Sự phát triển của các trường phái quản trị chiến lược
Quan điểm về chiến lược đã phát triển qua thời gian và tương ứng là quan điểm hoạch định
và quản trị chiến lược cũng đã phát triển theo những chiều hướng khác nhau. Mintzberg đã xác
định 10 trường phái lý luận về quản trị chiến lược và chúng được chia thành 3 nhóm chính:
Nhóm 1: Nhóm trường phái quy tắc hay chỉ thị
Trường phái thiết kế: Trường phái này xuất hiện vào cuối những năm 1950 và đầu những năm
1960, trong đó, người ta xem chiến lược như là một tiến trình nhận thức. Trường phái này thoát
ly khỏi nghiên cứu của Selznick, Chandler và mô hình SWOT đã được đưa ra trước đó. Mô
hình đơn giản của trường phái này đã đưa đến trường phái hoạch định.
Trường phái hoạch định: Trường phái này nổi lên từ năm 1965 với việc xuất bản ấn phẩm
Chiến lược công ty của Ansoff, trong đó nó xem xét việc hoạch định chiến lược giống như là
một tiến trình được tiêu chuẩn hoá cao dựa trên các mô hình phức tạp, các giai đoạn kiểm tra và
kỹ thuật bao quát. Trường phái này đã thống trị trong suốt những năm 70 nhưng vào đầu những
năm 80, nó đã bị công kích mạnh mẽ và đến những năm 90, nó đã thất bại.
Trường phái định vị: Trường phái này được Porter nêu ra vào những năm 1980 trong bối cảnh
có hai luồng quan điểm khác đang tồn tại: các quan điểm về quân sự (chiến lược kinh doanh
dựa trên chiến lược về quân sự của Tôn Tử, Clausewitz and Liddel Hart) và quan điểm tư vấn
(các mô hình của Nhóm tư vấn Boston và tác động của lợi nhuận lên chiến lược marketing -
PIMS - được phát triển vào những năm 1960). Ngày nay, trường phái này vẫn được xem trọng
và được ứng dụng trong việc phát triển các mô hình chiến lược mới.
Nhóm 2 : Nhóm trường phái mô tả
Trường phái doanh nhân: Mặc dù trường phái này thịnh hành trong những năm 1980, thật ra
nó xuất hiện sớm hơn nhiều với sự đóng góp của Schumpeter(1934), Strauss(1944) và
Cole(1959). Những người này cho rằng các quan điểm của những nhà lãnh đạo có tầm nhìn là
chìa khoá của sự phát triển kinh tế. Đây chính là tiền đề nền tảng cho sự phát triển của các quan
niệm về tầm nhìn và tư duy lãnh đạo chiến lược vào những năm 1980.
Trường phái nhận thức: Xuất hiện vào những năm 1980, trường phái này đề cao vai trò của
tâm lý, và cho rằng việc hình thành chiến lược chính là một quá trình thuộc về tinh thần. Quan
điểm này tập trung vào việc làm rõ ảnh hưởng của tâm lý trải nghiệm đến sự hình thành năng
lực tri giác (cách thức mà các nhà chiến lược đưa ra quyết định), đến việc hình thành các ý
niệm (cách thức chiến lược được phổ biến), đến việc tư duy lại nhận thức (chiến lược thay đổi
ra sao qua thời gian hay tại sao nó lại không thay đổi) và đến lối tư duy chiến lược (tại sao các
nhà chiến lược có các định hướng dựa trên kinh nghiệm khác nhau). Ví dụ, công ty 3M đã đưa
ra các sự kiện chiến lược làm cơ sở cho các tiến trình hoạch định kinh doanh của nó. Dựa trên
tiền đề "writing is thinking", các cá nhân tại 3M được cổ vũđể phát triển các kế hoạch kinh
doanh theo hình thức tường thuật. Người ta tin tưởng rằng việc thảo luận chiến lược sẽ mang lại
2 lợi ích: thứ nhất, họ sẽ làm rõ được cơ sở tư duy của kế hoạch chiến lược; thứ hai, người ta sẽ
thấy được chính bản thân mình trong câu chuyện, từđó có thể tăng cường tính cam kết của mỗi
người nhân viên.
Trường phái học tập: Trong trường phái này, người ta cho rằng chiến lược là một quá trình rất
dễ nhận thấy được. Các nhà hoạch định chiến lược tích luỹ học thức qua thời gian, tích luỹ kinh
nghiệm, nâng cao hiểu biết về năng lực của tổ chức để thực hiện việc xây dựng chiến lược một
cách hiệu quả. Vào những năm 90, lý thuyết này đã rất được quan tâm, và cho đến những năm
đến đây, trường phái này vẫn có những tác tác động lớn.
Trường phái chính trị(political school) : Trường phái này xuất hiện vào những năm 70 và
tiếp tục được tồn tại trong suốt những năm 90. Theo đó cho rằng sự hình thành chiến lược cũng
giống như một tiến trình tạo dựng quyền lực. Trường phái này tập trung làm rõ vai trò của
thương lượng, đàm phán đối với sự hình thành chiến lược đặc biệt trong kỷ nguyên của toàn
cầu hoá và sự thay đổi không ngừng của tổ chức.
Trường phái văn hoá: Trường phái này nhất mạnh tầm quan trọng của văn hóa trong việc duy
trì chiến lược. Ảnh hưởng của văn hoá tổ chức xuất hiện vào những năm 80 khi các công ty
Nhật Bản đã giành được những thành công lớn trong cuộc đối đầu với công ty của Mỹ . Viện
hàn lâm Scandinavian và các nhà chuyên môn đã rất quan tâm nghiên cứu về quan điểm này.
Ngày nay người ta vẫn còn đề cao văn hoá của tổ chức, đặc biệt trong lĩnh vực marketing, tạo ra
một nền văn hoá tổ chức định hướng theo thị trường.
Trường phái môi trường: Xuất hiện vào cuối những năm 70, cho rằng tính chất của các tổ
chức là bịđộng và việc hình thành chiến lược chủ yếu nhằm đáp ứng các điều kiện bên ngoài
hơn là các tiến trình bên trong tổ chức. Mintzberg cho rằng việc quan tâm đến trường phái này
thật sự không có ý nghĩa.
Nhóm 3: Trường phái cấu trúc
Trường phái này đã kết hợp 9 quan điểm trên thành một thể duy nhất. Sự hình thành chiến lược
được xem như là một giai đoạn của tiến trình trong đó các loại cấu trúc và hình thức của tổ
chức được gắn kết với từng môi trường cụ thể và có tiến trình hình thành chiến lược cụ thể.
Không hề ngạc nhiên khi Mintzberd đã rất tán thành quan điểm này và cho rằng trường phái
này sẽ còn tiếp tục phát triển.
Phân tích của Mintzberf về 10 trường phái trên đã cung cấp cơ sở lý luận để làm rõ các quan
điểm khác nhau về tiến trình hoạch định chiến lược của các nhà hoạch định chiến lược, các nhà
quản lý, các nhà tư vấn, các viện nghiên cứu và các chuyên gia. Không có cách thức nào là duy
nhất đúng để hoạch định. Một quá trình hoạch định tốt cần phải thống nhất và thích hợp đối với
từng tình hình kinh doanh cụ thể.
TRẦN THANH HẢI – KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH