0236.3650403 (221)

Tổ chức kênh phân phối theo kiểu truyền thống


Một kênh phân phối thường bao gồm nhiều doanh nghiệp độc lập liên kết với nhau và cùng hướng tới một mục tiêu chung. Sự thành công của từng thành viên phụ thuộc vào sự thành công của toàn bộ kênh và chịu sự chi phối bởi kiểu tổ chức kênh.

“Kênh phân phối truyền thống là tập hợp ngẫu nhiên của các doanh nghiệp và cá nhân độc lập về chủ quyền và quản lý. Mỗi thành viên trong kênh này ít quan tâm tới hoạt động của cả hệ thống mà chủ yếu hoạt động vì lợi ích của mình.”

-  Đó là một mạng lưới rời rạc kết nối lỏng lẻo các thành viên trong kênh. Quan hệ giữa các thành viên được hình thành một cách tự nhiên trên thị trường theo cơ chế thị trường tự do.

-  Ưu điểm: Các thành viên trong hệ thống kênh phân phối truyền thống có tính độc lập tương đối với nhau, mỗi thành viên là một doanh nghiệp độc lập, có mục tiêu cực đại hóa lợi nhuận của mình.

-  Nhược điểm:

+ Những kênh truyền thống thiếu sự lãnh đạo tập trung, quản lý khoa học.

+ Hoạt động kém hiệu quả, có nhiều xung đột, chi phí phân phối cao, nhiều rủi ro cho các thành viên kênh. Tức là các tổ chức bán buôn, bán lẻ kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên, không có ký kết các hợp đồng gì cả mà cam kết bằng miệng. Cho nên các trung gian độc lập về chủ quyền, độc lập về quản lý.

Ví dụ: Một trong những kênh phân phối truyền thống lâu  nay nhưng thường hay xảy ra các xung đột là kênh phân phối cá tra. Trong chuỗi liên kết cá tra tồn tại hai mối liên kết, đó là liên kết ngang và liên kết dọc. Hai hình thức này thời gian qua đều yếu. Đặc biệt là mắt xích giữa người nuôi và nhà sản xuất chế biến trong mối liên kết dọc thời gian qua hầu như không có. Xung đột lợi ích giữa hai mắt xích này liên tục diễn ra. Khi nguyên liệu có dấu hiệu dư thừa thì nhà máy ép giá, khi thị trường có dấu hiệu ấm lên người nuôi găm hàng không bán hoặc mặc cả giá cao. Để giải quyết hiện tượng này không giải pháp nào tối ưu hơn là xây dựng chuỗi liên kết.

 

Hồng Nhung