PHÂN TÍCH SO SÁNH VỀ SỰ CẠNH TRANH GIỮA NGÀNH THỜI TRANG HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN BẰNG CÁCH ÁP DỤNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG ĐÔI KHÁI QUÁT (phần 3)
2.2 Lý thuyết mô hình kim cương đôi
2.2.1 Mô hình Kim cương của Porter
Trên cơ sở 4 năm nghiên cứu của 10 quốc gia, Porter (1990) đã giới thiệu mô hình kim cương như một phương pháp mới để phân tích lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Mô hình kim cương của Porter kết hợp một cách hệ thống nhiều biến quan trọng vào mô hình đơn, kết hợp với các điều kiện yếu tố sản xuất mà hầu hết các nhà lý thuyết cổ điển ứng dụng để giải thích lợi thế cạnh tranh quốc gia. Mô hình kim cương của Porter đã kết hợp các biết nội sinh và các biến ngoại sinh và cung cấp 4 yếu tố quyết định mà hoạt động như các biến tham khảo có giá trị khi đánh giá lợi thế cạnh tranh quốc gia: các điều kiện yếu tố sản xuất, các điều kiện cầu, ngành hỗ trợ và có liên quan, và chiến lượng công ty, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh. 4 yếu tố này là những biến nội sinh và quan hệ tương quan với nhau. Thêm vào đó, có 2 yếu tố ngoại sinh: chính phủ và các cơ hội (Moon, Rugman và verbeke 1998; 136-147 Rugman and D’Cruz 1993; 19-20).
Yếu tố quyết định đầu tiên, các điều kiện yếu tố sản xuất, bao gồm nguồn nhân lực, vốn và nguồn lực vật chất (các điều kiện cơ bản) cũng như cơ sơ hạ tầng và nền tảng giáo dục của đăt nước (các điều kiện sản xuất tiên tiến). yếu tố thứ 2, điều kiện cầu bao gồm cấu trúc cầu của thị trường trong nước, qui mô và sự phát triển của cầu trong nước, và các qui trình mà thông qua đó cầu trong nước được quốc tế hóa. Yếu tố thứ 3 là vai trò của các ngành hỗ trợ và có liên quan trong việc xúc tiến lợi thế cạnh tranh thông qua các hoạt động kết hợp và chia sẽ trong chuỗi giá trị. Yếu tố thứ 4 chiến lược, cấu trúc của công ty và đối thủ cạnh tranh, như các cách mà họ quản lý và chọn lựa để cạnh tranh (Liu and Hsu 2009; 161 Wyk 2010; 58).
Mặc dù mô hình kim cương của Porter đã góp phần phát triển có tính cách mạng về việc giải thích lợi thế cạnh tranh quốc gia và nhiều nghiên cứu đã được tiến hành bằng cách vận dụng mô hình, nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra những giới hạn của mô hình kim cương. Điểm yếu nhất của mô hình xuất phát từ sự tập trung duy nhất của Porter vào việc xây dựng “trên cơ sở nội lực”. Nói cách khác, mô hình kim cương đơn không cung cấp sự giải thích một cách hiệu quả về các hoạt động của công ty đa quốc gia. Thêm vào đó, mô hình kim cương dựa vào nội lực của Porter không phù hợp với những nền kinh tế mở nhỏ. Từ quan điểm của một quốc gia nhỏ, phụ thuộc vào phần lớn thị trường nước ngoài và cũng dựa trên chính sách hướng ngoại, quan điểm của Porter phần lớn cố định cho những nước dựa vào nội lực là chính, và vì vậy mô hình kim cương đơn cần tích hợp và liên kết với những kim cương của những quốc gia khác mạnh hơn về kinh tế. Khi toàn cầu hóa tiến hành rộng khắp vào thế kỷ 20, các công ty đa quốc gia toàn cầu có một vai trò quan trọng như một lực lượng tích hợp trong nền kinh kế toàn cầu. Vì vậy nhiều nghiên cứu cho rằng mô hình kim cương của Porter cần được điều chỉnh đáng kể để phù hợp với bản chất hiện tại của các MNE bằng cách không chỉ xem xét các nguồn lực nội địa mà còn các nguồn lực nước ngoài. Vì vậy, một sự điều chỉnh mô hình kim cương của Porter được tiến hành và được xem như mô hình kim cương đôi (DDM) (Moon and Kim 2010; 77 Moon, Rugman and Verbeke 1998; 148 Rugman and D’cruz 1993; 24-26 Sardy & Fetscherin 2009;7).
2.2.2 Mô hình kim cương đôi tổng quát
Rugman and D’cruz (1993) đã giới thiệu mô hình kim cương đôi liên kết kim cương nội địa của mỗi quốc gia vào thành một “tam giác” quan trọng, vì vậy kết hợp nội dung quốc tế vào lợi thế cạnh tranh quốc gia. Hơn nữa, họ đề nghị rằng các nhà quản lý toàn cầu quan tâm cả kim cương nội địa và quốc tế để tồn tại và phát triển trong thị trường toàn cầu hóa ngày càng tăng (Rugman and D’cruz 1993; 29-31 Moon and Kim 2010; 77).
Mặc dù mô hình kim cương Bắc Mỹ của D’Cruz phù hợp với Canada và New Zealand, nó có thể không phù hợp với các quốc gia nhỏ khác như Hàn quốc và Singapore. Các công ty từ các quốc gia nhỏ hoặc hoạt động của các MNE, được tiến hành cả cạnh tranh trong nước và toàn cầu về nguồn lực và thị trường, gần như được xem xét trên toàn cầu nhiều hơn với cấu trúc ngành công nghiệp nội địa. sự liên kết với kim cương của các quốc gia khác có thể ảnh hưởng đến kim cương nội địa. vì vậy, Moon et al (1995;1998) đã khái quát mô hình kim cương đôi (mô hình kim cương đôi tổng quát, GDDM) để phù hợp với tất cả các nền kinh tế mở nhỏ bằng cách tích hợp chính thức các hoạt động đa quốc gia được thể hiện như sự khác nhau giữa kim cương nội địa và quốc tế (Liu and Hsu 2009; 162 Moon, Rugman and Verbeke 1998;148).
Trong mô hình kim cương tổng quát, Moon et al (1998) định nghĩa lợi thế cạnh tranh quốc gia như khả năng của các công ty tiến hành các hoạt động tạo giá trị gia tăng trong một ngành cụ thể trong một quốc gia cụ thể có thể đem lại kết quả cho cả công ty trong nước và công ty sở hữu nước ngoài. Mô hình kim cương quốc tế đại diện cho lợi thế cạnh tranh quốc gia được quyết định bởi yếu tố quốc tế và nội địa. các hoạt động đa quốc gia này được bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài bên trong và bên ngoài Liu and Hsu 2009; 162-163 Moon, Rugman and Verbeke 1998;138-139).
DDM được chứng minh là hữu ích hơn cho việc thực hiện so sánh toàn cầu. nó có 3 sự mở rộng quan trọng của mô hình kim cương đơn của Porter: (1) mô hình rõ ràng kết hợp các hoạt động đa quốc gia; (2) mô hình có thể hoạt động mô hình cạnh tranh và so sánh qui mô và bóng dáng của kim cương nội địa và quốc tế thể hiện sự khác biệt chiến lược chủ yếu; (3) nó bao gồm chính phủ như một biến quan trọng ảnh hưởng đến 4 yếu tố quyết định của mô hình kim cương. Để tiếp cận lợi thế cạnh tranh quốc gia, cả yếu tố quyết định nội địa và quốc tế phải được thực hiện (Sardy and Fetscherin 2009;7)
2.2.3 ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH KIM CƯƠNG ĐÔI
Mô hình kim cương đôi và Mô hình kim cương đôi tổng quát đã được ứng dụng chủ yếu để phân tích so sánh lợi thế cạnh tranh của 2 quốc gia.
Birdwell và Kuo (2006), trong thảo luận về ngành công nghiệp máy tính ở Trung quốc và Đài loan, trình bày kim cương đơn của mỗi quốc gia, nhưng cũng có kim cương đôi cho Trung quốc lớn hơn, như 2 quốc gia hoặc một quốc gia với 2 khu vực được kết nối lẫn nhau. Moon et al (1998) chứng minh giá trị của GDDM thông qua nghiên cứu điển hình Hàn quốc và Singapore. Ban đầu, 2 nền kinh tế này được chọn vì sự dụ báo không thích hợp của Porter về 2 nền kinh tế dựa vào mô hình kim cương đơn. Sau 10 năm khủng hoảng tài chính của Châu á vào 1997, Kim và Moon đã so sánh và đối chiếu với lợi thế cạnh tranh của Hàn quốc và Singapore thông qua 10 năm trước đó. Liu và Hsu (2009) đã so sánh lợi thế cạnh tranh của Đài loan và Hàn quốc. sự so sánh giữa mỗi cặp quốc gia được dựa trên giá trị trung bình của dữ liệu 5 năm (2000-2004). Họ áp dụng mô hình kim cương đôi tổng quát để tiếp cận phân tích lợi thế cạnh tranh tổng thể của các nền kinh tế nhỏ này. Wyk (2010) không so sánh 2 ngành công nghiệp hoặc 2 nền kinh tế mà thay vào đó là điều tra lợi thế cạnh tranh quốc gia của Botswana về ngành công nghiệp kim cương toàn cầu. Một mô hình kim cương đôi được phát triển để khám phá lợi thế cạnh tranh của Botswana, và đề xuất thay đổi chiến lược cạnh tranh quốc gia của Botswana.
Moon và Lee (2004) cố gắng làm rõ công bố lợi thế cạnh tranh của công ty điện tử Samsung và Sony bằng mô hình kim cương đôi tổng quát và cũng đề nghị yếu tố chính quyết định lợi thế cạnh tranh của các công ty đa quốc gia trong thị trường cạnh tranh toàn cầu. Kim el at (2006) và Son el at (2007) có những phương pháp và qui trình khác nhau để thu thập dữ liệu, nhưng cả hai đều áp dụng mô hình kim cương đôi tổng quát để so sánh lợi thế cạnh tranh của ngành thời trang Hàn quốc và Trung quốc để điều tra lợi thế cạnh tranh của ngành thời trang Hàn quốc và xây dựng chiến lược xâm nhập cho thị trường thời trang Trung quốc. Sardy và Fetschein (2009) đã so sánh lợi thế cạnh tranh của ngành chế tạo ô tô nổi lên ở Trung quốc, Ấn độ và Nam triều tiên bằng cách sử dụng mô hình kim cương đôi.
Ths, Nguyễn Thị Tuyên Ngôn
Dịch từ nguồn: A Comparative Analysis on the Competitiveness of Korean and Japanese Fashion Industry by Applying Generalized Double Diamond Model -Mi Young Son** Yokoyama Kenji*** - ASIA MARKETING JOURNAL Vol. 15 No. 01 April 2013(57~81)