Thuận lợi và khó khăn của hoạt động Tái bảo hiểm tại Việt Nam
Thuận lợi
vThị trường Bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn này phát triển rất nhanh dựa trên cơ sở kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Tổng doanh thu phí Bảo hiểm ngày càng tăng nhanh, điều này có nghĩa là phí Tái bảo hiểm chuyển nhượng cho thị trường trong nước qua VINARE ngày càng tăng.
vThị trường Tái bảo hiểm Việt Nam còn nhiều tiềm năng đặc biệt là thị trường Tái bảo hiểm nhân thọ hiện còn chưa được khai thác.
vKhi Nhà nước cho phép các công ty Bảo hiểm nước ngoài được hoạt động ở Việt Nam thì khả năng cạnh tranh sẽ có lợi cho các công ty nước ngoài với khả năng giữ lại dịch vụ rất lớn. Do đó, việc duy trì tỷ lệ Tái bảo hiểm bắt buộc cho VINARE như hiện nay sẽ có lợi cho các doanh nghiệp trong nước trên cơ sở nhận dịch vụ điều tiết từ VINARE.
vNghị định 100/CP của Chính phủ về hoạt động Bảo hiểm ở Việt Nam đã mở ra khả năng cho thị trường Bảo hiểm Việt Nam phát triển theo hướng đa dạng hoá, có tính cạnh tranh cao và chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng như các tầng líp nhân dân..
Những thách thức nảy sinh:
vThị trường Việt Nam là thị trường mới phát triển, kinh nghiệm quản lý cũng như vốn còn hạn chế, hiện tượng cạnh tranh hạ phí có ảnh hưởng không tốt đến thị trường nói chung và khả năng chuyển nhượng Tái bảo hiểm cho thị trường trong và ngoài nước nói riêng.
vVốn của các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm Việt Nam còn ít, khả năng giữ lại dịch vụ còn hạn chế làm ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của thị trường Tái bảo hiểm.
vCơ sở vật chất của các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm còn yếu kém. Đội ngũcán bộ trong ngành Bảo hiểm-Tái bảo hiểm còn thiếu, đặc biệt là thiếu các cán bộ quản lý đầu ngành.
vCác công ty Bảo hiểm Việt Nam không có sự trao đổi, hợp tác chặt chẽ với nhau, chưa quen với các hoạt động cạnh tranh quốc tế, cán bộ Bảo hiểm còn non kém về mặt chuyên môn nên luôn chịu sức épcủa các công ty nước ngoài, không tự đàm phán được các điều kiện, điều khoản nên tuân thủ một cách thụ động các điều kiện do phía nước ngoài áp đặt.
vCác công ty Bảo hiểm Việt Nam đa số mới thành lập, kinh nghiệm và nguồn vốn hạn chế nên đối với những công trình có giá trị Bảo hiểm lớn đều không tự mình khai thác được mà phải thông qua môi giới hoặc các công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm nước ngoài. Thông tin qua môi giới thường không cập nhật và không phải lúc nào cũng chính xác, mặt khác các công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm Việt Nam còn phải trả phí môi giới hoặc nhượng Tái bảo hiểm cho họ với tỷ lệ lớn và hoa hồng ưu đãi.
vQuy định thống nhất quản lý ngoại hối của Nhà nước có phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khai thác của các công ty Bảo hiểm-Tái bảo hiểm do tâm lý của họ là muốn bảo vệ tài sản của mình bằng ngoại tệ mạnh.
vQuản lý Nhà nước về hoạt động của các văn phòng đại diện Bảo hiểm và môi giới Bảo hiểm chưa chặt chẽ nên một trong những hoạt động của các VPĐD là làm tư vấn cho khách hàng và giới thiệu dịch vụ như “mụi giới” nhưng không hưởng hoa hồng mà chỉ nhận Tái bảo hiểm chỉ định tỷ lệ cao. Trên thực tế các VPĐD này đã tiến hành hoạt động môi giới không cần đến giấy phép kinh doanh mà vẫn không bị coi là trái pháp luật. Điều đó làm nảy sinh hiện tượng các công ty Bảo hiểm nội địa vẫn bị chèn éptrong việc định phí và giới thiệu dịch vụ.
Huỳnh Lê Bảo Như