TIỀN TỆ VÀ TỤC LỆ XÃ HỘI TRÊN ĐẢO YAP
N.GREGORY MANKIW,MACROECONOMICS
Nói về nền kinh tế của Yap, một hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, đã từng tồn tại một loại tiền tệ, một trạng thái tồn tại giữa hàng hóa và tiền pháp định. Theo như truyền thống thì phương tiện trao đổi ở Yap đó là fei, hình dáng như bánh xe tròn bằng đá, đường kính lên đến 12 feet. Những viên đá này có lỗ ở trung tâm, vì thế chúng có thể được xuyên thành trục để mang đi và thực hiện trao đổi.
Những chiếc bánh xe bằng đá lớn như thế này không phải là vật thuận tiện giống như tiền hiện nay. Chúng rất nặng, do đó chúng khiến cho người sở hữu những đồng fei này mất nhiều sự nỗ lực để có thể mang chúng về đến nhà sau khi hoàn thành cuộc trao đổi. Mặc dù hệ thống tiền tệ tạo điều kiện cho sự trao đổi, nhưng nó lại tốn quá nhiều chi phí.
Cuối cùng, nó trở thành thực tế phổ biến cho những người chủ sở hữu fei, hiển nhiên họ phải lo lắng để làm sao có thể sở hữu những tảng đá như thế này. Thay vào đó, những người chủ mới chấp nhận sự bồi thường với đồng fei mà không phải chuyển nó đi. Với những giao kèo mua bán trong tương lai, ông ta trao đổi những yêu cầu đó với những hàng hóa mà ông ta muốn. Việc nắm quyền sở hữu với hòn đá đã trở nên ít quan trọng hơn khi có những yêu cầu pháp lý khi có nó.
Điều này thực tế đã được đưa vào thử nghiệm khi một hòn đá có giá trị bị mất tích trên biển khi gặp bão. Bởi vì người chủ sở hữu bị mất tiền trong một tai nạn chứ không phải do cẩu thả hay lơ đểnh, mọi người đồng ý rằng những yêu cầu bồi thường với fei vẫn hợp lệ. Ngay cả thế hệ sau này, khi không còn ai sống để nhìn thấy hòn đá, nhưng những khiếu nại đối với fei vẫn có giá trị trong trao đổi.
CH. Võ Thị Thanh Thương – Khoa QTKD