0236.3650403 (221)

TẦNG LỚP TRUNG LƯU MỸ: NGHÈO HƠN BẠN NGHĨ


Những người Mỹ giàu có. Đó là cách thế giới thường nghĩ về chúng ta.

Những con số có vẻ chứng tỏ điều đó. Tài sản trung bình của người dân Mỹ là $301,000, đủ để đưa chúng ta xếp hạng 4 trong Báo cáo Tài sản Toàn cầu của Credit Suisse.

Tuy nhiên, con số đó không cho ta biết tầng lớp trung lưu Mỹ đứng ở đâu so với thế giới.

Tài sản của người đứng ngay giữa, tức là hơn 50% và thua 50%, chỉ là $44,900 mỗi năm. Chừng đó chỉ đủ để chúng ta đứng hạng 19, dưới Nhật Bản, Canada, Úc và phần lớn Tây Âu.

Edward Wolff, giáo sư kinh tế học tại đại học New York nói: "Người Mỹ thường nghĩ rằng tầng lớp trung lưu Mỹ thuộc loại giàu có nhất thế giới, nhưng thực ra, thứ hạng về tài sản lại tương đối thấp so với những nước phát triển khác.”

Đâu là nguyên nhân của sự chênh lệch lớn giữa 2 con số trên?

Những người Mỹ siêu giàu kéo mức trung bình lên, và dẫn đến những suy nghĩ không chính xác. 42% triệu phú đôla là ở Mỹ, và 49% trong số đó có ít nhất 50 triệu đô la tài sản. Sự phân hóa giàu nghèo lớn lý giải vì sao Mỹ vẫn thuộc hàng đầu trong xếp hạng tài sản trung bình.

Một nguyên nhân chính mà tầng lớp trung lưu ở Tây Ban Nha hay Ý có nhiều tài sản hơn tầng lớp này ở Mỹ là do sở hữu bất động sản. Tỉ lệ sở hữu nhà là cao hơn ở châu Âu so với Mỹ nên nói chung dân châu Âu có nhiều tài sản hơn. Dân trung lưu Mỹ cũng bị thiệt hại lớn vì thị trường bất động sản đi xuống một thập kỷ qua. Theo thống kê của Cục Dự Trữ Liên Bang, giá trị tài sản của gia đình ở ngay giữa (hơn 50%, thua 50%) là $77,300 năm 2010, giảm 40% so với năm 2007.

Người dân Mỹ cũng đang gặp khó khăn trong việc tích lũy của cải vì lương không tăng trong cả thập kỷ qua. Theo báo cáo của Trung tâm dữ liệu Hoa Kỳ, thu nhập hàng năm của gia đình ở vị trí ngay giữa là $51,017 năm 2012, so với $56,080 năm 1999.

Theo Kenneth Thomas, giáo sư khoa học chính trị đại học Missouri ở St. Louis, có nhiều nguyên nhânkhác lý giải sự khó khăn của tầng lớp trung lưu Mỹ, đó là sự giảm sút quyền hạn của công đoàn, sự dịch chuyển việc làm ra nước ngoài và sự tăng lên trong việc sử dụng khoa học công nghệ tại nơi làm việc.

Hơn nữa, người Mỹ ngày một chi trả nhiều hơn cho những nhu cầu thiết yếu như dịch vụ y tế và học tập sau phổ thông, điều này giảm khả năm tiết kiệm và mua nhà của họ.

CH. Nguyễn Thị Thùy Trang – Khoa QTKD