QUẢN TRỊ CHUỖI GIÁ TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP
1. Quản trị chuỗi giá trị theo những cách nâng cao tính khác biệt hóa
Các hoạt động trong chuỗi giá trị có ảnh hưởng đến giá trị của một sản phẩm và dịch vụ bao gồm:
- Hoạt động cung cấp và mua bán phổ biến đến mức ảnh hưởng đến hiệu năng và chất lượng thành phẩm của công ty.
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm hướng đến mục tiêu cải thiện thiết kế và hiệu năng của sản phẩm, mở rộng mục tiêu sử dụng, các chiến thắng mở màn trên thị trường, bôr sung sự an toàn cho người sử dụng hoặc nâng cao khả năng tái chế và bảo vệ môi trường.
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển trong sản xuất và công nghệ cho phép chế tạo được các sản phẩm được tùy biến phù hợp với khách hàng với chi phí thấp; phương thức sản xuất an toàn hơn với môi trường hoặc cải thiện chất lượng, độ tin cậy và kiểu dángsản phẩm.
- Hoạt động sản xuất để giảm thiểu sản phẩm sai sót, gia tăng thời gian sử dụng sản phẩm, bảo hành tốt hơn hoặc nâng cao hình thức sản phẩm.
- Hoạt động phân phối và vận chuyển giúp sử dụng ít nhà kho hơn và ít phải thanh lý hàng hóa, giao hàng nhanh hơn cho khách hàng, xử lý chính xác các đơn đặt hàng, và/hoặc làm giảm chi phí vận chuyển.
- Hoạt động marketing, buôn bán và dịch vụ khách hàng cung cấp sự hỗ trợ tốt cho khách hàng, quy trình bảo hành và sửa chữa nhanh chóng, điều khoản tín dụng tốt hơn, xử lý đơn hàng nhanh hơn, hoặc thuận tiện hơn cho khách hàng.
2. Giá trị cảm nhận và tầm quan trọng của việc định hướng giá trị
Giá bán sản phẩm của một công ty áp dụng chiến lược khác biệt hóa phản ánh giá trị mà sản phẩm đó mang lại cho khách hàng và giá trị cảm nhận của khách hàng. Khách hàng có thể nhận ra giá trị của một số đặc tính cơ bản của sản phẩm nhưng trong một số trường hợp khách hàng khó có thể đánh giá chính xác giá trị của một loại sản phẩm mới. Những công ty khác biệt hóa thành công khi khiến cho khách hàng hiểu được giá trị của sản phẩm mà công ty mình cung cấp và lồng ghép vào đó những dấu hiệu của những giá trị đó bằng cách đóng gói bao bì hấp dẫn, triển khai những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, chất lượng của các tờ rơi và các bài thuyết trình bán hàng hoặc danh sách các khách hàng VIP, thời gian công ty có mặt trên thị trường và tính chuyên nghiệp của công ty, kiểu dáng và tác phong phục vụ của nhân viên. Những dấu hiệu về giá trị của sản phẩm đó có một vai trò quan trọng như giá trị thực tế của sản phẩm (1) khi tính chất khác biệt hóa của sản phẩm thuộc về chủ quan của từng khách hàng hoặc khó có thể định lượng, (2) khi khách hàng lần đầu tiên mua mặt hàng đó, (3) khi việc mua lại sản phẩm là hiếm khi xảy ra và (4) khi khách hàng không sắc sảo.
ThS. Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD