QUỸ PHÒNG NGỪA RỦI RO
Quỹ phòng ngừa rủi ro đã trở thành những quỹ sử dụng chủ yếu các công cụ phái sinh cho việc phòng ngừa, đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá. Quỹ phòng ngừa rủi ro tương tự như quỹ tương hỗ ở điểm đầu tư thay cho khách hàng. Tuy nhiên, không giống quỹ tương hỗ, quỹ phòng ngừa rủi ro không phải đăng kí dưới sự kiểm soát của luật chứng khoán liên bang Mỹ. Vì chúng chỉ chấp nhận nguồn vốn từ những cá nhân có tài chính phức tạp và không cung cấp chứng khoán của họ ra công chúng. Quỹ tương hỗ gắn với những quy định yêu cầu những cổ phần trong quỹ phải được định giá như nhau, cổ phần có thể mua lại bất cứ lúc nào, chính sách đầu tư phải được công bố, việc sử dụng đòn bẩy bị giới hạn, không được nắm giữ vị thế đoản và v.v. Quỹ phòng ngừa rủi ro lại khá thoải mái với những quy định này. Điều này cho phép chúng có hàng loạt sự tự do trong việc phát triển các chiến lược đầu phức tạp, không chính thống và phù hợp. Phí chi trả cho người quản lý quỹ phòng ngừa rủi ro phụ thuộc vào tình hình của quỹ và khá cao – thường là 1% đến 2% trên tổng số vốn đầu tư cộng thêm 20% lợi nhuận. Quỹ phòng ngừa rủi ro đã tăng trưởng và ngày càng phổ biến với hơn 100 tỉ đô được đầu tư trên khắp thế giới cho các khách hàng. “Quỹ của quỹ” đã được thành lập để đầu tư vào danh mục các quỹ phòng ngừa rủi ro.
Chiến lược đầu tư theo nhà quản lý quỹ phòng ngừa rủi ro thường bao gồm sử dụng công cụ phái sinh để thiết lập các vị thế đầu cơ hoặc kinh doanh chênh lệch giá. Một khi chiến lược được xác định, nhà quản lý quỹ phòng ngừa rủi ro phải:
1. Định giá rủi ro mà quỹ phải đối mặt
2. Quyết định rủi ro nào chấp nhận được và những rủi ro nào sẽ phải được phòng ngừa.
3. Nghĩ ra những chiến lược (thường bao gồm công cụ phái sinh) để phòng ngừa những rủi ro không chấp nhận được.
Đây là một vài ví dụ của những tên gọi được dùng cho quỹ phòng ngừa rủi ro đi kèm với chiến lược kinh doanh:
Kinh doanh chênh lệch giá có thể chuyển đổi (convertible arbitrage): giữ một vị thế trường đối với trái phiếu có thể chuyển đổi kết hợp với một vị thế đoản năng động trên vốn cơ sở.
Chứng khoán gặp khó khăn tài chính (distressed securities): mua chứng khoán được phát hành bởi những công ty bị hoặc gần bị phá sản.
Thị trường đang nổi lên (Emerging markets): đầu tư vào nợ và vốn của những công ty ở các nước đang phát triển hoặc đang nổi lên và nợ của chính những nước đó.
Vĩ mô hoặc toàn cầu (Marco or global): Sử dụng đòn bẩy và công cụ phái sinh để đầu cơ vào những biến động về lãi suất và tỷ giá hối đoái.
Trung lập thị trường (Market neutral): Mua những chứng khoán được xem là bị định giá dưới và bán những chứng khoán được xem là bị định giá trên là cách để ra hướng đi chung của thị trường bằng không.
CH. Lê Nguyễn Ngọc Quyên – Khoa QTKD