RỦI RO LÃI SUẤT TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG (PHẦN 1)
1.Khái niệm
Rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn.
2. Các nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất
* Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản
- Các tài sản của ngân hàng có kỳ hạn khác nhau nên khi gắn chúng với lãi suất ngân hàng quan tâm tới kỳ hạn đặt lại lãi suất – là kỳ hạn mà khi kết thúc hợp đồng lãi suất sẽ bị thay đổi theo lãi suất thị trường.
- Căn cứ vào kỳ hạn đặt lại lãi suất mà ngân hàng chia tài sản và nguồn thành hai loại: nhạy cảm với lãi suất và không nhạy cảm với lãi suất.
- Sự không phù hợp về kỳ hạn đặt giá của nguồn và tài sản được đo bằng khe hở lãi suất:
Khe hở lãi suất = tài sản nhạy cảm lãi suất – nguồn nhạy cảm lãi suất
Trong đó: tài sản, nguồn nhạy cảm lãi suất là loại mà số dư nhanh chóng chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi, bao gồm loại có kỳ hạn đặt lại giá < (hoặc =) 12 tháng
* Sự thay đổi lãi suất của thị trường khác với sự kiến của ngân hàng
Ngân hàng luôn nghiên cứu và dự báo lãi suất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp ngân hàng không thể dự báo chính xác những thay đổi của lãi suất. Và chính nhứng thay đổi ngoài dự kiến của lãi suất đó gây nên rủi ro lãi suất cho ngân hàng.
* Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng
Khi lãi suất cố định thì thời hạn nguồn và tài sản là yếu tố tạo ra rủi ro lãi suất tiềm năng.
ThS. Lê Phúc Minh Chuyên