THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ĐỖ VĂN TÍNH
Khai thác đượclợi thế sẵn có của một thành phố ven biển đầy tiềm năng, một thành phố trẻ và năng độngnhư Đà Nẵng, cũnglàmột trong năm thành phố lớn nhất Việt Nam, gắnvới vai trò là thành phố động lực, trung tâm kinh tế xã hội ở khu vực miền Trung Tây Nguyên,Đà Nẵng đã có những bứt phá ngoạn mục không những về kinh tế mà còn về an ninh chính trị, Xã hội và là điểm sáng của miền Trung nói riêng, cả nước nói chung. Tuynhiên,để tiếp tục phát triển kinh tế,thành phố Đà Nẵng cần thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốnđầu tư nước ngoài FDI- Foreign Direct Investment. Bởi lẻ, việc thu hút và sử dụng nguồnvốn FDIgóp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh,cảithiệnmôi trường đầu tư kinh doanh,...
Tìnhhình thu hút vốnđầu tư FDI
Tínhđên năm 2019, Thành phố ĐàNẵng đã thu hút đầu tư tăng cả về số lượng dự án và vốn đăng ký đầu tư so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, nhiều dự án có vốn quy mô lớn, suất đầu tư cao đăng ký hoạt động trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao.Thu hút đầu tư nước ngoài vào Thành phố đạt kết quả ấn tượng, tuy số dự án giảm 03 (132/135 dự án) nhưng vốn đăng ký mới và tăng thêm; giá trị mua cổ phần và vốn đầu tư thực hiện của phía đối tác nước ngoài đều tăng mạnh.Thành phố đã thu hút được 8.830 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước và 691 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể:Đầu tư trong nước: Đã cấp 09 Quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đầu tư là 8.830 tỷ đồng; 132 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 438 triệu USD (cùng kỳ có 135 dự án, tổngvốn đầu tư đăng ký 285,89 triệu USD); 16 dự án tăng vốn, tổng vốn tăng thêm 117,4triệu USD (cùng kỳ có 18dự án tăng vốn, tổng vốn tăng thêm 21,15triệu USD); 210 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế với tổng vốn 135,33triệu USD (cùng kỳ có 230 lượt, tổng vốn 55,54 triệu USD).Như vậy, lũy kế đến nay thành phố có 331 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 104.707 tỷ đồng và 813 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 3,47 tỷ USD.
Một trong những đối tác đầu tư lớn về nguồn vốn FDI vào Đà Nẵng là đến từ Nhật Bản.Hiện nay, có 194 dự án FDI có vốn đầu tư của Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 950 triệu USD, xếp vị trí thứ nhất trong hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Đà Nẵng.Với các lĩnh vực khác, FDI Nhật Bản còn đến từ hàng loạt các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như Công ty TNHH Điện tử Việt Hoa với tổng vốn đầu tư 119 triệu USD; Công ty TNHH Mabuchi Motor Việt Nam Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư hơn 89 triệu USD; Công ty TNHH Daiwa VN với 45 triệu USD... Đây là những doanh nghiệp đang mở rộng đầu tư góp phần hình thành các trung tâm công nghiệp, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa...
Cơ cấu đầu tư bằngdòng vốnFDI
Các dự án đầu tư nước ngoài vào Thành phố tập trung ở các khu công nghiệp khoảng trên 166 dự án và ngoài khu công nghiệp khoảng 286 dự án. Số lượng các dự án đầu tư bên ngoài tuy lớn hơn nhưng có số vốn đăng ký thấp, quy mô vốn nhỏ. Trong tổng số hơn 700 dự án FDI đầu tư vào Đà Nẵng hiện nay có 162 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Xét về mức vốn đầu tư thì các dự án công nghiệp chiếm hơn 47% tổng vốn FDI.
Tổng mức đầu tư 8.841,1 tỷ đồngdành cho dự án khu công nghệ cao.Không chỉ thu hút với đầu tư bởi các lĩnh vực và xu hướng phát triển. Khu công nghệ cao còn tọa lạc ở một vị trí lý tưởng với môi trường sinh thái hài hòa, môi trường tự nhiên trong sạch, có đồng bằng, có núi, có rừng cây xanh, gần sông Cu Đê và gần Khu du lịch Bà Nà. Trong ranh giới quy hoạch còn có hồ Hoà Trung với diện tích mặt nước hơn 86 ha, ảnh hưởng tích cực đến môi trường sinh thái và công tác xây dựng cảnh quan.
Tổng vốn đầu tư 4.078 tỷ đồng dànhcho dự án khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores(giai đoạn 2): do Công ty TNHH đầu tư và phát triển Silver Shoes (DN liên doanh với nước ngoài) làm chủ đầu tư. Mục đích đầu tư của dự án là xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp với diện tích 126.279 m2 gồm 19 tầng. Tính từ khi khởi công đến cuối quý báo cáo dự án đã thực hiện 2.455,7 tỷ đồng đạt 60,22% tổng mức đầu tư. Trong đó quý 3/2019 thực hiện 176 tỷ đồng, dự kiến quý 4/2019 thực hiện 153,6 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm 2019 đến nay ước thực hiện 862,1 tỷ đồng.
Dự án sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine do tập đoàn UAC làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 170 triệu được xây dựng đầu tháng 4/2019 trên diện tích 17ha tại Khu công nghệ cao thành phố Đà Nẵng. Dự án chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2019-2020) khởi công xây dựng trên diện tích 10,9 ha; sản xuất các bộ phận chi tiết dùng trong ngành hàng không vũ trụ, sản xuất nguyên liệu thô, lắp ráp bằng vật liệu hợp kim nhôm.... Giai đoạn 2 dự kiến khởi công vào năm 2023 nhằm mở rộng sản xuất bộ phận chi tiết dùng trong ngành hàng không và sản xuất nguyên liệu thô bằng vật liệu composite. Tính từ khi khởi công cuối quý báo cáo dự án thực hiện được 966,5 tỷ đồng đạt 25,47% tổng mức đầu tư. Trong đó quý 3/2019 thực hiện 303, 2 tỷ đồng, dự kiến quý 4/2019 thực hiện 156, 4 tỷ đồng.
Hiệu quả sử dụng dòng vốnFDI
Thànhphố Đà Nẵng đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản,…Kết quảlà, tínhđến cuối 2019 Thànhphố đãthu hút đầu tư tăng gấp 8 lần so với cùngkỳ năm trước, đạt gần 660 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài; Tình hình tiếp nhận hồ sơ cấp mới và tiếp nhận hồ sơ điêu chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoai trên địa bàn Thành phố ngày càng thuận lợi, được quy định tiếp nhận tại Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất củaThành phố(đối với dự án đầu tư vào KCN và CX) và Ban quản lý Khu Công nghệ cao. Đối với dự án ngoài Khu công nghiệp, việc tiếpnhận hồ sơ và tham mưu cấp phép, điều chỉnh GCNĐT được thực hiện một cửa duy nhất tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng; Tình hình hoạt động của các dự án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tương đối tốt, nhất là đối với các dự án sản xuất công nghiệp.
Kếtquả này là thành công đáng kể và nhờ vào việc nâng cao năng lực điều hành và quản lý nhà nước củaThành phố về hợp tác đầu tư, thực hiện đầy đủ và vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh đi đôi với tiếp tục nghiên cứu ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Cụ thể là: tạo ra một môi trường đầu tư và kinh doanh năng động, linh hoạt và thông thoáng, đưa Đà Nẵng trở thành một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn, sinh lời và an toàn;tạo niềm tin cho các nhà đầu tư để yên tâm xây dựng, mở rộng và phát triển dự án lâu dài tại thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, có sức quảng bá rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài;tạo sức lan tỏa ra các địa phương lận cận trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương mình. Dần dần hình thành cụm công nghiệp hoàn chỉnh trong khu kinh tế trọng điểm miền Trung;kéo theo sự mở rộng, nâng cấp và phát triển của các hạ tầng cơ sở như sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế, hạ tầng du lịch cao cấp, hạ tầng dịch vụ phục vụ nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí của nhà đầu tư và thân nhân của nhà đầu tư như giáo dục, y tế, văn hóa, vui chơi giải trí;góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân thành phố và các địa phương lân cận, đóng góp vào nguồn thu ngân sách thành phố.
Những tồntại và nguyên nhân
Đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của một Thành phố trọng điểm miền Trung có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ cao cấp, tỷ lệ các dự án công nghệ cao còn ít; Ngoài một số dự án lớn thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản thì phần lớn các dự án FDI trên địa bàn là dự án quy mô nhỏ, có 254 dự án quy mô dưới 5 triệu USD, chiếm 85%; 176 dự án quy mô dưới 1 triệu USD, chiếm 59%; Một số dự án bất động sản trên địa bàn thành phố hiện đang chậm triển khai do khó khăn của thị trường bất động sản và thiếu vốn của nhà đầu tư, vì vậy vốn thực hiện trong lĩnh vực này không đáng kể. Nguyên nhân của những hạn chế này là: Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập; Cơ sở hạ tầng phát triển thiếu đồng bộ; Còn bất cập về thủ tục hành chính, về công tác giải phóng mặt bằng; Công tác xúc tác xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh thiếu tính kịp thời, đồng bộ; Tính hiệu quả trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Thiếu chặt chẽ và đồng bộ trong công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Thiếu tính chuyên trách tư vấn pháp luât cho các doanh nghiệp FDI
Địnhhướnggiải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đà Nẵng
Tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh của các nhà đầu tư. Huy động mọi lực lượng để đầu tư thực hiện quy hoạch, xây dựng hạ tầng đồng bộ; hoàn thiện quy trình thủ tục liên quan đến đầu tư mang tính ổn định theo hướng dài hạn. nâng cao chất luợng giải quyết hồ sơ theo cơ chế của một cửa tại các cơ quan có liên quan. Triển khai quy trình tư vấn, hướng dẫn và giải quyết thủ tục cấp phép FDI và giấy đăng ký kinh doanh trực tuyến thông qua website ban quản lý; Công khai chính sách ưu đãi đầu tư và quy trình, trình tự thực hiện thủ tục, hồ sơ; Triển khai dịch vụ công phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư; Thường xuyên nâng cao chất lượng chuyên môn, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức.Cụ thể là: Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa thu hút FDI từ các thị trường và đối tác tiềm năng; Khai thác có hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược, chú trọng các nước phát triển hàng đầu thế giới, các tập đoàn xuyên quốc gia nắm giữ công nghệ nguồn, tiên tiến và trình độ quản trị hiện đại; Thu hút vốnFDI từ các tập đoàn đa quốc gia liên kết với doanh nghiệp trong nước hình thành và phát triển cụm liên kết ngành theo từng chuỗi giá trị..Trong ngắn hạn, tiếp tục thu hút FDI vào các ngành mà Thànhphốvẫn đang có lợi thế như công nghiệp, thương mại, dịch vụ... nhưng ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao, gắn với quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa; Ưu tiên thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất thiết bị y tế, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, du lịch chất lượng cao, dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp mới.
Xâydựng cơ chế khuyến khích và hỗ trợ các nhà đầu tư FDI. Đưa ra các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hợp lý, mềm dẻo và có tính ổn định cao; Nghiên cứu đề xuất ban hành những chính sách ưu đãi FDI mang tính đặc thù và khuyến khích mạnh hơn cho các dự án lớn; Đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư; Thiết lập kênh đối thoại, phản hồi thông tin; Chăm sóc các nhà đầu tư chu đáo; Tạo quỹ đạo mạo hiểm nhằm hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong việc thành lập và phát triển các dự án đầu tư; Theo dõi, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm thu hút đầu tư để đề xuất những chính sách ưu đãi, hỗ trợ hấp dẫn hơn; Xây dựng tiêu chí ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư, dự án đầu tư; Tạo điều kiện cho nhà đầu tư cho nhà đầu tiếp cận tín dụng.
Tómlại, Đà Nẵng đã có những bứt phá ngoạn mục không những về kinh tế mà còn về an ninh chính trị, Xã hội và là điểm sáng của miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Trongđó phải kể đến khả năngthu hút được một lượng vốn nước ngoài đáng kể và việc sử dụng các nguồn lực này đã gây được những tác động tích cực đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Thànhphố Đà Nẵng. Song hiện đang còn tồn tại những vấn đề cần được phân tích lýgiải. Do đó để tiếp tục phát triển kinh tếxã hội,Thành phố Đà Nẵng cần thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn FDI.Việc thu hút các nguồn lực cho phát triển doanh nghiệp, công ty, dự án ở Đà Nẵng cần phải tránh những lối cũ, cần tạo ra sự khác biệt, tìm những thị trường ngáchvà sản phẩm của nền kinh tế hiệntại là cách tiếp cận mà Đà Nẵng nên theo đuổi.
Tài liệu tham khảo:
1. Cục thống kê Đà Nẵng
2. Tổng cục Thống kê, http://www.gso.gov.vn/
3. Viện nghiên cứu KTXH Tp. Đà Nẵng
5. http://www.danangcity.gov.vn/