Thông tin về lĩnh vực đầu tư của Việt Nam trước những thách thức mới
Đỗ Văn Tính
Bối cảnh khu vực kinh tế quốc tế đang rối khi chiến tranh thương mại nổ ra khắp nơi, chủ nghĩa bảo hộ, gian lận xuất xứ đang phổ biến; Thế giới đang ở hiểm họa giá dầu và các cuộc chiến tiền tệ lao thang khi một số nước OPEC nguy cơ lâm vào xung đột hay việc FED tăng lãi suất đồng USD; Trung Quốc hạ giá đồng Nhân dân tệ... đã và sẽ tác động lớn đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam nói riêng.
|
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê,9 tháng đầu năm 2019tăng trưởng GDP đạt 6,98% so với cùng kỳ năm trước, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,02% giảm so với năm 2018; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,36%, đóng góp 52,6% vào mức tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,85%, đóng góp 42,6%. có thể nói công nghiệp và dịch vụ đang có chuyển biến nhanh chóng, thay nhau làm trụ cột tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Theo đánh giá, ngành công nghiệp tăng trưởng trên 9,56%, đóng góp 3,16% vào tăng GDP. Riêng chế biến, chế tạo khẳng định điểm sáng, động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với mức tăng trên 11,38%, đóng góp vào mức tăng GDP khoảng 2,42%.Trong khi đó, ngành khai thác khoáng sản đang có bước tăng trưởng chậm chạp, khi chỉ đạt 2,68%, đóng góp 0,17% vào tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế.Ở lĩnh vực dịch vụ, mức tăng trưởng cao 6,85%, các ngành như thương mại có đóng góp gần 1% vào tăng trưởng chung. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đóng góp gần 0,5%, dịch vụ lưu trú, ăn uống đóng góp gần 0,3% vào GDP...
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại nhiều vấn đề nhưgiải ngân đầu tư công chậm chỉ đạt trên 40%, tăng trưởng nhờ xuất khẩu khá bấp bênh, không chắc chắn và rủi ro không nhỏ, xuất khẩu tăng 7,6% nhưng phụ thuộc rất lớn vào Mỹ. Xuất khẩu vào Mỹ tăng 26,6%. Cùng thời gian, mức xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ tăng nhẹ, lần lượt là 7,5% và 9%, trong khi giảm ở cácthịtrường EU giảm 1,9%, Trung Quốc giảm 2,9%. Đầu tư nhà nước và đầu tư FDI cũng không còn là động lực cho tăng trưởng, việcgiải ngân vốn đầu tư công chỉ bằng 69,2% kế hoạch và chỉ tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, còn đầu tư FDI đang cho thấy đà suy giảm. Sự suy giảm đáng ngại của đầu tư FDI thể hiện từ mộtsố dự án tăng 26% nhưng số vốn đăng ký mới giảm 14,6%. Điều này đồng nghĩa với việc quy mô các dự án FDI đang giảm,việc giảm này đặt ra câu hỏi về chất lượng dự án và cách thức FDI đầu tư tại Việt Nam.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố, trong 8 tháng năm 2019, tổng vốn đầu tư nước ngoài cấp mới, điều chỉnh và đầu tư qua góp vốn mua cổ phần vào Việt Nam đạt 22,63 tỷ USD, bằng 92,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, có có 2.406 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 25,4% về số dự án so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do không có dự án quy mô lớn, nên tổng vốn đầu tư cấp mới chỉ đạt 9,13 tỷ USD, giảm 32,3% so với cùng kỳ năm 2018. Ngoài ra, còn có 908 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn tăng thêm gần 4 tỷ USD, tăng 23,4% về số dự án và giảm 29,6% về số vốn so với cùng kỳ. Ngược lại, vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần vẫn tiếp tục xu hướng tăng nhanh. Cụ thể, trong 8 tháng qua, có 5.235 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp 9,51 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 42% tổng vốn đăng ký. Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, trong khi vốn đăng ký giảm, thì vốn đầu tư nước ngoài thực hiện ước đạt 11,96 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Nguyên nhân của vấn đề trước hết xuất phát từ các doanh nghiệp FDI chất lượng cao chưa “chọn” Việt Nam do nguồn nhân lực chất lượng cao chưa tương xứng. Điều tra của Bộ LĐTB&XH cho thấy, có gần 40% doanh nghiệp FDI thiếu hụt lao động nhưng rất khó tuyển dụng được lao động có chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;Việc hàng loạt ngân hàng trung ương trên thế giới hạ lãi suất sẽ khiến cho các doanh nghiệp đẩy mạnh việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại các thị trường mới nổi; Mặt khác môi trường kinh doanh Việt Nam có cải thiện những năm qua, nhưng vẫn còn những yếu kém, đơn cử quy trình phá sản còn phức tạp gây khó khăn để doanh nghiệp tuyên bố phá sản và tăng quy mô thông qua hợp nhất doanh nghiệp, Việt Nam vẫn chưa thành công trong tạo ra thể chế thị trường có hiệu lực, hiệu quả. Điều này cản trở sự phát triển lành mạnh của khu vực tư nhân trong nước.
Để cải thiện, Việt Nam cần đảm bảo tăng trưởng cao và thu hút đầu tư hiệu quả tốt và để làm được điều này buộc Việt Nam phải có cải cách mạnh mẽ, cần xây dựng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới nhằm thu hút thêm các nguồn vốn đến từ các lĩnh vực có ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường, cùng với việc việc đẩy mạnh đầu tư phát triển vào cơ sở hạ tầng là một trong nhiều giải pháp mang tính đột phá…Đồng thời, cần đúc rút kinh nghiệm từ các nước trong khu vực như chính sách ưu đãi thuế cùng với các nỗ lực trong việc mở rộng các ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ và thúc đẩy kinh tế số… đã giúp Malaysia gặt hái được thành công. Hoặc tại Thái Lan, lượng vốn FDI chảy vào thị trường này cũng tương đối khả quan khi tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Theo số liệu thống kê, lượng vốn đầu tư nước ngoài rót vào Thái Lan năm 2018 đạt 10 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2017, trong đó khoảng 1/2 số vốn này được đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo.Cùng với việc khởi xướng và thúc đẩy chiến lược phát triển hành lang kinh tế Đông-Tây, Thái Lan dự kiến trong khoảng năm 5 tới sẽ thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tới 43 tỷ USD…
Bài viết được tổng hợp từ:
- Vneconomy
- http://cafef.vn/
- Tri thức trẻ