0236.3650403 (221)

NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC ĐỐI ĐẦU THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG


Đỗ Văn Tính

 

Quan hệ Mỹ - Trung Quốc là một cặp quan hệ quan trọng và phức tạp hàng đầu trong quan hệ quốc tế nói chung cũng như kinh tế nói riêng từ sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay và có lẽ trong cả tương lai. Kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên WTO (2001), và mới đây trở thành quốc gia xuất khẩu nhiều nhất, các nhà sản xuất Trung Quốc đã dần trở thành sự thách thức lớn đối với các nhà sản xuát nội địa của Mỹ, nhất là ngành dệt may và chế tạo. Bên cạnh việc tích cực tăng cường và đa dạng hóa hợp tác song phương về kinh tế thì những bất đồng, căng thẳng cũng ngày một nhiều hơn. Nhất là giai đoạn từ năm 2005 cho đến gần đây, giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới luôn xuất hiện những mâu thuẫn thương mại. Người ta lo sợ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai quốc gia này có thể xảy ra, khi quốc gia này sử dụng các biện pháp để hạn chế nước kia thì bị trả đũa và ngược lại. Nếu thật sự có một cuộc chiến thương mại xảy ra thì không những Mỹ  và Trung Quốc bị tổn hại mà kinh tế toàn cầu chắc chắn cũng bị ảnh hưởng trong đó có Việt Nam. Giữa một bên là đối tác xuất khẩu lớn nhất, một bên là đối tác nhập khẩu lớn nhất thì nền Kinh tế Việt Nam sẽ có những lợi ích và rủi ro tiềm năng nào ở hiện tại và trong tương lai?.

1.    Giải thích thuật ngữ

Chính sách thương mại quốc tếlà các quan điểm, nguyên tắc, biện pháp thích hợp của một nước dùng để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế của nước đó trong một thời gian nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội của nước đó.

Chiến tranh mậu dịch(chiến tranh thương mại, tiếng Anh: "trade war") là hiện tượng trong đó hai hay nhiều nước tăng hoặc tạo ra thuế hoặc các loại rào cản thương mại (gồm: giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trong nước/nội địa, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập vào nội địa, lệnh cấm vận, hạn chế thương mại, và sự làm mất giá tiền tệ) với nhau nhằm đáp trả những rào cản thương mại của nước đối lập. Chế độ bảo hộ tăng cường làm cho sự sản xuất hàng hóa của cả hai nước tiến dần đến mức tự cung tự cấp (để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng không được thỏa mãn bởi nhập khẩu hạn chế).

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.

Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như  và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.

Nhập khẩulà bao gồm các giao dịch về hàng hoá và dịch vụ qua đường biên giới quốc gia từ một nguồn bên ngoài. Hàng nhập khẩu của nước tiếp nhận hàng hóa, dịch vụ là hàng xuất khẩu của một nước gửi đi bán hàng hóa, dịch vụ đó.

Lãi suấtlà tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Cụ thể, lãi suất (I/m) là phần trăm tiền gốc (P) phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian (m) mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm). Ví dụ, một công ty nhỏ vay vốn từ một ngân hàng để mua tài sản mới cho doanh nghiệp của mình, và ngược lại người cho vay nhận được tiền lãi theo lãi suất quy định cho việc trì hoãn sử dụng các khoản tiền và thay vào đó bằng việc cho vay nó cho người vay. Lãi suất thường được thể hiện như một tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong một khoảng thời gian một năm.

Tỷ giá hối đoái(còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác.

Lạm phátlà sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.

Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt: thất - rỗng, hết; nghiệp - công việc). Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.

2.    Các yếu tố xoay quanh chính sách thương mại Mỹ - Trung

Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó đặc biệt chịu ảnh hưởng của tác động 2 nền kinh tế lớn là Mỹ và Trung Quốc nên bất kỳ sự đứtgãy nào trong mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia này cũng sẽ ảnh hưởng đếnkinh tế Việt Nam.Bên cạnh đó Mỹ và Trung Quốc còn là đối tác chiến lược, sâu rộng đến nền kinh tế nước nhà.Không những thế cả hai phía Mỹ và Trung Quốc đều có tham vọng gia tăng sự ảnh hưởng đối với Việt Nam chúng ta. Sau đây là các vấn đề chính liên quan đến mối quan hệ Mỹ- Trung có ảnh hưởng đến Kinh Tế Việt Nam:

·         Đối đầu thương mại Mỹ- Trung:

Chỉ cách đây vài tháng, nền kinh tế toàn cầu đang ở trong trạng thái rất khỏe mạnh với tất cả các nền kinh tế đều đang cùng nhau đi lên. Giờ đây vẻ tươi sáng đã bị che khuất bởi những đám mây u ám mang tên chiến tranh thương mại.

Khi Tổng thống Trump chĩa "vũ khí" thuế quan vào cả các địch thủ lẫn các nước đồng minh, kéo theo những đòn trả đũa trên diện rộng, hoạt động thương mại toàn cầu bị gián đoạn và sụt giảm, cuối cùng là tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị tổn hại. Mới đây nhất, Mỹ thông báo áp mức thuế bổ sung 25% vào 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức đáp trả với động thái tương tự.

Trong khi xung đột lan ra, dòng chảy hàng hóa tại những bến cảng và cảng hàng không trên toàn thế giới đang chậm lại. Giá nguyên vật liệu thô thì tăng lên. Tại khắp các nhà máy từ ở Đức đến Mexico, các đơn hàng bị cắt giảm và hoạt động đầu tư bị trì hoãn. Chính người nông dân Mỹ cũng bị thiệt hại khi nông sản xuất khẩu của Mỹ là đối tượng đầu tiên bị nhắm tới khi các đối tác thương mại trả đũa.

Chính quyền Tổng thống Trump cho rằng những gì họ đang làm chính là cách để buộc các tập đoàn đa quốc gia phải mang hoạt động sản xuất trở về quê nhà. Tổng thống khẳng định "rất dễ để giành chiến thắng" trong các cuộc chiến tranh thương mại, đồng thời thề sẽ làm cho cán cân thương mại giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Đức cân bằng trở lại.

Tất nhiên lý lẽ của ông Trump cũng có chỗ đúng và người ta vẫn hi vọng rằng những diễn biến vừa qua chỉ là "đòn gió" đem lại lợi thế đàm phán cho nước Mỹ chứ không phải Mỹ thật sự muốn thổi bùng lên 1 cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó là 1 nền kinh tế lớn đang ở trong trạng thái khỏe mạnh, Mỹ có thể dễ dàng tìm thấy khách hàng nội địa cho các hàng hóa và dịch vụ bị các nước khác từ chối nhập khẩu.

Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh rằng các cuộc chiến tranh thương mại là hết sức tốn kém nếu các hành động trả đũa tiếp tục leo thang như hiện nay. Và có 1 nỗi sợ đang ngày càng khắc sâu: chiến tranh thương mại trên diện rộng có thể nhấn chìm cả thế giới.

Đối với các doanh nghiệp, họ đã phải nghĩ đến hệ lụy của cuộc chiến ngay từ khi các chính sách thuế chưa chính thức có hiệu lực. Treo lửng lơ trên đầu họ là những mối đe dọa đến chuỗi cung ứng, sự bất ổn của môi trường thương mại toàn cầu và cả nỗi lo điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. "Chỉ cần nói về chủ nghĩa bảo hộ cũng đồng nghĩa rắc rối đang đến", Marie Owens Thomse, chuyên gia kinh tế trưởng tại quỹ Indosuez Wealth Management có trụ sở ở Geneva nói. "Đó là 1 mối đe dọa hiện hữu đối với kinh tế thế giới".

Nạn nhân không chỉ là các nước bị Mỹ đánh thuế. Rất có thể Việt Nam sẽ chịu tác động rất lớn đến chính sách thương mại này của My và Trung Quốc cả về cơ hội lẫn thách thức. Chiến tranh thương mại hiện hay chưa xảy ra, bởi Mỹ và Trung Quốc còn chờ đến tuyên bố về thuế mà hai nước dự kiến áp đặt mới có hiệu lực. Dự kiến còn nhiều thay đổi trong vòng 3 tháng tới, nhất là Tổng thống Donald Trump được biết đến là người đưa ra các thay đổi rất nhanh chóng. Một số chuyên gia quốc tế nhận định rằng, trong trường hợp nổ ra chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ hai phía.

Cụ thể, nếu thuế suất được áp đặt, giá hàng hóa nhập khẩu từ mỗi nước sẽ tăng, và giá hàng hóa nhập vào Việt Nam cũng tăng theo.

Thứ hai, các nguyên liệu sản xuất bị áp thuế cao sẽ tăng giá, từ đó dẫn tới chi phí sản xuất tăng lên. Do đó, giá hàng hóa Việt Nam mà sử dụng nguyên liệu đầu vào từ Mỹ và Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy vậy, nếu một cuộc chiến tranh thương mại nổ ra, chúng ta cần nhìn nhận vấn để ở hai mặt, cả thách thức lẫn cơ hội.

Với tầm ảnh hưởng của 2 nền kinh tế đó, cả thị trường hàng hóa thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ không là ngoại lệ, trong đó có cả xuất nhập khẩu từ/sang Trung Quốc và Mỹ.

Tuy vậy, Việt Nam vẫn có cơ hội trong đó. Trong trường hợp xuất khẩu giữa hai bên bị ảnh hưởng (quy mô thương mại giữa hai nước là hơn 600 tỷ USD), đó là cơ hội cho những nước có thể tranh thủ được khoảng trống về xuất khẩu và nhập khẩu giữa hai nước. Nếu tranh thủ tốt và có khả năng cạnh tranh, Việt Nam cũng có thể tận dụng được các khoảng trống này để “chen chân” vào, tăng xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc.

Hiện Mỹ là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ 10 tại Việt Nam, nếu tính cả con số đầu tư từ Mỹ từ nước thứ ba thì tổng đầu tư sẽ là 13 tỷ USD. Ước lượng vốn thực hiện từ Mỹ cao nhất là 7 tỷ USD, chỉ chiếm phần nhỏ trong số hơn 170 tỷ USD vốn thực hiện của tất cả các nước đầu tư vào Việt Nam.

Vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam có xu hướng tăng lên, trong đó có những lĩnh vực mà chúng ta đang cần thu hút như năng lượng sạch như điện mặt trời và gió. Tôi cho rằng xu hướng đầu tư từ Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh thương mại bởi thị trường Trung Quốc rất rộng lớn và các khoản đầu tư từ Trung Quốc chủ yếu từ các tỉnh lân cận với Việt Nam, còn các tỉnh ở sâu trong nội địa chưa nhiều.

Tác động trước mắt của cuộc chiến tranh thương mại vẫn là những câu chuyện về dòng đầu tư, dòng thương mại, dòng du lịch,…

Đặc biệt, nếu xảy ra chiến tranh thương mại thì chắc chắn tăng trưởng kinh tế thế giới giảm, chưa nói đến suy thoái và Việt Nam là một nền kinh tế mở thì việc kinh tế thế giới hứng khởi hay suy thoái chắc chắn sẽ tác động tích cực hay không tích cực.

Tuy nhiên, mình là nước nhỏ thì sẽ phải tính đến bài toán chuyển hướng, ứng phó với cú sốc và trong khó khăn ấy thì phải lựa chọn những cơ hội mới để giảm thiểu rủi ro, hạn chế những tác động bất lợi.

Một cuộc chiến thương mại toàn cầu xảy ra thì tất cả mọi người đều thua, không có ai thắng trong cuộc chiến tranh thương mại, vì tất cả các quốc gia sẽ rút vào trong tình trạng bảo hộ thương mại.Vì thế, tất cả các bên trong cuộc chiến thương mại đó sẽ giới hạn lại mậu dịch thương mại của mình với ít nhất vài nước khác. Tình trạng đó sẽ đưa đến việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu bị ảnh hưởng, từ đó tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng. Do đó, trong một cuộc chiến tranh thương mại về mặt thương mại và mậu dịch không có kẻ thắng, chỉ có kẻ thua.Tuy nhiên, về mặt chính trị lại có lợi thế khác. Với một số quốc gia mạnh, nếu họ làm chủ được tình hình thì họ sẽ có lợi thế về mặt chính trị. Chẳng hạn như Mỹ, nếu Mỹ từ trước đến giờ vẫn cho rằng Trung Quốc là người khuynh đảo về mậu dịch và những biện pháp trừng phạt của Mỹ đưa đến uy thế về mặt chính trị thì về mặt chính trị có thể có người thắng kẻ thua, nhưng về mặt thương mại và mậu dịch thì tất cả đều thua.

Với Việt Nam, chiến tranh thương mại nếu nổ ra sẽ chắc chắn có hại nhiều hơn có lợi. Tuy nhiên, có một số điểm sẽ có lợi cho Việt Nam dưới một vài khía cạnh. Chẳng hạn, các nước bảo hộ thị trường của họ thì những nước không bán được hàng sang thị trường được bảo hộ đó có thể đi tìm thị trường nhỏ về bán hàng.

Ví dụ, Trung Quốc không thể bán được hàng hóa sang Mỹ như trước, họ có thể đi tìm thị trường ở bên cạnh, trong đó có Việt Nam để bán hàng. Ngược lại phía Mỹ cũng vậy.

Vì vậy, dưới một vài khía cạnh Việt Nam có lợi thế nhất định khi một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu nổ ra. Tuy nhiên, với vị thế mậu dịch rất nhỏ của mình trên thị trường toàn cầu thì có lẽ khi cuộc chiến tranh thương mại nổ ra sẽ bất lợi cho tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam chịu thiệt hại nhiều hơn là có lợi.

Đối với thị trường tài chính Việt Nam đứng trước cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp thông qua các ngân hàng thương mại hỗ trợ thanh toán cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sang các nước khác.

Khi thay đổi thị trường xuất nhập khẩu, chẳng hạn trước đó Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc sẽ áp dụng một tỷ giá khác so với tỷ giá áp dụng cho hàng nhập khẩu từ Mỹ. Từ đó sẽ tác động lên cung - cầu ngoại tệ và ảnh hưởng lên tỷ giá dài hạn.

Đúc kết lại: Chính sách thương mại Mỹ - Trung Quốc ảnh hưởng nhiều mặt đến kinh tế Việt Nam như: Xuất nhập khẩu, Thị trường tài chính, dòng vốn ngoại, Thuế suất,… nhưng đồng thời đây cũng là cơ hội cho Việt Nam chúng ta. Chẳng hạn Trung Quốc không thể bán hàng ở thị trường Mỹ thì họ sẽ tìm thị trường thay thế trong đó Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng. Ngược lại Mỹ cũng sẽ tìm một thị trường tiêu thu hàng hóa thay thế và Việt Nam cũng nằm trong số đó.

3.    Nhận định của các chuyên gia kinh tế:

Nhận định của chuyên gia kinh tế Eric Sidgwick:

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam cho hay, cùng với tiềm năng tăng trưởng vững chắc, Việt Nam cũng đốimặt với nhiều thách thức lớn, trong đó có cả sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thươngmại toàn cầu.Theo đại diện ADB, kim ngạch thương mại hằng năm của Việt Nam hiện vượt mức 185% GDP, khiến Việt Nam trở thành nền kinh tế phụ thuộc vào thương mạicao thứ hai ở Đông Nam Á, sau Singapore. Vì vậy, nếu xảy ra sự cố nghiêm trọngtrong thương mại giữa hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và

Trung Quốc sẽ có thể dẫn tới những tác động lan tỏa đối với tăng trưởng kinh tế.

Nhận định của chuyên gia kinh tế: Aaron Batten:

Ông Aaron Batten, chuyên gia kinh tế quốc gia ADB tại Việt Nam cho rằng, nếuxảy ra chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, kinh tế Việt Nam sẽ phảiđối mặt với một số rủi ro có tính liên kết cao với 2 thị trường này. “Việt Nam rất dễ bị tổn thương nếu gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. NếuMỹ và Trung Quốc tăng các loại thuế, hoạt động thương mại ở Việt Nam cũng sẽbị ảnh hưởng và sẽ có tác động lan tỏa đến kinh tế Việt Nam”- ông Aaron Battennói. Cụ thể, theo ông Aaron, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc được sử

dụng vào sản xuất để xuất khẩu tiếp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp về mặt chi phí gia tăng. Mặt khác, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, vốn chiếm tỷ trọnglớn trong tổng kim ngạch, cũng bị ảnh hưởng và sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế ViệtNam.

Nhận định của viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế chính sách, TS Nguyễn Đức Thành:

Sự chệch hướng thương mại có thể làm thay đổi cán cân thương mại của nước thứ ba mà ở đây là những tác động xấu với xuất khẩu của Việt Nam.

Chuyên gia Phạm Nam Kim: Việt Nam, với gần 100 triệu người tiêu dùng ở mức thu nhập trung bình, là một thì trường rất hấp dẫn và sẽ được nhiều nước quan tâm.Hơn nữa, Việt Nam là cửa ngõ để đi vào thị trường ASEAN và CPTPP. Do vậy,môi trường kinh doanh tại Việt Nam, trong bối cảnh chiến tranh thương mại thếgiới, có tính cạnh tranh rất khốc liệt.

Bên cạnh đó, Việt Nam, cũng như những quốc gia khác, sẽ phải tranh đấu không ngừng để giữ gìn và phát triển các thị trường xuất khẩu của mình. Trước mắt, ảnhhưởng trực tiếp của cuộc chiến nói trên là những khó khăn do chính quyền Mỹ đưara nhằm ngăn chặn xuất khẩu thép, nhôm, cá da trơn vào thị trường này.

Nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: ( trích một đoạn phỏng vấn của café.biz)

Theo bà, nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam hay không trong bối cảnh như hiện nay?

Bà Phạm Chi Lan: Theo tôi chắc chắn là có.Ví dụ như việc thuế thép đánh trực tiếp vào Việt Nam thì không nhiều nhưng gián tiếp thì nhiều do gây ảnh hưởng đến dòng đầu tư, ảnh hưởng đến các đối tác chính của Việt Nam.Thuế thép hướng nhiều nhất đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và khi những đối tác quan trọng bị ảnh hưởng, Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng. Tôi lấy ví dụ Trung Quốc chẳng hạn. Trong trường hợp Trung Quốc không bán được nhiều sang Mỹ thì sẽ tìm cách tuồn sang các nước khác hay những nước xung quanh.Và ảnh hưởng gián tiếp nhiều khi còn lớn hơn cả ảnh hưởng trực tiếp.

Theo bà, Việt Nam nên có thái độ như thế nào trong mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Việt Nam với Mỹ?

Bà Phạm Chi Lan: Việt Nam luôn luôn cố gắng tạo thế cân bằng và có những đối trọng cần thiết giữa những đối tác của mình bởi vì quan hệ với Trung Quốc hay quan hệ với Mỹ cũng không kém phần phức tạp.Tôi thấy một số bình luận rất hay rất đúng là Việt Nam luôn có một chính sách rất khôn ngoan. Có một số người phê phán là đu dây nhưng ở tình huống kẹt giữa hai anh to như vậy, không đu dây làm sao được và không tạo sự cân bằng làm sao được.Do vậy Việt Nam cũng cần coi trọng mối quan hệ với EU, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Chúng ta tìm những kênh khác, có những mối quan hệ khác để bù đắp.Nếu có những điều phức tạp hơn gây khó cho Việt Nam trong quan hệ với bất kì anh lớn nào thì cũng có một số nước khác sẽ ở vị thế bù đắp cho Việt Nam, nhất là về kinh tế.

Trong bối cảnh ông Trump luôn có những biện pháp bảo hộ kinh tế thì con đường nào sẽ dành cho Việt Nam nói riêng và các nước nói chung?

Bà Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ là nhiều nước khác cũng đang làm như Việt Nam, nghĩa là làm ngược lại. Ông Trump thắt lại thì mình mở rộng ra để khỏi dựa vào Mỹ quá nhiều. Ví dụ như thị trường Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất thì bây giờ phải tìm thêm và thúc đẩy sang những thị trường khác nữa.Ngay sau khi ông Trump rút Mỹ khỏi TPP thì Việt Namlà một trong những nước rất tích cực thúc đẩy đàm phán TPP 11, ủng hộ vai trò lãnh đạo của Nhật Bản thay cho vai trò của Mỹ trước đây.Thật sự có một vài nước đã lưỡng lự bởi nếu không có Mỹ, TPP không còn ý nghĩa gì nữa nhưng nếu các nước vẫn tiếp tục cùng nhau thì sẽ có ý nghĩa khác. Sau khi CPTPP hình thành, có thể thấy đây là cơ chế tốt khiến nhiều nước khác mong muốn tham gia. Hàn Quốc muốn tháng 6 này đàm phán hay Anh cũng có mong muốn trở thành thành viên của hiệp định này. Việc tham gia CPTPP vừa giúp ứng phó chính sách mới của Mỹ lại vừa ứng phó với chính sách của Trung Quốc.Trong khi ông Trump muốn bảo hộ thì ông Tập Cận Bình lại ra sức cho thế giới thấy ông ấy theo mậu dịch tự do, ủng hộ thương mại tự do.Nhưng ai cũng hiểu là cả chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ và chủ nghĩa thương mại tự do của Trung Quốc đều gây bất lợi cho tất cả. Vì vậy người ta phải tăng cường với nhau. Giữa hai bên đều là những cường quốc về kinh tế trên toàn cầu, giữa hai lực lượng như vậy thì không ai muốn đứng về một bên hay đứng im để chịu sức ép làm cho mình chết, làm cho mình bị thua thiệt.Cho nên phải tìm đường mà một trong những con đường tích cực nhất là đến với nhau nhiều hơn, tăng cường hợp tác với nhau nhiều hơn để bù đắp cho những thiệt hại gây ra bởi chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ và bù đắp cho tình trạng lấn áp của Trung Quốc.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. PGS.TS. Đỗ Đức Bình; TS. Nguyễn Thường Lạng. Giáo trình kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản lao động và xã hội 2004.

2. GS. TS.  Nguyễn Hữu Tài. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ.

2005. Tạp chí ngân hàng số1 năm 2015.

9. Tạp chí ngân hàng số2, số 3 năm 2017