NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG ANH
Anh là một trong những quốc gia nhập khẩu một lượng lớn cà phê từ Việt nam, là một trong mười quốc gia nhập khẩu cà phê hàng đầu của Việt nam. Theo thống kê, bình quân mỗi năm Anh nhập khẩu 29.000 tấn cà phê từ VN, có năm lên đến 40.000 tấn. Với chuỗi các cửa hàng có thương hiệu là 5.225 cửa hàng, doanh số bán cà phê hàng năm tăng trưởng trung bình gần 10% với doanh thu 2,3 tỷ bảng Anh. Ba dây chuyền cà phê lớn nhất ở Anh là Costa Coffee (1.552 shop), Starbucks (757 shop) và Caffè Nero (530 shop).
Người Anh rất thích cà phê hòa tan với 77% người Anh mua về nhà uống. Tại thị trường này, 2 công ty thành công và chiếm lĩnh thị trường cà phê hòa tan là Nescafé và Kenco do hương vị của 2 công ty này phù hợp với gu của người Anh và có uy tín trên thế giới.
Nhìn chung, Anh là một thị trường tiêu thụ cà phê lớn và có truyền thống đối với VN. Tuy nhiên, Anh là một quốc gia phát triển nên có những tiêu chuẩn rất khắc khe đối với hàng hóa, đặc biệt là những hàng thực phẩm và thức uống. Vì vậy các doanh nghiệp muốn nhập cà phê , đặc biệt là cà phê hòa tan vào thị trường này cần lưu ý các vấn đề sau:
- Gu cà phê của người Anh là cà phê pha loãng với mùi thơm và vị chua của cà phê nguyên chất, được sử dụng chung với đường hoặc kem sữa.
- Quy định về giấy phép nhập khẩu: được yêu cầu cho một số hàng hóa nhất định bao gồm các sản phẩm nông nghiệp. Nó có giá trị trong vòng 12 tháng và do Phòng Doanh nghiệp, Thương mại và Tuyển dụng hoặc Sở Nông nghiệp, Thực phẩm và Phát triển Nông thôn của Ai Len cấp.
- Nhập khẩu hàng mẫu: Hàng mẫu được phép nhập khẩu vào Anh và được miễn thuế nhập khẩu cũng như thuế VAT miễn là đạt các yêu cầu sau:
+ Nếu hàng mẫu được đục lỗ: Hàng được đục lỗ phải có một lỗ lớn ở chỗ dễ nhìn nhất ở bên ngoài hàng hoá để chứng tỏ rằng hàng hoá chỉ được dùng làm hàng mẫu.
+ Nếu hàng mẫu là hàng hoá đánh dấu. Hàng mẫu đánh dấu được chấp nhận ở Anh miễn là hàng hoá này được đánh dấu một cách phù hợp nổi bật bên ngoài hàng hoá và đánh dấu bằng một loại mực không xoá được, có thể là từ " SAMPLE".
- Quy định về bao gói, nhãn mác: Nước Anh yêu cầu hàng hoá phải có nhãn mác thể hiện nguồn gốc, cân nặng, kích thước và thành phần cấu tạo của sản phẩm để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Nhãn mác hay nhãn hiệu phải gắn với bất cứ một mặt hàng nào khi đem ra bán lẻ. Nếu như sản phẩm không thể gắn hay đóng dấu nhãn mác thì những thông tin về hàng hoá phải được ghi trên phiếu đóng gói đi kèm sản phẩm hoặc ghi trên một tờ riêng giới thiệu về sản phẩm. Mặc dù đơn vị mét vẫn được dùng để đo kích thước và khối lượng hàng hoá nhưng việc sử dụng nhãn mác với cả đơn vị đo bằng mét và đơn vị đo tiêu chuẩn vẫn được cho phép sử dụng ở Anh.
- Quyền sở hữu trí tuệ: Luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Anh khá khắt khe, toàn diện và có hiệu lực mạnh mẽ. Nước Anh đã kí một loạt các công ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bao gồm công ước về thành lập tổ chức thế giới về quyền sở hữu trí tuệ, công ước Pari về việc bảo hộ tài sản công nghiệp, công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Hiệp ước hợp tác về bằng sáng chế, công ước Geneva về sản phẩm máy ảnh ghi âm và công ước toàn cầu về bản quyền. Ở Anh các quy định về quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ các quyền về bằng sáng chế, bản quyền và thương hiệu.
- Quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hoá và dịch vụ: Tất cả hàng hoá nhập khẩu vào Anh phải được ghi tên nước xuất xứ (nước sản xuất) theo yêu cầu của hải quan. Việc ghi tên nước xuất xứ trên hàng hoá phải được thiết kế theo cách thức và ở vị trí do các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng hoá đó qui định. Qui định về chế biến hàng hoá của Anh khá phức tạp và yêu cầu một sự am hiểu khá tường tận hàng hoá cũng như quá trình chế biến hàng hoá để thành sản phẩm cuối cùng.
Nguyễn Thị Tuyên Ngôn – Khoa QTKD