0236.3650403 (221)

TÌM HIỂU CHU KỲ VÒNG ĐỜI GIA ĐÌNH


Thuật ngữ“chu kỳ đời sống gia đình” mô tả những giai đoạn thay đổi của gia đình trải qua thời gian. Thông thường các giai đoạn của gia đình dựa trên những biến cố chính của gia đình như kết hôn, sinh đẻ, trưởng thành, và sự thoát ly khỏi gia đình của đứa con. Vì số lượng các thành viên trong gia đình thay đổi và mỗi thành viên đều trải qua một quá trình phát triển về tuổi tác, về kinh nghiệm sống nên các ý kiến và quan  điểm của họ cũng thay đổi thể hiện qua các sản phẩm và dịch vụ mua và tiêu thụ.Với khái niệm chu kỳ sống của gia đình, nhà tiếp thị có thể đánh giá tốt hơn những nhu cầu gia đình, quan điểm, những mẫu mua sản phẩm và những nguồn tài chính khác nhau theo thời gian. Ví dụ: Một gia đình mới với đôi vợ chồng mới kết hôn sẽcó những nhu cầu như một căn nhà mới với đồ dùng nội thất. Khi những đứa trẻra đời số lượng, kích cỡ của sản phẩm hàng hóa được mua sẽ gia tăng, một hoặc hai cái quạt máy được mua thêm, hộp sữa hai lít thay cho hộp một lít khi có một đứa con thứ hai. Nhu cầu về tủ lạnh, ti vi, đầu video, xe đạp sẽ phát sinh khi con cái ở tuổi thiếu niên. Khi con cái bước vào tuổi thanh niên việc mua xe máy là những nhu cầu mới là cần thiết.

Các nhà tiếp thị có thể phân chia thị trường trên cơ sở từng giai đoạn của chu kỳ đời sống gia đình để triển khai các chiến lược marketing phù hợp. Ngoài những vấn đề nêu trên chúng ta còn phải để ý đến sự khác biệt giữa các gia đình do sự khác nhau về tầng lớp xã hội và nhánh văn hóa. Điều này gây không ít khó khăn cho các cuộc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng.

Giai đoạn                                  

Đặc điểm tiêu dùng

1. Thời còn trẻ, độc thân    

 

 

 

2. Vợ chồng trẻ chưa có con     

 

 

3.Vợ chồng trẻ có hoặc hai con nhỏ   

 

 

 

 

 

4. Vợ chồng có con cái lớn .     

 

 

5. Vợ chồng có con cái trưởng thành

 

 

 

6. Vợ chồng lớn tuổi con cái không sống   chung, còn làm việc

7. Vợ chồng già con cái không sống    chung, đã nghỉ hưu

- Thu  thập thường  thấp. Hướng về giải  trí  và quan tâm đến thời trang. Mua đồ dùng cho sinh hoạt hàng ngày, xe máy, dịch vụ thể thao, du lịch, câu lạc bộ.

- Thu nhập khá hơn. Mua sắm nhiều.  Chú ý  đến vấn đề nhà ở. Mua hàng lâu bền như xe máy, tivi, tủlạnh, quạt máy, bếp ga, đồ nội thất, thích du lịch, nghỉ mát.

- Không thoải mái về tài chính. Nhu cầu nhà ở cao. Các hoặc hai con nhỏ nhu cầu khác gia tăng, mua sắm nhiều các sản phẩm được quảng cáo: thực phẩm cho trẻ em, thuốc men, đồ dùng và đồ chơi cho trẻ em, thiết bị phục vụ cho công việc nội trợ máy giặt, lò nướng, máy xay thịt.

- Nhu cầu về học hành cho con cái tăng. Số lượng thực phẩm mua tăng. Có nhu cầu thay thế những thiết bị lâu bền đã cũ.

- Tình hình tài chính khá hơn. Một số con cái đã đi làm. Mua sắm các đồ đạc lâu bền,  các sản phẩm liên quan đến nhu cầu văn hóa, dịch vụ thể thao, đi nghỉ mát.

- Tình trạng tài chính đầy đủ. Không có nhu cầu mua sắm nhiều vì mọi thứ đã có đủ. Tham gia các câu lạc bộ thể thao. Đóng góp, biếu tặng. Đi du lịch.

- Mua thuực phẩm bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh. Dịch vụ y khoa. Tham gia các câu lạc bộ thể thao, hội người già, các nhóm tôn giáo. Đi du lịch.

 

TRẦN THANH HẢI – KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH