SỰ TÍCH HỢP GIỮA CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI CUNG ỨNG
Dịch và biên soạn từ: Andrew Feller, Dr. Dan Shunk and Dr. Tom Callarman – Value chains versus supply chains (3.2006) BPTrends
Vào năm 1998 thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng tiếp tục được phát triển và tổ chức the global supply chain forum (GSCF) đã định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng: Quản trị chuỗi cung ứng là sự tích hợp các nhân tố then chốt trong quá trình kinh doanh từ người sử dụng cuối cùng thông qua nhà cung cấp ban đầu mà cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và thông tin làm gia tăng giá trị cho khách hàng và cổ đông.
Việc tăng thêm thuật ngữ “gia tăng giá trị” đã làm mờ đi sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng. Và quản trị chuỗi chuỗi cung ứng là quá trình tìm kiếm sự tối ưu hóa về chi phí [Mike Eskew, chủ tịch kiêm giám độc điều hành của tập đoàn UPS].
Sự thay đổi quan điểm về thuật ngữ chuỗi cung ứng ở trên đã tạo ra một chuỗi cung ứng thế hệ 2, với nhiều điểm khác biệt so với thuật ngữ chuỗi cung ứng ban đầu. Tuy nhiên, thuật ngữ này không dừng lại ở đây mà tiếp tục phát triển và thay đổi để hình thành nên chuỗi cung ứng thế hệ thứ 3, với nội dung căn bản: tập trung vào sự quan tâm và hài lòng của khách hàng và sự đồng bộ hóa chuỗi cung ứng định hướng vào khách hàng - những người có sức mạnh để lôi kéo giá trị. Mô tả này phản ánh sự phát triển của chuỗi cung ứng theo hướng đồng bộ hóa dòng giá trị và dòng cung ứng.
Chính sự phát triển của thuật ngữ chuỗi cung ứng đã tạo ra sự tương đồng giữa khái niệm chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng như:
- Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng đều thể hiện định hướng phát triển hay mở rộng doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh bằng cách liên kết với các doanh nghiệp theo quá trình vận hành của dòng sản phẩm, dịch vụ theo một định hướng nhất định.
- Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng đều kết nối các công ty thành mạng lưới có sự tương tác với nhau để cung cấp hang hóa và dịch vụ.
Trong những nghiên cứu gần đây về lợi ích của khái niệm giá trị được sử dụng trong kinh tế, tiếp thị, chiến lược và các lĩnh vực quản trị hoạt động mà khái niệm chuỗi cung ứng thật sự được mở rộng từ khái niệm này. Theo như phân tích này thì nguồn lực di chuyển dọc theo chuỗi giữa các công ty liên kết và nguồn cung cấp và tiền di chuyển theo 2 hướng ngược nhau. Trong khi giá trị là một tiếp cận về chất lượng cảm nhận một cách trừu tượng với lợi ích được tạo ra trong quá trình trao đổi dọc theo chuỗi các nguồn lực. Những vấn đề xoay quanh giá trị là sự di chuyển của nguồn lực, định hướng vào cả 2 thành phần trong một giao dịch là nhà cung cấp và khách hàng. Vì vậy, chuỗi giá trị có thể hoạt động thông qua 2 con đường: với nhà cung cấp giá trị được dồn về nguồn lực tài chính, nợ phải trả, tính ổn định của đơn đặt hàng trong tương lai của khách hàng mà họ cung cấp. Trong khi giá trị xuất phát từ khách hàng có được từ chuyển giao sản phẩm, dịch vụ.
Tạo ra một chuỗi giá trị thuận lợi phải liên kết yêu cầu giữa những gì khách hàng muốn (chuỗi nhu cầu) và những gì phải sản xuất (chuỗi cung ứng). Trong khi chuỗi cung ứng tập trung vào giảm chi phí, tạo ra hoạt động tuyệt vời thì chuỗi giá trị tập trung vào quá trình cải tiến, phát triển sản phẩm, hoạt động marketing.
Để tối đa hóa giá trị trong môi trường năng động chúng ta phải đồng bộ hóa dòng cung ứng và dòng giá trị từ khách hang mà có sự thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, sở thích và nhu cầu. Chúng ta không nên suy nghĩ rằng 2 chuỗi này là 2 thực thể khác nhau mà nên tích hợp cả hai (vì quản trị chuỗi cung ứng thế hệ thứ 3 đã phát triển ra chuỗi cung ứng có liên kết đến nhu cầu).
Chính vì vậy các công ty phải học được cách tích hợp đầy đủ, đồng thời dòng giá trị và dòng cung ứng.
Hồ Tấn Tuyến