Những lỗi thông thường trong đàm phán
- Bước vào đàm phán với đầu óc thiếu minh mẫn
- Không biết đối tác ai là người có quyền quyết định
- Không biết điểm mạnh của mình là gì và sử dụng nó như thế nào
- Bước vào đàm phán với mục đích chung chung
- Không đề xuất những quan điểm và lý lẽ có giá trị
- Không kiểm sốt các yếu tố tưởng như không quan trọng như thời gian và trật tự của các vấn đề
- Không để cho bên kia đưa ra đề nghị trước
- Bỏ qua thời gian và địa điểm như là 1 vũ khí trong đàm phán
- Từ bỏ khi cuộc đàm phán dường như đi đến chỗ bế tắc
- Không biết kết thúc đúng lúc
Những điểm cơ bản để tránh lỗi thông thường
- Không ngắt lời bên kia. Nói ít và tích cực nghe
- Đặt các câu hỏi mở có mục đích để tạo sự hiểu biết
- Sử dụng chú giải, những bình luận hài hước và tich cực
- Sử dụng viêc ngừng đàm phán để kiểm sốt được nội bộ
- Lập 1 mục tiêu rõ ràng, cụ thể và thực tế trước khi đàm phán
- Tóm tắt thường xuyên
- Liệt kê những điểm cần giải thích và những điểm đã hiểu
- Tránh dùng những ngôn ngữ yếu
- Không chỉ trích bên kia. Tìm ra những điểm chung của cả 2 bên để đi đến thỏa thuận
- Tránh chọc tức
- Tránh đưa ra quá nhiều lý do cho đề nghị của mình.
- Tránh bộc lộ cảm xúc bột phát, khiển trách, công kích hay chế nhạo cá nhân.
TRẦN THANH HẢI – KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH