SUY THOÁI TRUNG QUỐC KÉO DÀI CÂU HỎI VỀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN (PHẦN 2)
Theo The NewYork Times
(Tiếp theo…)
Nhưng có những dấu hiệu cho thấy đô thị hóa thế hệ trẻ tại đây- thế hệ mà chưa trải qua những thiếu thốn của quá khứ - Họ thoải mái hơn trong các khoản chi tiêu của mình, họ không tiết kiệm nhiều giống như ông bà, hay cha mẹ của họ. Lấy ví dụ cho những người như Yu Ying, 22 tuổi, người nhuộm vàng tóc của mình và làm việc như một nữ PR chuyên tham gia các hoạt động tổ chức sự kiện và quảng cáo khác, thu nhập bình quân khoảng 6.000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 940 đô, một tháng. Khi được hỏi về việc tiết kiệm và thói quen tiêu của cô trong khi trên một chuyến đi mua sắm gần đây ở Sanlitun, một khu phố Bắc Kinh phổ biến của các quán cà phê và cửa hàng, cô Yu cho biết: “Tôi không tiết kiệm.Tôi không thể cất giữ được bất kỳ đồng nào”. Cô Yu chuyển đến Bắc Kinh từ các tỉnh đông bắc Cát Lâm ba năm trước đây, và nói rằng cô dành khoảng một nửa thu nhập của mình về mỹ phẩm và quần áo. Cô dành thêm 1.800 nhân dân tệ một tháng tiền thuê trong một căn hộ mà cô ấy chia sẻ với bạn bè. "Tôi cũng dành tiền đi chơi với bạn bè và có bữa ăn tối với họ," cô nói thêm.
Nhưng ngay cả khi những người trẻ tuổi Trung Quốc có nhiều tự do trong chi tiêu, các nhà phân tích nói rằng việc muốn người Trung Quốc mở ví của họ phải cần nhiều hơn những yêu cầu về tài chính, những quy định khác được sửa chữa, mà Bắc Kinh lâu nay vẫn còn e dè lẫn tránh. Trong số những ưu tiên cần được giảm bớt hoặc loại bỏ là các hệ thống đăng ký hộ khẩu trên toàn quốc. Các quy định như thế ngăn chặn sự di cư từ nông thôn đến thành thị, không cho họ quyền lợi được hưởng giống như ở thành thị, các dịch vụ sức khỏe hay dịch vụ xã hội khác mà họ có thể hưởng nếu như họ là một người cư trú chính thức tại thành thị đó. Các nhà phân tích nói rằng tự do hóa hệ thống này sẽ cung cấp một sự kích thích rất lớn để chuyển lao động và cũng giúp làm giảm sự cần thiết cho những người di cư để tiết kiệm rất nhiều để đáp ứng việc chăm sóc sức khỏe và các chi phí khác."Trung Quốc cần phải làm cho người dân sinh sống nơi họ có thể kiếm được nhiều tiền, mà rõ ràng là họ không làm gì bây giờ," Derek Scissors M., một học giả thường trú tại Viện Doanh nghiệp Mỹ tại Washington cho biết.
Nguy cơ thất bại để thực hiện những điều này hay các cải cách khác, đang rơi vào một hiện tượng gọi là bẫy thu nhập trung bình, nơi mà tăng trưởng và thu nhập đạt đến một ngưỡng bình ổn trước khi một quốc gia muốn mở rộng sự giàu có và đạt được tình trạng phát triển cao. “Đó là những gì tôi giải thích do sự trì trệ: Trung Quốc không tiếp tục leo lên nấc thang của sự thịnh vượng; nó chết máy tại thời điểm đó”, ông nói. "Tất nhiên, người Trung Quốc có khả năng phục hồi năng lực nền kinh tế," ông nói thêm. “Nhưng họ sẽ không thực hiện những loại cải cách”.
Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc bác bỏ ý kiến cho rằng nền kinh tế có thể bị đình đốn, cầm cố để duy trì cảnh giác chống lại một cuộc suy thoái nhanh hơn bằng cách thực hiện cắt giảm lãi suất, chi tiêu cơ sở hạ tầng và các khoản vay có mục tiêu cho các dự án được ưu đãi. "Các nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho một nền kinh tế ổn định của Trung Quốc đã không thay đổi", Lý Khắc Cường, thủ tướng, nói với một nhóm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng Chín tại Đại Liên, một thành phố ở phía đông bắc Trung Quốc. "Chúng tôi sẽ có đủ khả năng để đối phó với tình trạng này một khi những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang trượt ra khỏi phạm vi hợp lý,".
Hết!
ThS. VÕ THỊ THANH THƯƠNG