Tìm hiểu về hệ thống sản xuất tích hợp CIM
Hệ thống sản xuất tích hợp – CIM (Computer Intergrated Manufacturing) là hệ thống sản xuất tự động hiện đại. Hệ thống CIM đang được ứng dụng ngày càng phổ biến trong các nước phát triển do hiệu quả của nó đem lại.
Hệ thống sản xuất CIM tạo ra lợi nhuận vững chắc cho người sử dụng hơn các hệ thống khác nhờ tính mềm dẻo của hệ thống và tích hợp thông tin. CIM cho phép một nhà máy sản xuất thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường và cung cấp các hướng phát triển cơ bản của sản phẩm trong tương lai. Với sự trợ giúp của máy tính, các họat động phân đoạn của quá trình sản xuất được tích hợp thành một hệ thống sản xuất thống nhất, hoạt động trôi chảy với sự giảm thiểu thời gian và chi phí sản xuất, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Hệ thống CIM cho phép sử dụng tối ưu các thiết bị, nâng cao năng suất lao động, luôn ứng dụng các công nghệ tiên tiến và giảm thiểu sai số gây ra bởi con người, kinh nghiệm sử dụng CIM bởi các hãng sản xuất trên thế giới cho thấy những lợi ích điển hình:
· Giảm 15 – 30% giá thành thiết kế.
· Giảm 30 – 60% thời gian chế tạo chi tiết.
· Tăng năng suất lao động lên tới 40 – 70%.
· Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm được 20 – 50% phế phẩm.
· Quản lý vật tư hàng hóa sát thực tế hơn.
· Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Các thành phần hệ thống CIM
Các thành phần chính trong một hệ thống CIM bao gồm các modul:
Lập kế hoạch sản xuất:
Khi nhận được đơn đặt hàng trực tiếp hay qua các phương tiện giao tiếp (internet) cùng với chiến lược phát triển sản phẩm, CIM quản lý bằng phần mềm chuyên biệt (CIMSOFT) nó liên tục được truyền đi tới các phân hệ quản lý, điều khiển hệ thống. Dựa trên kế hoạch này các phân hệ tự động cập nhật, xử lý thông tin để đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng, lưu loát cho toàn hệ thống. Vì vậy, việc lập kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng, nó quản lý toàn bộ hệ thống trên tầng vĩ mô.
Thiết kế sản phẩm:
Thiết kế sản phẩm là modul nhằm tạo ra các thông số về đối tượng cần sản xuất. Khi nhận sản phẩm mới thì modul quản lý tự động dò tìm trong thư viện dữ liệu sản phẩm về sự tồn tại của sản phẩm, nếu đã có thì chuyển đến phân hệ gia công, nếu chưa có thì đưa ra dạng sản phẩm đã tồn tại với mức độ giống nhất và chuyển đến cho hệ thống thiết kế.
Lập qui trình sản xuất:
Là phân hệ mất nhiều thời gian và tài chính. CIM xử dụng các modul lập quy trình công nghệ tự động bằng giải pháp phần mềm lập trình. Phân hệ CAPP (Computer Aided Process Planning) là một giải pháp hữu hiệu. Với các thông tin đầy đủ phân hệ CAPP sẽ quyết định đưa ra một qui
Lập trình cho các trạm gia công:
Các trạm gia công bao gồm các trang thiết bị tham gia trong quá trình chế tạo sản phẩm: Các máy CNC, Robot… Lập trình cho các tế bào gia công CNC bao gồm các thông tin về hình học (CAD) và các thông tin công nghệ. Quá trình được mô phỏng trên phân hệ CAD/CAM. Lập trình cũng hoàn toàn tương tự với robot và các thiết bị khác và gửi lên mức xử lý thông tin cao hơn để phối hợp.
Thiết bị sản xuất:
Quá trình sản xuất được thiết lập khi các yếu tố chuẩn bị về kỹ thuật và tổ chức được thực hiện. Trong quá trình này chi tiết dần dần được hình thành. Đây cũng là quá trình trực tiếp làm biến đổi phôi liệu thông thành chi tiết. Trên các tế bào gia công chi tiết trực tiếp bị biến đổi về mặt hình học và cơ tính. Các tế bào gia công mà chủ yếu là các máy điều khiển số CNC, DNC…
Vận chuyển, tích trữ:
Vận chuyển các chi tiết gia công (phôi) trong kho hoặc trên các vệ tinh tới các vị trí tiếp nhận hay chuyển tích trữ dụng cụ.
Kiểm tra:
Kiểm tra các thông số về đối tượng sản xuất trong hệ thống. CIM sử
dụng nhiều máy kiểm tra tự động khả lập trình.
Tiếp thị, phân phối sản phẩm:
Đây cũng là một modul quan trọng để phát triển chiến lược sản xuất. Doanh nghiệp phải có phương thức marketing và phân phối sản phẩm phù hợp đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường.
Ths. TRẦN THANH HẢI – KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH