THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN NHÓM
Đặc điểmthị trường độc quyền nhóm
Trong thị trường độc quyền nhóm chỉ có một số ít người bán, thị phần của mỗi DN khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là khi một doanh nghiệp tiến hành chiến lược thay đổi giá cả, sản lượng, quảng cáo…ảnh hưởng bất lợi đến các doanh nghiệp còn lại, lập tức các doanh nghiệp này sẽ phản ứng đối phó lại nhằm bảo vệ thị phần của mình.
Trên thị trường độc quyền nhóm (bán độc quyền), sản phẩm có thể là đồng nhất (thép, nhôm, xi măng, dầu…) hay phân biệt (ngành sản xuất ô-tô, thiết bị điện, máy tính…) và các sản phẩm có khả năng thay thế lẫn nhau.
Các doanh nghiệp mới (tiềm tàng) khó hoặc không thể gia nhập vào ngành vì có những hàng rào chắn lối vào như: độc quyền về bằng sáng chế hay quy trình công nghệ, có ưu thế về quy mô lớn, uy tín của các doanh nghiệp hiện có…, ngoài ra các doanh. nghiệp lớn có thể tiến hành những chiến lược để ngăn chặn những doanh nghiệp mới đi vào thị trường bằng cách xây dựng khả năng sản xuất còn thừa, đe doạ sẽ bán phá giá và làm tràn ngập thị trường sản phẩm có doanh nghiệp mới gia nhập ngành.
Liên minh định giátrong thị trường độc quyền nhóm
Các doanh nghiệp độc quyền nhóm nhận thức được tình trạng lệ thuộc lẫn nhau của họ, họ sẽ rất có lợi nếu bắt tay thoả hiệp với nhau và cùng tối đa hoá lợi nhuận. Sự thoả hiệp như thế có thể là chính thức hay không chính thức
Liên minh định giá trong bán độc quyền: vì quyền lợi của các bán độc quyền, các doanh nghiệp có xu hướng liên minh với nhau để trở thành độc quyền. Doanh nghiệp liên minh sẽ tối đa hoá lợi nhuận tại Q có MR =MC (MC tổng theo chiều ngang) của các bán độc quyền. Sau đó tiến hành phân phối sản lượng cho các bán độc quyền. Các bước trên tiến hành theo nguyên tắc :
MCA = MCB = …= MC = MR
Q = QA + QB + …
Vì quyền lợi của mỗi doanh nghiệp, họ có xu hướng lường gạt nhau bằng cách gia tăng lượng bán, kết quả làm cho tổng cung tăng và giá bán trên thị trường giảm, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm, các doanh nghiệp có xu hướng trừng phạt lẫn nhau và không chấm dứt.
Thế cân bằng trong thị trường độc quyền nhóm
Thế cân bằng Nash là một tập hợp các chiến lược khiến cho mỗi người chơi nghĩ rằng mình đang làm điều tốt nhất cho mình khi biết đối thủ đang làm gì.
Cân bằng Nash là tập hợp các chiến lược khiến cho mỗi người chơi đều tin tưởng rằng họ đang làm tốt nhất việc họ có thể làm, khi đã biết hành động của đối thủ cạnh tranh và không có động cơ để thay đổi quyết định của mình.
Cân bằng Nash là một cân bằng không hợp tác - mỗi doanh nghiệp ra quyết định sao cho thu được lợi nhuận cao nhất, khi biết hành động của các doanh nghiệp đối thủ. Khi không hợp tác hành động, lẽ ra lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp thu được cao hơn lợi nhuận thu được trong cạnh tranh hoàn hảo, nhưng lại thấp hơn lợi nhuận thu được nếu các doanh nghiệp cấu kết nhau.
Giả sử hai doanh nghiệp A và B cạnh tranh nhau (không liên minh) đưa ra các chiến lược của mình trong việc định giá bán sản phẩm cao hay thấp, sẽ xuất hiện 4 tình huống như sau:
|
Doanh nghiệp B |
||
Doanh nghiệp A |
|
Đặt giá thấp (P1) |
Đặt giá cao (P2) |
Đặt giá thấp (P1) |
1 1 |
3 0 |
|
Đặt giá cao (P2) |
0 3 |
2 2 |
Góc trên bên trái của ma trận cho thấy: nếu cả hai doanh nghiệp cùng đặt giá thấp (P1) thì mỗi doanh nghiệp thu được lợi nhuận là 1. Góc trên bên phải, nếu doanh nghiệp A đặt giá thấp thu được lợi nhuận là 3 và doanh nghiệp B đặt giá cao thu được lợi nhuận là 0. Điểm then chốt ở đây là mỗi doanh nghiệp luôn luôn thu được lợi nhuận cao hơn bằng việc đặt giá thấp, cho dù đối thủ đặt giá thế nào đi nữa. Như vậy, điều tốt nhất cho doanh nghiệp A có thể làm là đặt giá P1, nếu doanh nghiệp B đặt giá P1. Nếu doanh nghiệp B đặt giá là P2 thì doanh nghiệp A đặt giá P1 vẫn là điều tốt nhất.
Cạnh tranh phi giávà chỉ đạo giá
Ngày nay, các doanh nghiệp luôn né tránh cuộc cạnh tranh bằng giá cả, vì hậu quả của nó là các bên đều bị thiệt hại, nhưng để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp luôn nỗ lực tìm kiếm những hình thức cạnh tranh phi giá an toàn và hữu hiệu hơn.
Là hình thức một doanh nghiệp sẽ quyết định giá trên thị trường, các doanh nghiệp còn lại phải tuân thủ theo giá của doanh nghiệp chỉ đạo giá.
Giả định doanh nghiệp A chỉ đạo giá, sẽ tối đa hoá lợi nhuận của mình tại QA có MRA = MCA ứng với giá PA thì PA là giá chỉ đạo trên thị trường, các doanh nghiệp khác bán theo giá đó.
Điều kiện để doanh nghiệp chỉ đạo giá là doanh nghiệp đó phải có ưu thế trong sản xuất, nghĩa là có chi phí sản xuất thấp.
Trương Hoàng Hoa Duyên