0236.3650403 (221)

Sự ảnh hưởng của nhiệm vụ kinh tế - xã hội Nhà nước đảm nhận trong từng giai đoạn đến chi ngân sách nhà nước.


Nước ta dã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với những bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau. Do đó, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước ở từng giai đoạn cũng khác nhau. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến quá trình chi tiêu Ngân sách của Nhà nước.

     Giai đoạn 1945 - 1954, nước ta đang trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, nền kinh tế quốc dân gặp nhiều khó khăn mà yêu cầu kháng chiến ngày càng nhiều và cần phải được đảm bảo cung cấp đều đặn, vì vậy cần phải huy động sự đóng góp của nhân dân vào công cuộc kháng chiến. Chính phủ thống nhất quản lý các khoản chi tiêu của Nhà nước cho đến cấp huyện, làm cho tiền của do nhân dân đóng góp được sử dụng một cách tiết kiệm, có trọng điểm, trong đó tập trung vào việc cung cấp cho tiền tuyến. 

     Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, tình hình đã sáng sủa và tương đối ổn định hơn, nên cần phải lập ngân sách để Chính phủ có phương tiện quản lý thu chi của Nhà nước, tránh chi tiêu tùy tiện, lãng phí. Hệ thống ngân sách thời chiến được đơn giản, chỉ gồm hai cấp: ngân sách Nhà nước và ngân sách xã. Ngân sách Nhà nước chia làm hai phần: phần chi thu thường do các nguồn thu thường xuyên bảo đảm (thuế, công trái, các quỹ) và phần chi tiêu quốc phòng, phần lớn dựa vào phát hành giấy bạc. Ngân sách xã đảm bảo những chi tiêu của xã, thăng bằng do những nguồn thu riêng của xã và nếu thiếu thì quỹ hỗ trợ xã hoặc ngân sách Nhà nước trợ cấp. Trong phần chi thu thường của ngân sách Nhà nước có ba loại chi quan trọng nhất là: chi hành chính (nội chính; ngoại giao, tư pháp, quốc hội, bộ máy chính quyền các cấp...), chi kinh tế (canh nông, giao thông, thủy lợi) và chi văn hóa xã hội (giá

     Giai đoạn 1955 - 1975, yêu cầu rất to lớn và khẩn trương của nền tài chính quốc gia trong thời kỳ cả nước có chiến tranh với những nhiệm vụ đặc biệt là vừa tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chiến đấu chống xâm lược. Trong việc phân phối, sử dụng nguồn thu, trên nguyên tắc bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chính trị cơ bản được đặt ra cho cả thời kỳ, Nhà nước đã cố gắng bố trí các khoản chi theo tinh thần tiết kiệm, sắp xếp cơ cấu chi ngân sách sao cho hợp lý, giới hạn ở mức tối thiểu cần thiết. Chẳng hạn như trong xây dựng cơ bản, Nhà nước điều chỉnh quan hệ đầu tư cho các ngành để tăng chi cho các lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp, giao thông vận tải trong phạm vi tổng mức đầu tư chỉ có thể bố trí vào khoảng l/3 tổng số chi ngân sách (trong kế hoạch 5 năm 1961 - 1965 là 50%). Song do nhu cầu thực tế về tài chính thời kỳ này quá lớn, có nhiều biến động, nên chi ngân sách vẫn vượt quá khả năng thu hàng năm, phải dùng vốn phát hành để bù đắp.

     Giai đoạn 1981 - 1985, NSNN đã phân phối vốn cho tích luỹ 10,51 lần và cho tiêu dùng bằng 12,93 lần so với giai đoạn 1976 - 1980. Cơ cấu chi Ngân sách giai đoạn 1981 - 1985 so với giai đoạn 1976 -1980 như sau: 

 

Tổng số

Trong đó

Giai đoạn

Thu tích luỹ (%)

Chi tĩnh luỹ

Chi tiêu dùng

1976 - 1980

100

39,2

60,8

1981 - 1985

100

21,2

68,8

 

    Cơ cấu chi NSNN như trên một mặt phản ánh chủ trương của Nhà nước tạo vốn tự có cho xí nghiệp để đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất và bổ sung vốn lưu động không còn hoàn toàn dựa vào vốn Ngân sách cấp phát; mặt khác phản ánh yêu cầu cấp bách phải thực hiện các chính sách chế độ của Nhà nước về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội và chính sách về tiền lương, trợ cấp để giảm bớt khó khăn về đời sống cho cán bộ công nhân viên lực lượng vũ trang trong tình hình giá cả biến động. Trong chi về tích luỹ, vốn xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 87,55 và bằng 10,63 lần giai đoạn 1976 - 1980, vốn lưu động và vốn dự trữ chiếm tỷ trọng 12,5% và bằng 9, 49 lần giai đoạn 1976 - 1980.Kết quả đầu tư của giai đoạn 1981 - 1985 của giai doạn 1981 - 1985 đã làm cho năng lực và sản lượng của một số ngành tăng đáng kể, tiến bộ hơn hẳn giai đoạn 1976 - 1980.Về vốn lưu động và vốn dự trữ, Ngân sách đã dành 3,2% tổng chi NSNN, bằng 12,5% chi tích luỹ và được ưu tiên cấp cho ngành thương nghiệp, lương thực, vật tư để có vốn hoạt động đẩy mạnh thu mua, năm nguồn hàng sản xuất, nhập khẩu.

    Thông qua NSNN, chi tiêu dùng được phân phối như sau: Chi sự nghiệp văn hoá xã hội chiếm tỷ trọng 32,6%,Chi Hành chính chiếm tỷ trọng 5,8%,Chi bù lỗ, bù giá chiếm tỷ trọng 30,4%. Đáng chú ý là trong chi bù giá do nguồn hàng nhập khẩu giảm, hàng sản xuất trong khu vực kinh tế quốc doanh tăng chậm, không đáp ứng đủ định lượng phải mua thêm của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với giá cả ngày càng tăng, nên cho bù lỗ, bù giá bằng 40,58 lần so với giai đoạn 1976 - 1980.Chi khác (bao gồm chi an ninh, quốc phòng, chi viện trợ C, K, chi trả nợ) chiếm tỷ trọng 31,2% và chỉ bằng có 8,43 lần giai đoạn 1976 - 1980. Vì lúc này ta còn khả năng hoãn nợ, mặc dù trong 5 năm 1981 - 1985 số nợ đến hạn phải trả nước ngoài lên tới hơn 1 tỷ rúp, đôla.

     Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta luôn coi trọng đồng thời cả hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. NSNN được chi cho hầu hết các lĩnh vực trong đó chú trọng chi cho kinh tế, đặc biệt là chi cho xây dựng cơ bản. Cơ cấu chi có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển, tập trung ưu tiên chi cho những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quan trọng và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc.

    + Chi NSNN đạt trên 869 nghìn tỷ đồng tăng 15,9% so với mục tiêu đề ra (720 - 750 nghìn tỷ đồng ).

     + Chi đầu tư phát triển đạt 29,2% (mục tiêu là 25-26%)

     + Chi giáo dục đào tạo tăng tõ 15% năm 2000 lên 18% năm 2005

     + Chi khoa học công nghệ 2%

     + Tăng chi phí phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin, y tế, đảm bảo xã hội ...

     + Tăng chi phí phát triển cho các vùng sâu-xa, những vung miền núi khó khăn (nh­ Tây Nguyên, các vùng núi phía bắc, các tỉnh Tây Nam bộ ,,...)

     + Chi góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thực hiện xoá đói giảm nghèo...

     Chính sách phân phối tài chính thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững. Chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế. Thực hiện phân phối và phân phối lại các nguồn thu nhập trong xã hội theo hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động, theo vốn, tài sản, trí tuệ và phúc lợi xã hội, nâng cao rõ rệt hiệu quả trong nguồn lực tài chính quốc gia; hoàn thiện cơ chế, chính sách phân phối và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư của xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đồng bộ các vùng kinh tế, đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với đảm bảo công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo; tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tích cực hơn, tăng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; đảm bảo vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia và các mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên của chiến lược, hỗ trợ đầu tư phát triển hợp lý cho các vùng khó khăn.

     Nhà nước cần phân định rõ nội dung và phạm vi chi NSNN, tập trung thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, thiết yếu. Gắn cơ cấu chi NSNN với cải cách hành chính cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá để huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

ThS. Hoàng Thị Xinh