Quốc tế hoá và các công ty quốc tế
Quốc tế hoá là quyết định của một tổ chức nhằm thâm nhập,mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm cùng các hình thức hoạt động khác ra khỏi biên giới một quốc gia. Quốc tế hóa làm thay đổi triết lý trong quản lý điều hành và hành vi của tổ chức Quốc tế hoá chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường vĩ mô và vi mô như dân số,kinh tế, chính trị, luật pháp, công nghệ, khách hàng và đối thủ cạnh tranh nước ngoài ...
Một tổ chức quan tâm đến hoạt động quốc tế hoá sẽ xem xét một cách khách quan việc mở rộng phạm vi các thông lệ, qui định của một ngành cộng nghiệp có phù hợp với công ty hay không, và hơn thế nữa, phải đối phó với những vấn đề đó như thế nào. Kinh nghiệm của mỗi ngành riêng biệt là tài sản quý gía đối với tổ chức trong việc thích nghi với sự thay đổi của thị trường.
Mở rộng hoạt động qụốc tế là xu hướng có lừ lâu. Từ năm 1947, trao đổi thương mại trên thế giới phát triển rất mạnh. Đến năm 1995, giá trị giao dịch đã tăng lên gấp 100 lần, trong đó 70% là giao dịch giữa các quốc gia có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là tam giác Bắc Mỹ - Châu Âu - Nhật. Bên cạnh đó, ngày nay người ta nhận thấy một sự tăng trưởng cực mạnh của các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Giá trị kim ngạch và sự đa dạng của hàng hoá xuất khẩu đã chứng minh cho sự phát triển dó.
Mức độ cao nhất của một tổ chức hoạt động quốc tế là tập đoàn toàn cầu. Loại tập đoàn này hoạt động một cách chắc chắn với chi phí liên quan ở mức thấp. Họ bán cùng một loại sản phẩm theo cùng cách thức ở mọi nơi. Ngược lại, các công ty đa quốc gia hoạt động ở nhiều quốc gia sẽ điều chỉnh sản phẩm và chính sách cho phù hợp với từng thị trường.
Các công ty cho dù được gọi với tên gì đi nữa thì việc quan trọng của họ là xem xét các thị trường trên thế giới ở nhiều khía cạnh khác nhau như sau:
Tìm kiếm cơ hội mà thị trường có thể mang tới cho họ. Điều này cồ thể được minh họa qua việc có rất nhiều công ty nước ngoài khi tham gia các triển lãm quốc tế tại Việt Nam đã tìm được nhiều đối tác mà họ có thể bán hàng và hợp tác đầu tư.
TRẦN THANH HẢI – KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH