0236.3650403 (221)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ TẠI MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


Theo Quyết định số 1874/QĐ/TTg, ngày 13 /10/2014 của Thủ tướng Chính phủ, định hướng quy hoạch phát triển các KKT trong vùng như sau:
 + Các Khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, sẽ tiếp tục đầu tư phát triển theo quy hoạch, kế hoạch phát triển đã được điều chỉnh, bổ sung. Phát triển các Khu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương, gắn hiệu quả phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Hình thành chức năng nòng cốt của từng khu kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương, đồng thời sử dụng có hiệu quả tài nguyên và đảm bảo gắn kết với định hướng phát triển của Vùng trong từng giai đoạn.

+ Đối với Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế): tập trung phát triển du lịch, dịch vụ và các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp sạch và công nghiệp kỹ thuật cao; phát triển thành trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ khu vực, quốc tế.

+ Đối với Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định): từng bước xây dựng để trở thành hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị công nghiệp - dịch vụ - du lịch của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung; là đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và là cầu nối với thị trường Campuchia, Lào và Thái Lan; là khu du lịch quốc gia với vai trò là một trong những trung tâm du lịch của vùng Duyên hải Miền Trung.

Riêng tại thành phố Đà Nẵng, ngày 28/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1979/QĐ-TTgthành lập Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Đây là khu công nghệ cao (khu CNC) đầu tiên ở khu vực miền Trung và là Khu CNC đa chức năng cấp quốc gia thứ ba của cả nước với sứ mệnh được xác định là:Nghiên cứu, ươm tạo, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghệ cao và đầu tư mạo hiểm.Mục tiêu phát triển của khu CNC Đà Nẵng làthu hút các nguồn lực công nghệ cao (CNC) trong nước và nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy phát triển CNC. Gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp CNC và phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp CNC, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của thành phố Đà Nẵng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.          

Ngoài các Khu kinh tế và khu CNC trên đây, tại tỉnh Quảng Nam đang tiến hành xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu (Khu KTCK) Nam Giang (huyện Nam Giang) theo Quyết định số 211/2006/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, diện tích tự nhiên khoảng 31.060 ha. Theo Quy hoạch phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu Nam Giang đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 387/2009/QĐ-TTg ngày 24/03/2009 thì, Khu KTCK Nam Giang là khu kinh tế tổng hợp phát triển các ngành công nghiệp gắn với dịch vụ thương mại cửa khẩu, kết hợp phát triển đô thị với tổ chức dân cư canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp. Tại tỉnh Thừa Thiên-Huế đang tiến hành xây dựng Khu KTCK A Dớt (huyện A Lưới) theo Quyết định số 64/2008/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính Phủ [26], diện tích tự nhiên khoảng 10.184 ha. Theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ, Khu KTCK A Đớt ưu tiên thu hút đầu tư trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh phù hợp với Hiệp định vận tải quá cảnh hàng hoá, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện, các công ty trong và ngoài nước, chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng.

Ngoài các KKT, Khu CNC, Khu KTCK, tại các tỉnh, thành phố trong vùng đều quy hoạch các khu công nghiệp (KCN) tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa của các địa phương trong toàn Vùng.

                                                                          ThS. Nguyễn Thị Hạnh- Khoa QTKD