0236.3650403 (221)

PHÚC LỢI XÃ HỘI CÓ PHẢI LÀ HÀNG HÓA CÔNG HAY KHÔNG?


Phúc lợi xã hội là một loại hàng hóa công. Bởi vì, phúc lợi xã hội có một số đặc điểm của hàng hóa công, đó là:

Phúc lợi xã hội được dành cho toàn xã hội, tức là nhiều người cùng sử dụng.

Sự tiêu dùng phúc lợi xã hội của người này không làm ảnh hưởng đến việc tiêu dùng phúc lợi xã hội của người khác: Một khi chính sách phúc lợi xã hội đã được xây dựng hoặc xác định thì việc hưởng phúc lợi của người này không làm giảm việc hưởng phúc lợi của người khác, nếu người đó thuộc đối tượng hưởng phúc lợi. Tức là sựu tiêu dùng hàng hóa không có tính cạnh tranh.

Không nên giao việc quản lý phúc lợi xã hội cho một công ty tư nhân quản lý. Bởi vì: Bản chất của phúc lợi xã hội là bảo hiểm mang tính xã hội – bảo hiểm cho sự ốm đau, thất nghiệp... Do tính đặc thù của sản phẩm bảo hiểm này, sự cung cấp tư nhân sẽ không hiệu quả. 

+ Sự chênh lệch về thông tin (thông tin bất đối xứng) dẫn đến hậu quả là sự lựa chọn đối nghịch: Người tham gia bảo hiểm ốm đau, thất nghiệp ... sẽ có nhiều thông tin về bản thân mình (về khả năng bị ốm đau, thất nghiệp... ) hơn Bên cung cấp bảo hiểm. Vì vậy, những người có nguy cơ cao về sức khỏe hay có nguy cơ  mất việc cao ... thì có mong muốn tham gia thị trường nhiều hơn những người khác. Nguy cơ dẫn đến lựa chọn đối nghịch là rất cao và dẫn đến bên tham gia bảo hiểm chủ yếu là những người có nguy cơ cao. Vì vậy, để hạn chế thua lỗ Bên cung cấp bảo hiểm phải tăng mức phí lên, từ đó sẽ loại trừ những người ít nguy cơ (những người có sức khỏe tốt, khả năng làm việc tốt... ) ra khỏi thị trường. Mặt khác, trong thị trường tư nhân, để hạn chế lựa chọn đối nghịch, Nhà cung cấp bảo hiểm phải chi phí nhiều cho việc xác định thông tin về sức khẻo, khả năng làm việc... của người tham gia bảo hiểm. Điều này cũng nâng mức phí bảo hiểm lên cao.

+ Do sự bất đối xứng về thông tin dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch, nên thị trường tư nhân đã thất bại trong việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm này. Ngược lại, nhà nước với khả năng áp đặt các quy định đối với xã hội có thể đưa ra các quy định bắt buộc số đông tham gia thị trường bảo hiểm xã hội này và tiến hành cung cấp cho toàn xã hội.

+ Mặc khác, nhờ vị thế về chính trị và khả năng huy động và phân bổ nguồn lực tài chính, nhà nước có thể điều tiết và đảm bảo cho quỹ phúc lợi xã hội phát huy được hiệu quả hơn so với thị trường tư nhân: nhà nước quy định điều chỉnh mức phí, tỷ lệ phí, mức hưởng, đối tượng hưởng, bù đắp kinh phí trong trường hợp quỹ bảo hiểm phúc lợi bị thâm hụt...

Phạm Thị Uyên Thi – Khoa QTKD