TÌNH HÌNH KINH TẾ CUỐI NĂM 2014
Trong 6 tháng cuối năm 2014, tình hình kinh tế nước ta dự báo sẽ tiếp tục xu hướng đã diễn ra trong 6 tháng đầu năm, nhưng tốc độ tăng trưởng của các ngành, các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sẽ cao hơn. Hai khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ triển vọng có khởi sắc và tăng trưởng nhanh hơn 6 tháng đầu năm. Các dấu hiệu đó đã được thể hiện trong quý II/2014 nhất là ngành công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, do biến động thị trường Trung Quốc nên xuất nhập khẩu và du lịch có thể bị ảnh hưởng nhất định nhưng không lớn.
· Trên cơ sở đó, có thể dự báo tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2014 sẽ đạt khoảng 5,6% - 5,8%, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 2,9%, công nghiệp và xây dựng tăng 5,51% và khu vực dịch vụ tăng 6,1%. Cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch theo xu hướng 6 tháng đầu năm.
· Chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm có thể sẽ cao hơn so với đầu năm chủ yếu là do hoạt động sản xuất kinh doanh dần hồi phục, sức mua được cải thiện, lượng tiền lưu thông trên thị trường tăng vì các ngành, địa phương thực hiện những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất, dịch vụ theo những chương trình, dự án của Chính phủ. Thêm vào đó, lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, thủ tục cho vay được cải thiện, nhất là cho vay mua nhà ở xã hội…
· Dự báo chỉ số CPI cả năm 2014 sẽ ở mức 6% - 6,5% so với năm 2013, thấp hơn kế hoạch tăng 7%.
· Dự báo một số ngành và lĩnh vực sẽ có tốc độ tăng trưởng khá hơn 6 tháng đầu năm. Cụ thể công nghiệp sẽ đạt mức tăng cả năm là 6,1% so với 5,8% của 6 tháng đầu năm. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản sẽ đạt mức 3,6% so với năm 2013 và 3,4% so với 6 tháng đầu năm.
· Kim ngạch xuất khẩu dự báo tăng 16,5% so với 14,9% trong 6 tháng đầu năm (Quốc hội giao cho ngành Công Thương chỉ tiêu tăng trưởng 10%); trong đó khu vực FDI chiếm 69% và tăng trên 21% (6 tháng đầu năm khu vực FDI chiếm 67% và tăng trưởng 17% so cùng kỳ).
· Tiềm năng của Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 6, thậm chí 7 - 8%. Lý do chính khiến mức tăng trưởng của Việt Nam thấp hơn tiềm năng là do lực cầu trong nước yếu, niềm tin nhà đầu tư trong nước vẫn còn rất thấp. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam cho rằng, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn phụ thuộc vào việc Việt Nam có thể nhanh chóng giải quyết những vấn đề cơ cấu của nền kinh tế đến đâu để có thể nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của quốc gia.
· Kỳ vọng về lạm phát cũng giảm nhanh khi có tới 83% số người tham gia cho rằng lạm phát trong năm nay sẽ thấp hơn 6% và tỷ trọng cao nhất thuộc về ngưỡng 5,5-6%. Lạm phát sẽ tăng trở lại những tháng cuối năm do cung tiền tăng nhưng không đáng kể do xu hướng giảm giá nhiên liệu trên thế giới và kiểm soát tốt giá cả của Chính phủ. Mục tiêu năm nay lạm phát 7% nhưng thực tế Chính phủ có thể kiểm soát mức dưới 6%.
· Khi xem xét đến các yếu tố tác động tạo ra những khác biệt về dự báo hiện tại so với thời điểm cuối năm 2013, biến động Biển Đông- sự kiện bất ngờ từ đầu tháng 5 được đánh giá là yếu tố có ảnh hưởng xấu nhất đến triển vọng kinh tế vĩ mô trong 6 tháng cuối năm....
· Làn sóng đầu tư nước ngoài dồn dập về khu vực sản xuất (Samsung, LG, Intel..) và tiêu dùng đang vào Vietnam như: Robins Department Store- Thailand, Aeon Mall - kế hoạch mở đại siêu thị thứ 2 và 3 tại Bình Dương và Hà Nội, F&N mua Metro Cash & Carry và tăng nắm giữ cổ phần Vinamilk… sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP vượt 5.6% trong năm nay.
· Tỷ giá: Tiền Đồng có xu hướng ổn định do được củng cố bởi dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) mạnh, thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối ổn định 35 tỷ USD trong nửa đầu năm 2014. Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá 1% lên 21.246/USD từ 20.036/USD từ ngày 18/6 với biên độ 1% với mục tiêu kích thích xuất khẩu.
Trần Nam Trang