Phân hệ quản trị chất lượng - Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế
Các phân hệ quản trị chất lượng được phân chia dựa vào chu kỳ sống của sản phẩm. Nó là một tập hợp các quá trình tồn tại của sản phẩm theo thời gian và được chia thành các giai đoạn :
- Giai đoạn đề xuất và thiết kế sản phẩm
- Giai đoạn sản xuất hàng loạt
- Giao đoạn lưu thông phân phối
- Giai đoạn sử dụng
Sơ đồ chung của quản trị chất lượng được thể hiện như hình 1.5 và từ đó có thể chia quản trị chất lượng thành các phân hệ sau :
Đây là phân hệ đầu tiên trong quản trị chất lượng. Những thông số kinh tế, kỹ thuật thiết kế đã được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sản xuất phải tuân thủ. Chất lượng thiết kế sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng mỗi sản phẩm. Để thực hiện các mục tiêu đó, những nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện :
- Tập hợp, tổ chức phối hợp giữa các nhà quản trị marketing, các nhà thiết kế kỹ thuật – mỹ thuật, tài chính, tác nghiệp và cung ứng để thiết kế sản phẩm
- Đưa ra các phương án khác nhau về các đặc điểm của sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Thử nghiệm và kiểm tra các phương án nhằm chọn phương án tối ưu.
- Chọn công nghệ sản xuất thử, tiến hành sản xuất thử
- Phân tích giá trị thực tế về chất lượng của sản phẩm chế thử, so sánh với tài liệu gốc (thiết kế hoặc tiêu chuẩn)
- Trưng cầu ý kiến của khách hàng khi sử dụng thử sản phẩm. Sửa đổi những yêu cầu về chất lượng nếu cần.
- Kế hoạch hóa về sản xuất hàng hóa (đầu tư, công nghệ, thiết bị, thi công…), nếu xét thấy triển vọng hữu hiệu của sản phẩm mới.
- Đưa ra các phương án về bao gói, nhãn, kho chứa và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Có thể đưa ra những nhiệm vụ cho các nhà kỹ thuật – mỹ thuật trong các phân hệ này như sau :
- Dự đoán thị trường, phác họa các thuộc tính mẫu của chất lượng
- Dự đoán sự phát triển của tiến bộ khoa học – kỹ thuật thiết kế mẫu sản phẩm
- Thuyết minh các thông số kỹ thuật thành ngôn ngữ của giá trị sử dụng, xác định xu thế tiêu dùng, khả năng mua của thị trường
- Quyết định mức chất lượng tối ưu của sản phẩm tương lai
- Tham khảo xu thế công nghệ, đưa ra các quy trình công nghệ hợp trị, dự kiến các phương án thiết kế kỹ thuật.
- Quyết định quy trình công nghệ tối ưu về mặt kinh tế
- Chuẩn bị thiết bị, thi công, sản xuất thử, kiểm tra chất lượng mẫu thử so sánh với mức chất lượng thiết kế
- Cho sử dụng thử sản phẩm mới, kiểm tra xu thế tiêu dùng của thị trường, kiến nghị các biện pháp hiệu chỉnh .
- Xác định chi phí thỏa mãn nhu cầu và quyết định đưa vào sản xuất hàng loạt
Thông thường các nhà thiết kế làm việc một cách bí mật, họ vừa là một nhà tưởng tượng, lại vừa là một nhà thực tiễn, có tài dự báo khoa học. Họ cần biết triển vọng của năng lượng, vật liệu mới, các công nghệ mới …phục vụ cho việc thiết kế sản phẩm. Ở giai đoạn thiết kế sản phẩm, nhất là sản phẩm mới, các kỹ sư công nghệ và các nhà mỹ thuật luôn gắn bó với nhau. Họ tranh luận, sửa chữa nhiều lần các mẫu. Các nhà thiết kễ mỹ thuật còn hết sức chú ý đến thiết kế bao bì và nhãn hiệu. Bao bì và nhãn hiệu sản phẩm cũng là bộ phận cấu thành nên chất lượng sản phẩm.
Hồng Nhung