0236.3650403 (221)

Tình hình cung cầu dầu thô trên thế giới


Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình Phát triểnkinh tế là cực kì quan trọng và nó được coi là phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính vì thế, Nhà nước đã và đang có những biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu nhằm tận dụng hết những ích lợi của nó. Một trong số đó là chính sách Xây dựng những mặt hàng chủ lực cho xuất khẩu. Là một nước xuất khẩu dầu thô đứng thứ 3 Đông Nam Á và có những lợi thế đặc biệt cho việc khai thác, dầu thô là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu rất cao ở Việt Nam.

Nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phụ thuộc vào năng lượng và trong đó dầu mỏ giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Giá dầu tác động và ảnh hưởng tới sự Phát triển nền kinh tế thế giới và hầu như mọi ngành công nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên quý giá này.

   Việt Nam có 600 triệu thùng dầu thô dự trữ, tuy nhiên con số này có thể sẽ tăng do tiếp tục được khai thác. Năm 2004, sản xuất dầu thô trung bình đạt 400.000 thùng dầu mỗi ngày (bbl/d), đưaViệt Nam trở thành nước sản xuất dầu lớn thứ ba châu Á, và có kim ngạch xuất khẩu ròng đạt hơn 190.000 bbl/d. Các thị trường xuất khẩu bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc.

   Petro Vietnam đã thay đổi mục tiêu xuất khẩu dầu thô của công ty này năm nay lên 19,5 triệu tấn; cao hơn 1,5 triệu tấn so với mục tiêu ban đầu, do giá dầu tiếp tục tăng mạnh trong quý đầu của năm 2005. Vì thế doanh thu từ xuất khẩu dầu đạt 1,6 tỷ trong ba tháng đầu năm, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước, trong khi khối lượng xuất khẩu dầu đạt 4,5 triệu tấn, thấp hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ dầu tăng lên do giá dầu thô cao hơn, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Công ty dầu và khí đốt lớn của cả nước Petro Vietnam ước tính doanh thu từ xuất khẩu dầu năm nay có thể đạt 5,5 tỷ USD, tiếp tục tăng thêm 50 USD mỗi thùng trong những tháng tới.

   Các mỏ dầu ngoài khơi Việt Nam rất lớn, được coi là những mỏ dầu thuộc loại lớn nhất nằm ngoài khu vực Trung Đông. Những con số ước tính cho thấy trữ lượng dầu có thể khai thác được khoảng 0,4 tỷ tấn dầu thô và 0,7 tỉ tấn khí ga. Sản lượng dầu của Việt Nam tăng lên nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tiên là các công ty Liên doanh Liên bang Xô viết vào giữa những năm 1980. Hiện nay, các công ty Nga, Malaysia, Nhật Bản và Canada tham gia vào khai thác và sản xuất. Sản lượng ước tính tăng khoảng 20 triệu tấn mỗi năm tính đến năm 2005.

    Mặc dù là một nước xuất khẩu dầu thô lớn, Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu do thiếu khả năng lọc dầu. Trong quý đầu của năm 2004, nước này sử dụng hơn 900 triệu USD để nhập khẩu 2,8 triệu tấn sản phẩm xăng dầu. Ước tính Việt Nam sẽ nhập khẩu 12,4 triệu tấn dầu năm 2005 với chi phí khoảng 3,6 tỷ USD; vì thế thu nhập ròng từ dầu khí sẽ xấp xỉ khoảng 1,9 tỷ USD.

   Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên. Nhà máy lọc dầu Dung Quất trị giá 1,5 tỷ USD đặt ở tỉnh Quảng Ngãi, sẽ có năng suất khoảng 140.000 thùng dầu/ ngày đã bắt đầu đi vào hoạt động sau khi dự án khởi động được hơn 5 năm.

Nhà máy lọc dầu thứ hai đang được xem xét là ở Nghi Sơn, nằm ở phía bắc Hà Nội thuộc tỉnh Thanh Hoá,dự tính sẽ có các máy lọc dầu công suất 150.000 thùng dầu/ ngày, tốn khoảng 2,5 tỷ USD. Tháng 8 năm 2004, tập đoàn Misubishi đã đồng ý tham gia xây dựng nhà máy Nghi Sơn và hoàn thành vào năm 2010.

   Tháng 12 năm 2004, Việt Nam đã ký hợp đồng với Công ty kinh doanh quốc tế (International Business Company) thuộc Quần đảo Virgin, Vương quốc Anh tiến hành một nghiên cứu về tính khả thi nhằm xây dựng nhà máy lọc dầu thứ ba, đặt ở Vũng Rô thuộc phía Bắc tỉnh Phú Yên.

   Theo số liệu  ngày 18 tháng 5 năm 2011,đây là 10 nước có trữ lượng mỏ lớn nhất trên thế giới hiện nay

1.    Ả rập Saudi (trữ lượng dầu mỏ : 264,5 tỷ thùng)

Sản lượng dầu khai thác hiện nay khoảng 8,7 triệu thùng một ngày, là nguồn thu nhập chính của quốc gia, chiếm 75% thu ngân sách và 90% giá trị xuất khẩu. Hiện nay Arập Xêút là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất và giữ vai trò chủ chốt trong OPEC.
2.Venezuela với 211,1 tỷ thùng.

Hãng tin Blommberg ngày 19-3 cho biết, với trữ lượng dầu thô đã kiểm chứng tính đến cuối năm 2009 đạt 211,173 tỷ thùng, Venezuela chính thức trở thành quốc gia sở hữu trữ lượng dầu mỏ thứ 2 thế giới

  Trước đó, Venezuela đứng thứ tư trong số các nước có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới, sau Saudi Arabia (264 tỷ thùng), Iraq (113 tỷ thùng) và Kuwait (94 tỷ thùng), chiếm 80% tổng thu ngân sách nhà nước, chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu.

2.    Iran với 150, 31 tỷ thùng

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Massoud Mir Kazemi ngày 11/10/2010 thông báo, trữ lượng dầu thô được kiểm định của nước này đã tăng 9% lên 150,31 tỷ thùng – lớn thứ 3 thế giới, nhờ phát hiện những mỏ dầu mới.

Trữ lượng dầu thô của Iran cho đến trước đó ước đạt 138 tỷ thùng
Iran là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai OPEC và chiếm 10% trữ lượng dầu thế giới.

3.    Iraq (trữ lượng dầu mỏ : 115 tỷ thùng)

Iraq đã có 66 mỏ dầu, 71% trữ lượng dầu tập trung ở miền Nam nước này, 20% ở miền Bắc và 9% ở khu vực miền Trung.

Tại Iraq, 95% thu nhập của chính phủ phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ
Hiện, sản lượng dầu của Iraq đạt 2,4 triệu thùng/ngày

5. Canada: gần 100 tỷ thùng

6.Kuwait (trữ lượng dầu mỏ : 104 tỷ thùng)

7.Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) (trữ lượng dầu mỏ : 97,8 tỷ thùng)

8.Nga (trữ lượng dầu mỏ : 60 tỷ thùng)

9. Libya (trữ lượng dầu mỏ: 41,46 tỷ thùng)

10. Nigeria (trữ lượng dầu mỏ : 36,2 tỷ thùng).Xuất khẩu dầu mỏ chiếm 20 % GDP, 95 % tổng kim ngạch xuất khẩu, và gần 85 % doanh thu của chính phủ liên bang.

Tình hình cầu thế giới

     Thị trường thế giới đối với sản phẩm dầu khí rất lớn, và đang tăng mạnh xét về mặt giá trị do giá dầu đang tăng. Kim ngạch nhập khẩu đạt 580 tỷ USD năm 2003 và đang tăng với tốc độ chóng mặt là 43% về mặt giá trị, ngược lại với mức tăng trưởng về mặt khối lượng chỉ ở mức gần 0,3%. Các nước nhập khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Cộng hoà Triều Tiên và Trung Quốc.

    Các thị trường chính của Việt Nam còn để ngỏ với dầu Việt Nam. Hầu như tất cả kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực này đều từ một sản phẩm “các sản phẩm dầu …” (HS 270900). Sản phẩm này cũng chiếm tới gần 80% thương mại thế giới trong lĩnh vực này. Thị trường lớn nhất, Hoa Kỳ, cũng như Nhật Bản và Liên minh châu Âu, không áp dụng thuế quan. Việt Nam không phải chịu mức thuế cao hơn hầu hết các nước khác ở thị trường Đài Loan và Australia.

ThS. Hoàng Thị Xinh