PHÉP LẠ CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NHẬT BẢN VÀ ĐỨC
Nhật Bản và Đức là hai đất nước lịch sử trong câu chuyện về sự tăng trưởng. Mặc dù ngày nay đây là những quốc gia có nền kinh tế hung mạnh, nhưng năm 1945 nền kinh tế của cả hai nước này đều trong trạng thái tệ hại. Chiến tranh Thế giới II đã phá hủy toàn bộ tài sản mà họ có. Tuy nhiên trong những thập kỷ sau này, cả hai quốc gia này đã đạt được nhanh chóng những kỷ lục tăng trưởng. Từ giữa năm 1948 đến 1972, sản lượng bình quân đầu người đã tăng 8.2% mỗi năm đối với Nhật và 5.7% đối với Đức, nếu so sánh thì ở Mỹ chỉ đạt 2.2% mỗi năm.
Có lẽ đây là những kinh nghiệm đáng ngạc nhiên mà Nhật và Đức đã đạt được trong mô hình tăng trưởng của Solow. Xem xét nền kinh tế trong trạng thái ổn định. Bây giờ thử tưởng tượng rằng chiến tranh phá hủy một phần nguồn vốn. ( Ở đây ý nói, giả sử nguồn vốn giảm từ k* xuống k1). Không có gì phải ngạc nhiên, khi sản lượng đầu ra cũng giảm theo ngay lập tức. Nhưng nếu tỷ lệ tiết kiệm (hay một phần của đầu ra dành cho đầu tư và tiết kiệm) là không đổi, nền kinh tế sẽ đạt được một giai đoạn tăng trưởng cao. Đầu ra tăng lên bởi vì với nguồn vốn thấp hơn, nhiều vốn được bỏ vào đầu tư hơn là bỏ vào khấu hao. Tốc độ tăng trưởng cao tiếp tục cho đến khi nền kinh tế đạt được mức ổn định như trước đó. Do đó, mặc dù một phần nguồn vốn bị giảm xuống do phá hủy, nhưng nó lại dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao hơn sau này. Phép màu về tốc độ tăng trưởng một cách nhanh chóng ở Nhật và Đức, đã miêu tả một điểm nhấn của nền kinh tế, cái mà được mô hình tăng trưởng Solow tiên đoán cho các quốc gia, nhưng nơi mà chiến tranh làm giảm đi nguồn vốn.
CH. Võ Thị Thanh Thương – Khoa QTKD