa về quy trình và đơn giản hóa thủ tục tài trợ nhằm giải quyết dứt điểm những sự khác biệt còn tồn tại:

i) Các cơ quan của Chính phủ nên có sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác phát triển để công khai hóa và có những hướng dẫn cần thiết về quy trình và thủ tục, điều kiện cung cấp nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ trên các phương tiện thông tin đại chúng;

 ii) Các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các đơn vị tiếp nhận và thụ hưởng, các cơ quan Việt Nam khác có liên quan, kể cả các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải hiểu và nắm vững được các quy trính và thủ tục của nhà tài trợ khi tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn vốn này;

iii) Những sự khác biệt còn tồn tại (nếu có) giữa các quy trình và thủ tục của nhà tài trợ và những quy định quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan tới quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của nhà tài trợ phải được các cơ quan quản lý nhà nước về nguồn vốn này ở các cấp thông báo cho các đơn vị thụ hưởng, cũng như các cơ quan quản lý có liên quan cùng với những giải pháp xử lý những sự khác biệt đó được thỏa thuận bằng văn bản giữa các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam và nhà tài trợ, bảo đảm sự hài hòa về quy trính và thủ tục.

Tómlại,cho đến nay, nguồn vốn ODA đã thực sự trở thành “nguồn vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng” góp phần to lớn vào quá trính phát triển kinh tế ở Việt Nam trong 27 năm qua và 21 năm cho TP Đà Nẵng. Các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế có một vai trò quan trọng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kết cấu hạ tầng nói đô thị nói riêng của thành phố Đà Nẵng. Kết cấu hạ tầng đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực như cải tạo hệ thống cấp nước, thoát nước, giao thông; xây dựng, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông; cung cấp trang thiết bị y tế kỹ thuật cao...phát triển kết cấu hạ tầng đó thị được coi là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế đô thị.

Trong những năm vừa qua, nhờ sử dụng và quản lý vốn ODA đạt hiệu quả cao, TP Đà Nẵng đã tạo dựng được mối quan hệ vững chắc, tin cậy với nhà tài trợ trở thành điểm sáng sử dụng vốn ODA. Nhiều dự án ODA có mức vốn đầu tư lớn cho cơ sở hạn tầng đô thị đã được thực  hiện ở Đà Nẵng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, nhờ vậy diện mạo của thành phố ngày càng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Trong tương lại, để đạt được những mục tiêu phát triển như chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển chung của thành phố và các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn đã xác định, thì cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng đô thị, làm cho thành phố xứng đáng là một thành phố hiện đại, và trung tâm phát triển miền Trung.

Mặc khác, Theo thông tin từ Bộ Tài chính, bình quân Ngân sách Nhà nước (NSNN) trả nợ ODA khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, thời điểm phải trả nhiều nhất sẽ vào năm 2022-2025. Đây là một thách thức không nhỏ trong bối cảnh ngành tài chính công của Việt Nam còn khá yếu, bao gồm nợ công tương đối cao và liên tục tăng, song hành cùng khu vực ngân hàng dễ bị tổn thương. Cụ thể, tình trạng thâm hụt ngân sách hiện đã kéo dài qua nhiều năm. Chưa kể đến, Việt Nam có lượng dự trữ ngoại hối khá hạn chế, cắt giảm ODA sẽ phần nào gây nên sự thiếu hụt ngoại tệ, đi kèm những tác động từ bối cảnh toàn cầu sẽ dễ dàng dẫn đến việc mất ổn định của đồng bản tệ, quy mô nợ của Chính phủ cũng do đó mà tăng lên.

Thêm vào đó,  đầu năm 2020 tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (dịch Covid-19) tác động, ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia, cường quốc, đối tác và kinh tế toàn cầu. IIF cảnh báo rằng, nguy cơ khủng hoảng tái cấp vốn đã tăng mạnh, dịch bệnh đã khiến nhiều quốc gia và công ty sẽ không còn khả năng thu hút thêm các khoản vay mới để trả cho các khoản vay trước đó, do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) hiện đang chi số tiền khổng lồ cho các chương trình chống khủng hoảng liên quan đến đại dịch, các nước đứng đầu hoặc có ảnh hưởng lớn đến một số ngân hàng khu vực như Mỹ hay Trung Quốc cũng đang lao đao vì Coronavirus, nên không rõ ai sẽ là người cung cấp các khoản vay mới.

 

            Tài liệu tham khảo:

 

1. Nghị định 16/2016/NĐ-CP.

2. Nghị định số 87/CP của Chính phủ : NĐ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức

3. Phê duyệt định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn oda và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2021 – 2025.

4. Báo cáo 10 năm tiếp nhận và thực hiện ODA (1/2003)

5. Luận văn thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. (Huế, 2018)

6. Tiểu luận xu hướng ODA trên thế giới hiện nay.

7. Khóa luận thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà Nội.

8. Luận án tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam

 (Hà Nội – 2019).

9. https://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/coronavirus-cham-ngoi-qua-bom-no-the-gioi-3400442/

10.https://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/da-nang-thanh-diem-sang-su-dung-von-oda-3345083/?fbclid=IwAR3HhepLHLdrJK6Yv7cAkiKGe5M1zxFhtj8WjJo9w0mCUTJ2JS17SUCgJTQ

11.https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%97_tr%E1%BB%A3_Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_Ch%C3%ADnh_th%E1%BB%A9c

12. http://tapchinganhang.gov.vn/viet-nam-truoc-tac-dong-cua-suy-giam-von-oda.htm

http://dangcongsan.vn/kinh-te/viet-nam-truoc-tac-dong-cua-suy-giam-von-oda-513819.html

13.https://gass.edu.vn/CMS/Lists/LuanVan_LuanAn/Attachments/17990/LA%20NguyenVanTuan.pdf