PHÂN TÍCH SO SÁNH VỀ SỰ CẠNH TRANH GIỮA NGÀNH THỜI TRANG HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN BẰNG CÁCH ÁP DỤNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG ĐÔI TỔNG QUÁT (TT)
2.1/ Ngành thời trang Hàn quốc và Nhật bản
2.2.1/ Lịch sử hình thành ngành thời trang
Theo nhiều xu hướng quan điểm của nhà kinh tế như mô hình Flying Geese (Akamatsu 1962) và quan điểm tân cổ điển (ngân hàng thế giới 1993), lịch sử đã tranh cải rằng ngành dệt may hiện đại bao gồm sản xuất quần áo, phù hợp với những nền kinh tế trước đây và đóng vài trò chính trong quá trình công nghiệp hóa lần đầu tiên, bởi vì nó là ngành thâm dụng lao động nhưng yêu cầu trình độ công nghệ thấp (Lelegama 2009;580). Trong thế kỷ 19, ngành dệt may hiện đại bắt đầu với việc sản xuất ra máy xe sợi và máy máy trong thời kỳ cách mạng công nghiệp ở Anh. Vào đầu thế kỷ 19, sản xuất dệt may mở rộng sang phần còn lại của Châu âu và Bắc mỹ cùng với sự cơ giới hóa của ngành công nghiệp, và trong thế kỷ 20 mở rộng sang các nước Tây á như Nhật bản và 3 quốc gia lớn (Hàn quốc, Hồng kông và Đài loan) (Leseure, Hureeram, & Bennett 2009;618).
Hơn nữa, sự phức tạp ngành dệt may ở những nước phát triển chính (Mỹ, Canada, các quốc gia Đông âu, Nhật bản và Úc) cơ bản đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa trong mỗi quốc gia. Trong mỗi quốc gia, lĩnh vực trở nên lợi thế hoàn toàn và cạnh tranh như một nhà sản xuất dệt may và thị trường quần áo và thậm chí mở ra toàn bộ giai đoạn trưởng thành. Nhật bản rõ ràng là người dẫn đầu sớm trong việc phát triển ngành công nghiệp của nó và xuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia khác trên thế giới. Nhiều nước Tây Á đi theo bước chân của Nhật bản để trở thành một vài trong số những nhà cung cấp chính trong thị trường dệt may quốc tế ngày nay. Nhiều trong số những quốc gia này (như Hồng kông, Nam triều tiên và Đài Loan) có nền sản xuất và cấu trúc thị trường phát triển tốt và sử dụng sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường toàn cầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiện nay ngành dệt may Nhật bản đã thay đổi sự tập trung của mình vào ngành sợi tổng hợp thâm dụng vốn; những nhà sản xuất vải của nó vẫn cạnh tranh trên thị trường thế giới, mặc dù Hàn quốc cũng đã cố gắng di chuyển sang ngành thâm dụng vốn, công nghệ cao và có giá trị gia tăng, như kết quả của các nước đang phát triển như Trung quốc, Ấn độ và Việt Ban tăng cường nhanh chóng sự cạnh tranh của ngành thời trang của họ (Park and Anderson 1991; 545-546 Dickerson 1999;51-53)
Vào thế kỷ 20, sự phát triển và mở rộng của IT và toàn cầu hóa đã dẫn đến toàn cầu hóa chuổi hàng hóa dài, bao gồm một số tổ chức kinh tế - cùng chiều và ngược chiều, mà lan rộng khắp thế giưới trong ngành dệt may. Trong chuổi hàng hóa toàn cầu, mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia tiên tiến với các quốc gia đang phát triển được dựa trên trật tự theo chiều dọc; những ông chủ thương hiệu và những nhà bán lẻ lớn từ các nước phát triển có quyền lực trong các quan hệ (Hassler 2003;515-517)
2.1.2 sự giống nhau và khác nhau giữa 2 nước
Nhiều nhà nghiên cứu (Lee (a) 2003; 359-361 Lee (b) 2003; 433-435) đã chỉ ra rằng ngành thời trang Hàn Quốc cố vài nét tương đồng với ngành thời trang Nhật bản. điều này là vì nét tương đồng của nó với ngành thời trang Nhật bản về điều kiện chính trị, nền tảng xã hội và văn hóa. Thêm vào đó, hai quốc gia có nhiều điểm chung về điều kiện nhận thức thời trang của người tiêu dùng và hành vi mua hàng của họ, cũng như thực tế kinh doanh của các công ty thời trang, vì nét tương đồng của 2 quốc gia trong quá trình chấp nhận áo đầm thời trang đông âu và gần nhau về địa lý.
Đặc biệt, mặc dù có sự khác nhau về thời gian, Hàn quốc và Nhật bản đã thể hiện một quá trình phát triển ngành thời trang tương tự nhau: cả 2 nước đầu tiên đã chấp nhận áo đầm và đồ âu phục; sau đó thực hiện việc may âu phục; và hầu như cả 2 quốc gia gần đây đã phát triển một thị trường may mặc thực tế, ngành thời trang với số lượng lớn, thị trường thời trang cảm hứng cao và thị trường toàn cầu. Hàn quốc và Nhật bản thể hiện điểm tương đồng về điều kiện cấu trúc thời trang của họ; có nghĩa là, ngành dệt may sẽ tính cho thị phần lớn trong toàn bộ ngành thời trang ở cả hai nước (Lee (a) 2003;359-360).
Dĩ nhiên, có một vài sự khác biệt giữa hai quốc gia. Đầu tiên, Hàn quốc và Nhật bản chọn chiến lược khác nhau, bởi vì ngành thời trang Nhật bản được dựa trên sự tiêu dùng nội địa (giống như Mỹ) trong khi ngành thời trang Hàn quốc thì hướng về xuất khẩu. thứ hai, Hàn quốc mạnh về lĩnh vực công nghệ nhuộm và qui trình sản xuất cũng như khía cạnh nhạy cảm của người tiêu dùng, đây là yếu tố quan trọng đối với hình ảnh quốc gia và thị trường thời trang trong khi Nhật bản đã vượt xa Hàn quốc trong khả năng công nghệ và thiết kế (Lee (b) 2003;433-434). Ngành thời trang Nhật bản đã thực hiện ảnh hưởng lớn lên thị trường toàn cầu. Nhật bản vẫn giữ vị trí như một nhà cung cấp hàng dệt may công nghệ cao, mặc dù nó cũng phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu hàng may mặc. khoảng 80% hàng may mặc tiêu dùng ở Nhận bản được nhập khẩu từ Trung quốc và phần còn nhập khẩu từ các nước Đông nam á và Bangladesh ( Samsung design net 2011). Sản xuất dệt may của Hàn quốc, là một trong những ngành trụ cột của ngành thời trang Hàn quốc, đã giảm sau giữa những năm 1990 vì sự cải thiện khả năng sản xuất của các quốc gia đang phát triển và giảm về cầu nhập khẩu. cuối cùng, có một khoảng cách về thời gian giữa 2 nước. khi ngành thời trang của Hàn quốc được thành lập, nó đã đi sau Nhật bản hơn 15 năm. Tuy nhiên, khi thời gian đi qua, khoảng cách thời gian giữa ngành thời trang của 2 quốc gia đã hẹp dần ((Lee (a) 2003;359).
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm kiếm phương thức cho thị trường thời trang Hàn quốc thâm nhập và thị trường thời trang toàn cầu bằng cách so sánh lợi thế cạnh tranh giữa ngành thời trang Hàn quốc và Nhật bản, một trong những ngành thời trang hàng đầu và tiên tiến trên thế giới, khi hai ngành này chia sẽ sự tương đồng về văn hóa và vị trí địa lý. Bằng cách so sánh lợi thế cạnh tranh toàn cầu giữa hai ngành thời trang, nghiên cứu này tìm kiếm để học hỏi loại cạnh tranh toàn cầu nào cần cho ngành thời trang Hàn quốc trở thành một trong những ngành thời trang hàng đầu trên thế giới cũng như phân tích chi tiết lợi thế cạnh tranh toàn cầu của ngành thời trang Hàn quốc để tìm kiếm những yếu tố cần thiết của sự cạnh tranh cần cho Hàn quốc gia nhập vào thị trường thời trang toàn cầu. Để thực hiện nghiên cứu này, mô hình kim cương và mô hình kim cương đôi tổng quát của Porter được sử dụng để so sánh và phân tích tính cạnh tranh toàn cầu của 2 ngành thời trang này.
THS. NGUYỄN THỊ TUYÊN NGÔN – KHOA QTKD