THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Trước tình hình kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay và xu hướng phát triển của đất nước trong những năm tiếp theo thì việc thu hút FDI cần phải có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng như: Công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; chế biến nông sản; phát triển các vùng khó khăn; nông nghiệp và nông thôn; sử dụng tiếtkiệm và hiệu quả tài nguyên; tiết kiệm băng lượng; các ngành có giá trị dịch vụ tăng cao và các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội,…
Để đạt được những kết quả trên, Cần có một số giải pháp sau:
- Tiến hành kiểm tra, xem xét lại các quy định của pháp luật, các chính sách của Nhà nướcvề đầu tư cũng như kinh doanh để điều chỉnh, thay đổi các nội dung không đồng bộ, mâu thuẫn với nhau, bổ sung các nội dung còn thiếu và sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục kinh doanh.
- Bộ kế hoạch đầu tư cần ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, môi trường đô thị), phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp; xây dựng công trình phúc lợi cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao,…
- Cần tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở để thu hút đầu tư và phát triển hạ tầng. Đồng thời, cần tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, ưu tiên các lĩnh vực cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, hệ thống giao thông,…
- Bên cạnh đó, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì cần phải đảm bảo về nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển. Để làm được điều này, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới cần phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.
- Về quản lý nhà nước cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài; tăng cường đào tạo cán bộ quản lý đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực thực thi và hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài của các cơ quan chức năng; tiến hành tổng kết, đánh giá và phân cấp đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, nếu phát hiện những bất cập cần kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Phạm Thị Uyên Thi – Khoa QTKD