PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.Khái quát về phân tích thị trường, sản phẩm dịch vụ của dự án đầu tư.
Phân tích thị trường sản phẩm, dịch vụ của dự án đầu tư là quá trình thu thập, phân tích và xử lý các thông tin có liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nhằm trả lờicâu hỏi dự án có thị trường hay không, để đánh giá khả năng đạt được lợi ích trong tương lai.
Các thông tin có liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm là:
- Nhu cầu về tiêu dùng cần được thỏa mãn.
- Quan hệ giữa cung-cầu về sản phẩm, dịch vụ mà dự án sẽ sản xuất.
- Các sản phẩm và đối thủ cạnh tranh.
- Chất luợng của sản phẩm đã thỏa mãn thị hiếu của người tiêu dùng như thế nào?
- Giá cả có Phù hợp với mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng và mặt bằng giá củasản phẩm cạnh tranh không?
- Các nguy cơ làm thay đổi thị hiếu tiêu dùng.
- Xác định thị trường mục tiêu của dự án.
Nói một cách khác việc phân tích thị trường sản phẩm và dịch vụ của dự án là nhằm xác định rõ các vấn đề sau đây:
- Sản phẩm, dịch vụ (gọi chung là sản phẩm) mà dự án sẽ sản xuất là cái gì? nhằm thỏa mãn nhu cầu gì cho sản xuất hoặc cho đời sống?
- Có những sản phẩm nào có thể cạnh tranh với sản phảm của dự án? Trong quá khứ, hiện tại và tương lai sản phẩm của dự án được tiêu thụ như thế nào? Trong những trường hợp nào thì sản phẩm của dự án có nguy cơ hoặc bị các sản phẩm khác cạnh tranh và đẩylùi? Khi các tình huống trên xảy ra liệu có những giải pháp gì để đối phó? Và tính khả thi của các giải pháp đó trong hiện tại và tương lai như thế nào?
- Các sản phẩm mà dự án sẽ sản xuất cần phải được sử dụng kèm theo với những loại sản phẩm nào? Trong quá khứ, hiện tại và tương lai việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm đi kèm đó có những thuận lợi và khó khăn gì? Quy cách, chất lượng và giá cảcủa chúng sẽ thay đổi như thế nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến việc tiêu thụ sản phẩmcủadự án?
- Vùng thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án ở đâu, khả năng tiêu thụ (số lượng nhu cầu, khả năng thanh toán), thị hiếu, tập quán tiêu dùng của thị trường mục tiêu trong quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ diễn biến như thế nào?
- Trong tương lai có những cá nhân hoặc công ty của các thành phần kinh tế nào sẽ chuẩn bị cho ra đời các dự án tương tự và khi điều đó xảy ra thì liệu nó có trở thành đối thủcạnh tranh hay không? Tính chính xác của các thông tin này cần phải được kiềm tra đểcó những chính sách phù hợp.
- Phân tích môi trường kinh doanh, bản chất của thị trường mà dự án tham gia là thuận lợi hay khó khăn? Phức tạp hay không phức tạp? Từ đó xác định rõ sản phẩm cụ thể cho dự án. Nhận dạng các nhân tổ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng thâm nhập thị trường củasản phẩm/ dịch vụ dự án cũng như khả năng tiêu thụ của sản phẩm/ dịch vụ dự án trong tương lai.
Nói tóm lại phải xác định được bản chất của thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án.
2.Ý nghĩa của việc nghiên cứu thị trường sản phẩm, dịch vụ.
Thị trường là nhân tổ quyết định của việc lựa chọn mục tiêu và quy mô của dự án. Ngay cả những trường hợp mà chủ đầu tư đã ký được những hợp đồng bao tiêu sản phẩm cũng phải nghiên cứu thị trường nơi người bao tiêu sản phẩm của dự án nói riêng và thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án nói chung. Bởi lẽ việc nghiên cứu thị trường sản phẩm của dự án có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện ở các mặt sau:
- Việc nghiên cứu thị trường sản phẩm dịch vụ của dự án là một trong những nhân tổ ảnh hưởng quyết định đến sự thành công hay thất bại của dự án, có nghĩa, ảnh hưởng đến khả năng bảo toàn và sinh lời của vốn đầu tư. Đơn giản là trong nền kinh tế thị trường nếu không có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thì sản phẩm sản xuất ra không thể tiêu thụ được (trên thị trường tiếng nói của người mua là tiếng nói quyết định đối với người bán, tức người tiêu dùng chỉ mua cái người ta cần chứ không mua những cái mà thị trường có).
- Là căn cứ cho các quyết định của nhà đầu tư trong từng giai đoạn: nên tiếp tục giữ nguyên, tăng thêm hay thu hẹp quy mô đầu tư lại? Vì thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, nó luôn thay đổi do sự tác động của các yếu tố môi trường. Vì thế việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án không chỉ thực hiện trong giai đoạn soạn thảo dự án mà cả trong giai đoạn thực hiện dự án. Việc nghiên cứu này sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt kịp thời những thay đổi từ đó có những biện pháp đối phó kịp thời, nhằm giảm thiểu các rủi ro tiềm năng.
- Là căn cứ để quyết định những vấn đề có liên quan đến vùng thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án./.
Nguyễn Thị Minh Hà