Những quan niệm "sai bét" về nền kinh tế
1. Chính phủ “in tiền”
Chính phủ thực sự không “in tiền” theo bất cứ cách hiểu nào. Hầu hết số tiền trong hệ thống tiền tệ tồn tại bởi vì ngân hàng tạo ra nó qua quá trình tạo ra tiền cho vay.
Loại tiền duy nhất mà chính phủ thực sự tạo ra là tiền giấy và tiền xu. Tuy nhiên những hình thức tiền tệ này tồn tại để tạo ra sự thuận lợi cho việc sử dụng các tài khoản ngân hàng.
Điều đó có nghĩa là, những loại tiền này không được phát hành trực tiếp thông qua hệ thống ngân hàng mà được phân phối qua hệ thống ngân hàng bởi nhu cầu những loại tiền này của các khách hàng. Khái niệm chính phủ “in tiền” là sự hiểu sai của phương tiện truyền thông chính thống.
2. Ngân hàng “cho vay dự trữ”
Chuyện hoang đường này xuất phát từ khái niệm hệ số nhân tiền, điều mà chúng ta đều được học trong bất cứ khóa học kinh tế cơ bản nào. Nó ngụ ý rằng các ngân hàng có 100 USD dự trữ sẽ nhân số tiền này lên gấp 10 hoặc tương tự như vậy. Đây là một nguyên nhân lớn của các dự đoán lạm phát phi mã trở lại năm 2009 sau khi nới lỏng tiền tệ bắt đầu và số dư dự trữ tại các ngân hàng tăng cao do sự mở rộng bảng cân đối của Fed.
Nhưng ngân hàng không đưa ra quyết định cho vay dựa trên số lượng dự trữ mà họ nắm giữ mà họ cho các khách hàng tin cậy vay. Dự trữ được giữ trong hệ thống liên ngân hàng. Nơi duy nhất dự trữ có thể đi là tới ngân hàng khác.
Nói cách khác, dự trữ không rời bỏ hệ thống ngân hàng vì vậy mà khái niệm của hệ số nhân tiền và ngân hàng “cho vay dự trữ” là không đúng.
3. Chính phủ Mỹ đang hết tiền và phải trả lại nợ quốc gia
Dường như nhiều người tin vào điều kì lạ rằng Hoa Kỳ đang hết tiền. Rất nhiều người phàn nàn về chính phủ “in tiền” trong khi họ cũng đang lo lắng về khả năng thanh toán của chính phủ. Đây là một điều trái ngược kì lạ.
Dĩ nhiên là trên lý thuyết, chính phủ Mỹ có thể in bao nhiêu tiền mà họ muốn nên họ không có nguy cơ hết tiền. Chính phủ Mỹ là một tổ chức phát hành tiền tệ bất ngờ và có thể luôn luôn tạo ra tiền cần thiết để cấp tiền cho các hoạt động của mình.
Điều này không có nghĩa là nó sẽ không góp phần vào tỷ lệ lạm phát cao hay sự giảm giá tiền tệ nhưng khả năng thanh toán không phải là điều tương tự như lạm phát (phát hành quá nhiều tiền).
4. Nợ quốc gia là một gánh nặng mà sẽ làm hỏng tương lai thế hệ sau
Nợ quốc gia thường được miêu tả như một thứ gì đó cần phải trả lại, giống như việc khi sinh ra với những cái hóa đơn đã gắn liền vào chân mỗi đứa trẻ mà phải trả cho chính phủ qua các giai đoạn của cuộc đời. Dĩ nhiên điều này hoàn toàn không đúng.
Trong thực tế, nợ quốc gia đã mở rộng kể từ buổi bình minh của nước Mỹ và vẫn tăng lên bởi nhu cầu của công dân Mỹ cũng mở rộng theo thời gian. Không có cái gì gọi là phải “hoàn trả” nợ chính phủ trừ khi bạn nghĩ rằng chính phủ nên hoàn toàn bị loại bỏ, một điều mà có lẽ được coi như một viễn cảnh không thực tế của toàn thế giới. Điều đó không có nghĩa là nợ quốc gia đều tốt.
Chính phủ Mỹ rất có thể chi tiêu nhiều tiền không hiệu quả hoặc phân bổ tài nguyên không đồng đều để dẫn đến lạm phát cao và mức sống thấp hơn. Nhưng chính phủ không nhất thiết phải giảm mức sống của thế hệ sau bằng cách phát hành nợ.
Thực tế, nợ quốc gia là cũng là một bài toán hóc búa của tiền tiết kiệm trong khối tư nhân. Chính sách chi tiêu của chính phủ có thể cắt giảm mức sống tương lai nhưng chúng ta phải cẩn thận với cách thực hiện chính sách này. Tất cả các chi tiêu chính phủ không nhất thiết là xấu, giống như tất cả chi tiêu khu vực tư nhân không hẳn là tốt.
5. Nới lỏng định lượng là “in tiền” hay “lưu hành tiền tệ nợ” do lạm phát
Nới lỏng định lượng là một hình thức chính sách tiền tệ liên quan đến việc Fed mở rộng bảng cân đối để thay đổi các thành phần của bảng cân đối khu vực tư nhân. Điều đó có nghĩa là Fed đang tạo ra tiền và mua các tài sản khu vực tư nhân giống như chứng khoán MBS hoặc trái phiếu kho bạc.
Khi Fed mua những tài sản này, theo luật pháp, Fed đang “in” tiền mới nhưng cũng đồng thời xóa bỏ hiệu quả trái phiếu kho bạc hay chứng khoán MBS từ khu vực tư nhân. Khi mọi người gọi nới lỏng định lượng là “in tiền”, họ ngụ ý rằng còn có nhiều tiền hơn trong khu vực tư nhân để mua hàng hóa thì sẽ còn có lạm phát cao hơn.
Nhưng vì nới lỏng tiền tệ không thay đổi giá trị ròng của khu vực tư nhân vì đó là một trao đổi đơn giản, hoạt động của nới lỏng định lượng thực sự giống với thay đổi tài khoản tiết kiệm thành tài khoản séc hơn. Đó không phải là “in tiền” như trong ý nghĩ của nhiều người.
6. Siêu lạm phát là do "in tiền"
Siêu lạm phát là một mối quan tâm lớn trong những năm gần đây sau khi nới lỏng tiền tệ và thâm hụt ngân sách khá lớn tại Hoa Kỳ. Nhiều người đã có xu hướng so sánh Mỹ với các nước như Weimar hoặc Zimbabwe để bày tỏ mối quan tâm của họ. Nhưng nếu thực sự nghiên cứu lịch sử lạm phát phi mã thì ta sẽ thấy rằng nguyên nhân của lạm phát phi mã có xu hướng là những sự kiện cụ thể:
• Thu gọn trong sản xuất.
• Tham nhũng tràn lan của chính phủ.
• Thất bại trong chiến tranh.
• Thay đổi chế độ hoặc chế độ sụp đổ.
• Nhượng chủ quyền tiền tệ nói chung thông qua một đồng tiền cố định hoặc nợ gốc nước ngoài.
Siêu lạm phát ở Mỹ không bao giờ đến vì không có bất cứ điều nào trong những điều trên xảy ra. So sánh Hoa Kỳ với Zimbabwe hoặc Weimar là một sự so sánh khập khiễng.
7. Chi tiêu chính phủ đẩy lãi suất lên
Nhiều nhà kinh tế tin rằng chi tiêu chính phủ giảm đầu tư tư nhân bằng cách ép buộc khu vực tư nhân cạnh tranh cho trái phiếu trong “thị trường vốn vay”.
Khi chi tiêu của chính phủ Mỹ và thâm hụt ngân sách tăng, tỷ lệ lãi suất tiếp tục giảm. Rõ ràng, chi tiêu chính phủ không cần thiết đẩy lãi suất lên. Và trong thực tế, Fed có thể kiểm soát hoàn toàn lãi suất của nợ chính phủ Mỹ nếu nó đơn thuần nhắm đến một tỷ lệ. Tất cả những gì nó cần làm là khai báo một tỷ lệ và thách thức bất cứ nhà kinh doanh trái phiếu nào để cạnh tranh ở mức giá cao hơn với chiếc thùng dự trữ không đáy của Fed.
Dĩ nhiên, Fed sẽ chiến thắng trong việc chào giá bởi sự độc quyền dự trữ. Vì vậy, chính phủ có thể thực sự có được số lượng USD vô cùng lớn và thiết lập giá ở mức 0% vĩnh viễn.
8. Fed được tạo ra bởi một âm mưu bí mật của các ngân hàng để phá hỏng nền kinh tế Mỹ
Fed là một thực thể rất khó hiểu và phức tạp đồng thời cũng nhận rất nhiều lời chỉ trích nặng nề bởi vì nó luôn luôn thực hiện chính sách tiền tệ không hiệu quả. Nhưng chính sách tiền tệ không phải là lý do tại sao Fed đã được tạo ra .
Fed được thành lập nhằm giúp ổn định hệ thống thanh toán của Mỹ và cung cấp một trung tâm nơi các ngân hàng có thể đáp ứng để giúp giải quyết các khoản thanh toán liên ngân hàng. Đây là mục đích chính của Fed và nó đã lập ra giống với mô hình của NY Clearinghouse .
Thật không may, NY Clearinghouse không có tầm hay sự ổn định để hỗ trợ toàn bộ hệ thống ngân hàng Mỹ và sau cuộc khủng hoảng năm 1907, Fed đã được tạo ra để mở rộng hệ thống thanh toán bù trừ cho hệ thống ngân hàng quốc gia, giúp cung cấp thanh khoản và hỗ trợ trên một cơ sở hàng ngày .
Vì vậy, Fed tồn tại để hỗ trợ các ngân hàng. Dù thường mắc sai lầm trong các chính sách quản trị nhưng thiết kế và cấu trúc của Fed thực sự khá hợp lý và nó gần như không bí ẩn hoặc nguy hiểm như nhiều người nghĩ.
9. Sai lầm của các thành phần
Sai lầm lớn nhất trong kinh tế vĩ mô hiện đại có lẽ là sai lầm của các thành phần. Ðó là một khái niệm áp dụng cho một cá nhân và cho tất cả mọi người. Ví dụ, nếu bạn tiết kiệm nhiều hơn thì người khác đã phải tiết kiệm ít hơn. Chúng ta không thể khá hơn nếu chúng ta chỉ tiết kiệm nhiều.
Để tiết kiệm hơn, chúng ta phải chi tiêu hoặc đầu tư nhiều hơn. Chúng ta không có xu hướng nghĩ theo vĩ mô mà chỉ nghĩ theo tầm vi mô hạn hẹp và thường mắc sai lầm bởi ngoại suy kinh nghiệm cá nhân cho nền kinh tế tổng hợp. Điều này thường là một cách nguỵ biện khi xem xét kinh tế vĩ mô và dẫn đến nhiều hiểu lầm. Chúng ta cần phải suy nghĩ một cách vĩ mô hơn để hiểu được hệ thống tài chính.
10. Kinh tế là ngành khoa học
Kinh tế thường được cho là ngành khoa học, khi thực tế kinh tế thường chỉ là lớp mặt nạ của chính trị.
Những người theo trường phái Keynes sẽ nói với bạn rằng chính phủ cần phải chi tiêu nhiều hơn để tạo ra kết quả tốt hơn.
Những người ủng hộ chính sách tiền tệ sẽ cho bạn biết Fed cần phải thực hiện cách tiếp cận chính sách tự do kinh doanh độc lập hơn thông qua các chính sách khác.
Những người Áo sẽ cho bạn biết rằng chính phủ là xấu và cần phải được loại bỏ hoặc cắt giảm.
Tất cả những "trường phái" đó bắt nguồn từ hiểu biết của họ bằng cách xây dựng một quan điểm chính trị và sau đó đề cao nó với những quan điểm thiên vị. Điều này dẫn đến một số lượng lớn các quan niệm sai lầm đã nêu ở trên.
Kinh tế thực sự là khoa học ảm đạm vì nó bị chi phối bởi các nhà phân tích chính sách với đầy những quan điểm chính trị.
ThS. Đặng Thanh Dũng – Khoa QTKD